Sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 80 - 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.1.Sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

3.2.1.1. Tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Tỷ lệ nảy mầm của giống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của quá trình thu hoạch, bảo quản và khả năng chống chịu ngoại cảnh bất thuận của giống. Qua theo dõi tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất trong vụ Hè Thu 2015 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Giống Tỷ lệ nảy mầm (%)

GL105 95,4

SV47 94,7

NB01 95,3

KD18 (đ/c) 94,5

Kết quả bảng 3.11, cho thấy các giống đều có tỷ lệ nảy mầm cao, ở mức xấp xỉ 95%. Điều này cho thấy quá trình thu hoạch, phơi sấy và bảo quản giống đạt chất lượng tốt. Mặt khác thể hiện sức sống tốt của hạt giống trong điều kiện vụ Hè Thu.

khảo nghiệm sản xuất

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống là yếu tố mang đặc tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu, thời tiết, chế độ canh tác trên đồng ruộng. Trong điều kiện vụ Hè Thu các giống thường có thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng sớm hơn vụ đông xuân từ 3 – 7 ngày. Qua theo dõi thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất (ngày)

Giống Gieo – BĐĐN BĐĐN- KTĐN KTĐN- BĐT BĐT- KTT KTT- CHT Tổng TGST GL105 14 28 29 6 23 100 SV47 14 27 26 5 24 96 NB01 14 26 27 6 23 96 KH18(Đ/C) 14 26 27 6 23 98

Qua bảng 3.12 cho thấy:

Thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất đều 14 ngày. So sánh với kết quả theo dõi về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống này trong khảo nghiệm sản xuất cho thấy giai đoạn này trong vụ Hè Thu rút ngắn từ 5 – 8 ngày. Giống có sự rút ngắn nhiều nhất là NB01: 8 ngày.

Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh của các giống trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 26 – 28 ngày. Giống hoàn thành giai đoạn này dài nhất là GL105 (28 ngày), các giống còn lại 26 – 27 ngày. So sánh với vụ Đông Xuân 2014 – 2015, các giống hoàn thành giai đoạn này ngắn hơn vụ Hè Thu từ 0 – 3 ngày.

Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh – bắt đầu trỗ: các giống hoàn thành giai đoạn này từ 26 – 29 ngày. Giống hoàn thành giai đoạn này dài nhất là GL105 và ngắn nhất là giống SV47.

Thời gian từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ: đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với năng suất của cây lúa. Thời gian này trong vụ Hè Thu càng ngắn thì khả năng thụ phấn, thụ

hoàn thành giai đoạn này từ 5 – 6 ngày.

Thời gian từ kết thúc trỗ đến chín hoàn toàn: đây là giai đoạn cây lúa tăng cường quá trình tích lũy vật chất về hạt để hình thành năng suất. Giai đoạn này trong vụ Hè Thu thường ngắn hơn vụ Đông Xuân 3 – 5 ngày. Thời gian hoàn thành giai đoạn này của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất 23 – 24 ngày. Giống có thời gian hoàn thành giai đoạn này dài nhất là SV47 (24 ngày), các giống còn lại là 23 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất dao động từ 96 – 100 ngày, giống có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là GL105 (100 ngày). So sánh với tổng thời gian sinh trưởng của các giống trên trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015, cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của các giống được rút ngắn từ 16 – 27 ngày. Giống có tổng thời gian sinh trưởng được rút ngắn nhiều nhất là NB01 (27 ngày), ngắn nhất là KD18 ( 16 ngày).

3.2.1.3. Một số đặc trưng, đặc tính của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Một số đặc trưng, đặc tính của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất được trình bày qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Một số đặc trưng, đặc tính của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Giống Số lá (lá) Dạng lá Màu sắc lá Dạng thân Chiều cao cây (cm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ thuần đồng ruộng (điểm) Độ rụng hạt (điểm) Độ tàn lá (điểm) GL105 12,5 Cong đầu Xanh Gọn 96,5 1 1 1 5 SV47 12,3 Cong đầu Xanh Hơi gọn 107,0 1 1 1 5 NB01 12,5 Cong đầu Xanh Hơi gọn 92,3 1 1 1 5 KD18 12,2 Cong đầu Xanh Gọn 98,4 1 1 1 5

Từ bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy:

Qua đánh giá về một số đặc trưng hình thái như số lá/cây; dạng lá, màu sắc lá, dạng thân, độ thoát cổ bông, độ thuần đồng ruộng, độ rụng hạt, dộ tàn lá của các giống trong vụ Hè Thu 2015 đều không khác biệt so với vụ Đông Xuân 2014 – 2015. Các đặc trưng này chủ yếu mang bản chất di truyền của giống và ít chịu ảnh hưởng bời điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật canh tác.

từ 92,3 đến 107,0 cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là SV47 (107,0cm); giống có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là NB01 đạt 92,3cm. So sánh về chiều cao cây cuối cùng của các giống trong vụ Đông Xuân 2014 – 2015 và vụ Hè Thu 2015 không có sự chênh lệch lớn.

3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong khảo nghiệm sản xuất được trình bày qua bảng 3.14 và hình 3.5.

Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Giống Số bông hữu hiệu/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/Bông (hạt) P1000 (gram) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) GL105 322,7 105,2 94,6 21,5 65,63 59,74 SV47 303,8 119,3 98,5 21,3 63,60 57,56 NB01 298,5 121,3 91,8 23,4 64,17 56,25 KD18 313,5 121,3 101,1 21,1 67,00 56,06

Số bông hữu hiệu/m2

của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất dao động từ 298,5 đến 322,7 bông/m2, giống có số bông hữu hiệu cao nhất là GL105 (322,7 bông); giống có số bông hữu hiệu thấp nhất là NB01 (298,5 bông).

So sánh với kết quả khảo nghiệm cơ bản, số bông hữu hiệu/m2

trong khảo nghiệm sản xuất của các đa số các giống đều cao hơn, duy nhất giống đối chứng KD18 số bông hữu hiệu/m2

thấp hơn trong khảo nghiệm cơ bản.

Số hạt/bông của các giống dao động từ 105,2 hạt/bông đến 121,3 hạt trên bông. Giống có số hạt/bông thấp nhất là SV47 đạt 105,2 hạt. Các giống NB01 và KD18 có số hạt trên bông cao nhất (121,3 hạt).

So sánh với kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy, trong vụ Hè Thu các giống có số hạt trên bông giảm rõ rệt. Điều này cũng phù hợp với quy luật chung về trồng lúa trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.

Số hạt chắc trên bông của các giống dao động từ 91,8 đến 101,1 hạt. Giống có số hạt chắc lớn nhất là giống đối chứng KD18 (101,1 hạt), giống có số hạt chắc trên bông thấp nhất là NB01 (91,8 hạt). So sánh với vụ Đông Xuân cho thấy số hạt chắc trên bông trong vụ Hè Thu giảm rõ rệt.

Khối lượng 1000 hạt của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất trong vụ Hè Thu hầu như không đổi so với trong khảo nghiệm cơ bản ở vụ Đông Xuân.

Năng suất lý thuyết của của các giống dao động từ 63,60 tạ/ha đến 67,0 tạ/ha, 3 giống tham gia khảo nghiệm sản xuất đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với giống đối chứng KD18.

Năng suất thực thu của các giống dao động từ 56,06 đến 59,74 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu cao nhất trong khảo nghiệm sản xuất là GL105 đạt 59,74 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là KD18 (56.06 tạ/ha).

Qua đánh giá năng suất thực thu cho thấy trong khảo nghiệm sản xuất vụ Hè Thu các giống đều cho năng suất cao hơn so với giống đối chứng KD18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 80 - 84)