CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Lúa được thế giới đánh giá là một trong ba loại cây lương thực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn lương thực chính cho hơn 70 % dân số trên thế giới. Cây lúa dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng thích ứng rộng cho nên trên thế giới đã có trên 100 quốc gia trồng lúa và được lưu truyền nghề trồng lúa qua nhiều thế hệ.

Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí rất quan trọng, đặc biệt vùng Châu Á. Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của người Nam Mỹ, hạt kê của người Châu Phi hoặc lúa mì của người Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2014) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó có 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha – 1000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), EL Salvador (7,9 tấn/ha).

Sản lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661,811 triệu tấn, đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước xuất khẩu gạo ở Châu Á sẽ vẫn tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính trên thế giới bao gồm các nước Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 1/2 tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Một số nước khác sẽ đóng góp tăng sản lượng gạo trên thế giới như Ấn Độ, Sahara, Châu Phi, Bangladesh, Philipppines, Brazil…

Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của 10 nước đứng đầu trên thế giới năm 2013

(Đơn vị triệu tấn) STT Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Trung Quốc 30,3 67,4 204,29 Ấn Độ 42,5 35,9 152,60 Inđônêxia 13,4 51,4 69,05 Việt Nam 7,8 56,3 43,66 Thái Lan 12,6 30,0 37,80 Băngladesh 11,7 29,2 34,20 Myanma 8,2 40,5 33,00 Philippin 4,7 38,4 18,03 Brazil 3,2 48,1 11,39 Pakistan 2,7 34,8 9,40 “Nguồn: FAOSTAT, 2014”

Theo tổ chức nông lương thế giới (2013) còn cho thấy, diện tích lúa thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa thế giới đã tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến năm 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha, cao nhất kể từ năm 1999 đến nay.

Các nước có diện tích trồng lúa lớn trên thế giới như Ấn Độ (42,5 triệu ha), Trung Quốc (30,3 triệu ha), Indonesia (13,4 triệu ha), Thái Lan (12,6 triệu ha), Banglades (11,7 triệu ha). Các quốc gia dẫn đầu về năng suất lúa trên thế giới là Trung Quốc (6,74 tấn/ha), Việt Nam (5,63 tấn/ha), Indonesia (5,14 tấn/ha), Brazil (4,81 tấn/ha) (bảng 2.3). Những nước trên thế giới dẫn đầu về sản lượng lúa gạo là Trung

Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Banglades, Myanma. Mặc dầu năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90 %). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1995). [1]

Nhờ có những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã và đang được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất lúa trên thế giới như sự đầu tư thâm canh, sử dụng các giống mới, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh biện pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất và sản lượng lúa trên thế giới, trong khi diện tích đất sản xuất lúa lại không tăng. Các châu lục có vị trí địa lí khác nhau, vì vậy, việc sản xuất lúa và năng suất lúa cũng không giống nhau.

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 150B bán cầu, địa hình phức tạp từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam, đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, trong đó có ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai khu vực sản xuất lúa lớn nhất của nước ta.

Trong mười năm qua, Chính phủ đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển. Nếu trước những năm 1945, năng suất lúa chỉ đạt 13 tạ/ha, thì đến năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi và những bước phát triển đáng kể. Từ năm 1980 -1996, năng suất tăng 3.7%, riêng trong giai đoạn 1990 - 1996 đã tăng 2.8%....Tuy diện tích đất trồng tăng không đáng kể, nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng mạnh và đạt kỉ lục năm 2005 với năng suất 4,76 (tấn/ha), sản lượng 36,20 tấn/ha và xuất khẩu 5,25 triệu tấn, các năm tiếp theo lượng lúa vẫn tăng đạt 38,73 tấn/ha (năm 2008). Đến năm 2009, sản lượng lúa đạt 38,90 triệu tấn, với năng suất đạt 5,23 triệu tấn. Đây là thành tựu hết sức lớn lao của ngành nông nghiệp, điều đó đã giúp nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thường xuyên đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam thời kỳ 2000 - 2014 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 7,67 4,24 32,53 2001 7,49 4,29 32,11 2002 7,50 4,59 34,45 2003 7,45 4,64 34,57 2004 7,44 4,86 36,15 2005 7,33 4,89 35,83 2006 7,32 4,89 35,85 2007 7,21 4,99 35,94 2008 7,40 5,23 38,73 2009 7,44 5,23 38,90 2010 7,513 5,32 40,0 2011 7,655 5,54 42,4 2012 7,761 5,64 43,38 2013 7,902 55,7 44,039 2014 7,814 5,76 44,975 (Nguồn từ Tổng cục Thống kê 2015)

Các giống lúa tẻ thơm cổ truyền có chất lượng cao được nông dân nhiều vùng trồng như: Tám thơm, các giống gạo Dự ở các tỉnh miền Bắc, Nàng Hương, Nàng Thơm, Nho Nhen, Nanh Chồn ở miền Nam...cơm dẻo, mềm, thơm, có hàm lượng Protein, Vitamin cao nên được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Các giống lúa trên được trồng khoảng 400 ngàn ha ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...

Diện tích trồng lúa của cả nước từ 7,00 - 7,67 triệu ha; năng suất đạt từ 3,77 - 4,82 tạ/ha. Sản lượng đã đạt mốc son gần 36 triệu tấn.Trong mười năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ có nhiều chính sách về công tác giống, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lúa gạo của cả nước [41].

Các giống lúa tẻ thơm địa phương có những đặc điểm chung là thời gian sinh trưởng dài, phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn, chỉ cấy một vụ trong năm, mức thâm canh trung bình hoặc thấp, dễ bị đổ ngã và nhiễm một số đối tượng sâu bệnh. Các giống này thích nghi cao trong những điều kiện nhất định, đặc biệt điều kiện khó khăn: úng, trũng, phèn, mặn. Các giống lúa tẻ thơm địa phương có đặc điểm quý là phẩm chất gạo tốt, hạt thon dài, cơm dẻo, ngọt, thơm. Nhiều giống lúa Mùa có tỷ lệ gạo trắng, cũng như tỷ lệ gạo nguyên cao hơn các giống lúa cao sản (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999) [3].

Diện tích lúa tẻ thơm ở Việt Nam chiếm khoảng 1,2% trong tổng diện tích lúa toàn quốc ( khoảng 80.000 ha), trong đó vụ Xuân 30.000 ha, vụ Mùa 50.000 ha. Ở miền Bắc, hai tỉnh Nam Định và Thái Bình là vùng trồng lúa tẻ thơm nhiều nhất (15.000 ha) chiếm khoảng 30% toàn vùng (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [27]. Ở vùng Trung Bộ, diện tích trồng lúa thơm không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng lúa tẻ thơm của Việt Nam với sản lượng 25.000 tấn. Còn các tỉnh miền Nam trồng lúa tẻ thơm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu chiếm 35%, sản lượng toàn quốc (khoảng 105.000 tấn).

Lúa tẻ thơm Việt Nam được phân bố rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trước đây, lúa tẻ thơm ở miền Bắc được chia thành hai nhóm: Lúa Tám và lúa nương (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2003) [28]. Hiện nay, trong sản xuất tồn tại nhiều giống lúa tẻ thơm cải tiến có dạng thấp cây, hạt màu vàng đến nâu, cơm thơm và ngon như các giống PC6, HT1, LT2, Bắc thơm số 7, DT122, Việt Hương Chiêm, là những giống lúa nhập nội từ Trung Quốc và giống lai của Thái Lan tại Việt Nam. Các giống lúa tẻ thơm cải tiến có năng suất cao, không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên bố trí sản xuất được hai vụ trong năm vì thế diện tích trồng lúa tẻ thơm của cả nước ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân Việt Nam đồng thời tham gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo diễn ra chậm hơn một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên cũng đã có lịch sử hơn 100 năm. Đến sau năm 1986, ngoài sự thay đổi về cơ chế chính sách đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Việt Nam đã mở rộng diện tích lúa, sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu. Việc đưa các giống lúa mới cùng với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến đã đưa chất lượng gạo xuất khẩu gạo của chúng ta tuy không cao nhưng ngày càng được cải thiện. Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong thời gian qua đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm ngành lúa gạo đã góp 13% trong tổng GDP. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất nước mỗi năm 600 - 800 triệu USD [60].

Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu Năm Sản lượng (nghìn tấn) Giá trị (Triệu USD) 2005 5.250 1.279 2006 4.643 1.276 2007 4.560 1.490 2008 4.680 2.663 2009 6.206 2.437 2010 6,754 2,912

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 2011

Tuy khối lượng gạo xuất khẩu tăng hàng năm, nhưng chất lượng và lợi nhuận xuất khẩu thì hạt gạo Việt Nam có phẩm cấp thấp, bán giá rẻ. Nếu so với Thái Lan - nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ nhất thế giới thì gạo Việt Nam vẫn còn kém nhiều.

Trong những năm qua, mặc dù từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản… của ngành gạo nước ta luôn không ngừng được cải thiện song có nhiều nguyên do nên chất lượng lúa vẫn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng xuất khẩu gạo của nước ta rất lớn, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của chúng ta vẫn thua kém nhiều nước. Hiện nay, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán thấp hơn 60 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan, đây là mức chênh lệch quá lớn mà chúng ta chưa khắc phục được.

Tóm lại, nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, chúng ta cần có những chính sách hợp lý, xây dựng khung pháp lý, tín dụng, kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm gạo chất lượng cao, nhưng cũng không bỏ qua những sản phẩm chất lượng trung bình cho những thị trường không quá khó tính. Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất chính là công tác nghiên cứu giống vừa duy trì được các tính trạng chất lượng vừa cho năng suất cao và ổn định đồng thời chống chịu được các điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận. Bên cạnh đó, sản xuất cần có quy hoạch tập trung, khắc phục tình trạng manh mún về diện tích canh tác, khắc phục sự yếu kém trong khâu chế biến và bảo quản sản phẩm lúa gạo, sự thiếu đồng bộ trong sản xuất, thu mua, sự kém nhạy bén và thiếu thông tin về nhu cầu của thị trường.

1.2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình là vùng đất hẹp nhất Việt Nam, có vĩ độ từ 18005’12’’ đến 17005’02’’ vĩ độ bắc, 106059’37’’ đến 105036’55’’ kinh độ Đông. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ Tây sang Đông, diện tích đất tự nhiên là 8.055km2 , thuộc khu vực có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu phía Bắc lẫn miền Nam, nên có hai mùa rõ rệt. Từ đặc điểm khí hậu đó, nên cây lúa có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng do thường xuyên xảy ra gió bão, lũ lụt, hạn hán, mưa rét đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Diện tích trồng lúa hàng năm của tỉnh đạt trên 52.000 ha, năng suất đạt trên 48 tạ/ha và sản lượng đạt trên 257.000 tấn/năm, Diện tích chủ yếu tập trung chủ yếu ở các huyện vùng đồng bằng như huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh (Nguồn Niên giám thống kê Quảng Bình, 2014) [68].

Do đặc điểm của địa hình nên vùng đồng bằng nhỏ hẹp, được tạo thành từ những con sông ngắn và dốc, do đó có sự hạn chế về diện tích, tiểu khí hậu cũng như tính chất đất đai, dẫn đến năng suất và sản lượng lúa của tỉnh còn khá thấp, sản xuất đủ để phục vụ tiêu dùng trong tỉnh.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của Quảng Bình năm 2010-2014

Chỉ tiêu Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2010 52,1 45,1 234,7 2011 52,68 49,4 260,15 2012 53,45 49,1 262,44 2013 53,61 47 251,97 2014 54,23 51,2 277,47

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014) [62] Qua bảng 1.3 cho thấy tuy diện tích lúa hàng năm tăng không đáng kể, nhưng vì năng suất tăng nhanh nên sản lượng lương thực của tỉnh cũng tăng từ 234.700 tấn năm 2010 đến 277.470 tấn năm 2014. Trong sản xuất, có nhiều giống lúa thích hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương, nhưng năng suất thấp, phẩm chất gạo thương phẩm giảm. Một số giống lúa dài ngày năng suất cao, chủ lực đang được gieo cấy trong vụ Đông Xuân nhưng có xu hương giảm do tình hình biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chưa thành tập quán sản xuất hàng hóa nên hiệu quả kinh tế không cao.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất thâm canh lúa tỉnh Quảng Bình năm 2014 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So kế hoạch (% ) Đông

xuân Hè thu Cả năm

Đông

xuân Hè thu Cả năm

* Diện tích (ha) 21.650 9.350 31.000 21.800 9.350 31.150 100,69 +Lúa lai 1.180 0 1.180 1.395 0 1.395 118,22 +Lúa chất lượng 7.240 5.397 12.637 8.022 5.047 13,069 110,81 +Lúa khác 13.230 3.953 17.183 12.383 4.303 16.686 93,60 * Năng suất (tạ/ha) 58,66 47.78 55,39 61,78 50,52 58,40 105,32 +Lúa lai 69,79 0 69,79 73,34 0 73,34 105,09 +Lúa chất lượng 55,05 64,96 51,60 58,18 50,62 55,26 105,68 +Lúa khác 59,65 49,01 57,20 62,81 50,41 59,61 105,30 * Sản lượng (tấn) 122.950 61.952 184.902 123.496 59.831 183.417 99,20 +Lúa lai 8.234 0 8.234 10.231 0 10.231 124,25 +Lúa chất lượng 39.859 25.347 65.206 46.671 25.549 72.220 117,09 +Lúa khác 78.912 19.372 98.284 77.779 21.690 99.468 98,56

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình, 2015)

Qua bảng 1.5 cho thấy, diện tích sản xuất lúa vùng thâm canh năm 2014 của tỉnh đã vượt kế hoạch đề ra là 0,69%, trong đó lúa chất lượng và lúa lai vượt kế hoạch 10,81%. Trong đó, lúa lai năng suất vượt nhưng không đáng kế, các giống lúa chất lượng và lúa khác đều giảm năng suất và sản lượng đều sụt giảm so với kế hoạch.

Năng suất lúa chất lượng năm 2014 chưa đạt kế hoạch, nhưng so với năm 2009 diện tích đạt 110%. Đồng thời, giá trị hàng hóa của lúa chất lượng cao hơn lúa thường từ 8 - 15%, nên xu hướng trong tương lai diện tích sản xuất các giống chất lượng sẽ tiếp tục tăng.

Nhằm tăng giá trị thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích sản xuất lúa, trong những năm gần đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình (NN&PTNT) đã tập trung chỉ đạo vùng thâm canh lúa cao sản, kết quả năm 2014 diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 28)