Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 50 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.3.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Thời gian sinh trưởng:

Tính số ngày từ khi gieo đến các thời kỳ. - Ngày gieo.

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây đẻ nhánh). - Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ nhánh).

- Ngày kết thúc đẻ (trên 80% số cây kết thúc đẻ nhánh). - Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ).

- Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ).

- Ngày chín hoàn toàn (85% số hạt trên bông chín) vỏ hạt chuyển từ màu vàng sang nhạt dần, mày trấu khô đi.

* Đặc điểm hình thái và nông học:

Các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 cây định trước ở mỗi ô. - Dạng thân: (Quan sát vào giai đoạn ngậm sữa)

+ Thân mọc tập trung: (đẻ nhánh chụm, góc đẻ nhánh dưới 150 ) + Thân xòe trung bình: (đẻ nhánh xoè, góc đẻ nhánh 15-300) + Thân mọc xòe: (đẻ nhánh rất xòe, góc đẻ nhánh trên 300

)

- Hình dạng lá: Quan sát 3 lá cuối cùng gồm lá đòng và 2 lá trước đó: lá cong tròn, lá cong đầu, lá thẳng.

- Màu sắc lá: (Quan sát vào thời kỳ lúa con gái) xanh đậm, xanh trung bình, xanh nhạt.

- Độ thuần đồng ruộng: Tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô (quan sát từ trổ đến chín)

+ Điểm 1: Cao: Cây khác dạng < 0,25%.

+ Điểm 5: Trung bình: Cây khác dạng 0,25-1%.

+ Điểm 9: Thấp: Cây khác dạng > 1%.

- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trổ thoát cổ bông của quần thể vào giai đoạn lúa chín sữa - chín hoàn toàn, đánh giá theo thang điểm 1-9

+ Điểm 1: Thoát tốt. + Điểm 3: Thoát khá.

+ Điểm 5: Thoát trung bình (vừa đúng cổ bông). + Điểm 7: Thoát kém (Thoát một phần cổ bông).

+ Điểm 9: Không thoát (cổ bông âm - không thoát được).

- Độ rụng hạt: (Quan sát vào lúc lúa chín hoàn toàn. Số bông mẫu: 5)

Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng, đánh giá theo thang điểm 1-9.

+ Điểm 1: Khó rụng (< 10%) + Điểm 5: Trung bình (10% - 50%) + Điểm 9: Rất dễ rụng (> 50%)

- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá vào giai đoạn lúa chín theo thang điểm. + Điểm 1: Sự chuyển màu của lá muộn và chậm, lá giữ màu xanh tự nhiên. + Điểm 5: Sự chuyển màu của lá trung bình, các lá trên biến vàng.

-Diện tích lá đòng: chiều dài x chiều rộng x K (Hệ số K = 0,8).

- Thời gian của giai đoạn trổ (ngày): Số ngày từ bắt đầu trổ (10% số cây trổ) đến kết thúc trổ (80% số cây trổ).

+ Điểm 1: Tập trung (không quá 3 ngày).

+ Điểm 5: Trung bình (4-7 ngày).

+ Điểm 9: Dài (hơn 7 ngày).

-Chiều dài bông: Đo từ cổ bông đến đỉnh bông.

- Số lá trên cây: Đánh dấu theo dõi tổng số lá trên cây.

* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:

- Động thái tăng trưởng chiều cao: Chiều cao cây được tính từ mặt đất lên đến mút lá cao nhất. Theo dõi theo tuần 7 ngày một lần.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây = (Chiều cao cây lần sau - Chiều cao cây lần trước)/Thời gian giữa 2 lần đo.

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo vào thời kỳ lúa chín sáp, theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm. (Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất không kể râu hạt).

- Động thái ra lá: Đếm số lá theo tuần(7 ngày) và đánh giá qua từng thời kỳ cho đến khi xuất hiện lá đòng.

-Động thái đẻ nhánh: Theo dõi số nhánh theo định kỳ 7 ngày/lần từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến thời kỳ lúa trổ bông.

- Số nhánh tối đa: Tổng số nhánh sau khi kết thúc đẻ.

- Số nhánh hữu hiệu: Là số nhánh có ít nhất 3 lá và có chiều cao lớn hơn 2/3 chiều cao cây mẹ.

- Khả năng đẻ nhánh: + Đẻ nhánh rất cao: Có trên 25 nhánh. + Đẻ nhánh tốt: Có 20 - 25 nhánh. + Đẻ nhánh trung bình: Có 10 - 19 nhánh. + Đẻ nhánh thấp: Có 5 - 9 nhánh. + Đẻ nhánh rất thấp: Có dưới 5 nhánh.

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Số bông/m2: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. Mỗi ô đếm số bông của 10 cây, tính trung bình rồi nhân với số cây/m2.

- Số hạt trên bông: Mỗi ô đếm tổng số hạt có trên bông của 10 cây rồi tính trung bình số hạt/bông.

- Số hạt chắc/bông: Trên cơ sở đếm số hạt/bông, loại bỏ hạt lép rồi tính trung bình số hạt chắc/bông .

- Tỷ lệ lép/bông (%): Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông.

- Khối lượng 1000 hạt: Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 13%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

NSLT = (Số bông/m2) x (số hạt chắc/bông) x P1000 hạt /10.000

- Năng suất thực thu: Thu riêng từng ô và phơi đến khi độ ẩm hạt đạt 14%, cân khối lượng (kg/ô) của 3 lần nhắc lại, quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô, quy ra năng suất tạ/ha.

* Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi

Điều tra 10 điểm, lấy mẫu điều tra theo đường chéo. Đối với sâu điều tra khung 20 x 25 cm, với bệnh hại thân điều tra 10 dảnh/điểm, bệnh hại lá điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh/điểm, bệnh hại cổ bông điều tra 100 bông/điểm.

Đạo ôn hại lá: (quan sát vào giai đoạn cây con đến đẻ nhánh)

Thang

điểm Biểu hiện

0 Không có vết bệnh

1 Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh

3 Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên 4 Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích

vết bệnh trên lá <4% diện tích lá 5 Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá 6 Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá 7 Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá 8 Vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá 9 Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá

Đạo ôn cổ bông: (quan sát vào giai đoạn lúa vào chắc)

Thang

điểm Biểu hiện

0 Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông 1 Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2

3 Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông 7 Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30%

hạt chắc

9 Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%

Bệnh khô vằn: (theo dõi vào giai đoạn lúa chín sữa đến vào chắc) Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây).

Thang điểm Biểu hiện

0 Không có triệu chứng

1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây

3 20-30%

5 31-45%

7 46-65%

9 > 65%

Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae)

Quan sát diện tích vết bệnh trên lá vào giai đoạn cây con, làm đòng và chín.

Thang điểm Biểu hiện

0 Không có vết bệnh 1 < 4% diện tích vết bệnh trên lá 3 4-10% 5 11-25% 7 26-75% 9 > 76%

Sâu đục thân: (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và vào chắc đến chín) Có nhiều đối tượng gây hại, tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại.

Thang điểm Biểu hiện

0 Không bị hại 1 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc 3 11-20% 5 21-30% 7 31-50% 9 > 51%

Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis): (Theo dõi vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến chín). Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn.

Thang điểm Biểu hiện

0 Không bị hại 1 1-10% cây bị hại 3 11-20% 5 21-35% 7 36-51% 9 > 51%

Rầy nâu. (Ninaparvata lugens): Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín hoàn toàn

Thang điểm Biểu hiện (Triệu chứng)

0 Không bị hại

1 Hơi biến vàng trên một số cây

3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”

5 Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng

7 Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng 9 Tất cả cây bị chết

h. Độ cứng cây: Từ giai đoạn vào chắc đến chín. + Điểm 1: Cứng: Cây không bị đổ.

+ Điểm 3: Cứng vừa: Hầu hết cây nghiêng nhẹ. + Điểm 5: Trung bình: Hầu hết cây bị nghiêng. + Điểm 7: Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp. + Điểm 9: Rất yếu: Tất cả cây bị đổ rạp.

* Đánh giá phẩm chất

- Chiều dài, chiều rộng hạt gạo: Phân loại theo QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT. Lấy mẫu 20 hạt gạo còn nguyên vẹn của 03 lần lặp lại mỗi giống, dùng thước kẹp palme để đo, rồi lấy trị số trung bình.

Chiều dài (D) Chiều rộng (R)

Rất ngắn: < 4,50mm Hẹp: < 2,5mm Ngắn: 4,51 - 5,50 mm. Trung bình: 2,5 – 3,0mm Trung bình: 5,51- 6,50 mm. Rộng: > 3,0mm Dài: 6,51-7,50 mm. Rất dài: > 7,50 mm -Hình dạng hạt được tính theo tỷ số D/R: QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT + Tròn: < 1,5. + Bán tròn: 1,5 - 1,99 + Bán thon: 2,0 - 2,49 + Thon: 2,5 - 2,99. + Thon dài: > 3,0.

- Tỉ lệ gạo xay (%): Cân 100g lúa có độ ẩm 14% , xát sạch vỏ trấu rồi đem cân khối lượng và tính % khối lượng gạo đã xát sạch vỏ trấu và khối lượng lúa ban đầu.

Tỷ lê gạo xay (%) = Khối lượng hạt lúa không vỏ x 100 Khối lượng lúa

- Tỉ lệ gạo giã (%): lấy gạo đã xay sạch vỏ trấu tiếp tục xát trắng, rồi đem cân lượng gạo và tính tỷ lệ.

Tỷ lệ gạo giã (%) = Khối lượng gạo xay x 100 Khối lượng lúa

- Tỉ lệ gạo nguyên (%): lấy lượng gạo đã xát trắng lựa bỏ gạo gãy đem cân gạo nguyên rồi tính.

Tỷ lệ gạo nguyên (%) = Khối lượng gạo nguyên x 100 Khối lượng giã

- Độ bạc bụng: Phân loại theo 10 TCN 554-2002

Lấy mẫu hạt gạo nguyên, đếm số hạt bạc bụng để tính (bẻ đôi hạt), cho theo thang điểm từ 1 đến 9 điểm.

+ Điểm 1: Không có hoặc có 1 đốm bạc bụng rất nhỏ (5%). + Điểm 3: Độ bạc bụng nhỏ (5 - 10%) + Điểm 5: Độ bạc bụng trung bình (11 - 20%) + Điểm 7: Độ bạc bụng rộng (21 - 40%) + Điểm 9: Độ bạc bụng rất rộng (>40%).

- Chất lượng cơm: Nấu cơm và đánh giá bằng cảm quan theo cách ăn truyền thống đối với các chỉ tiêu mùi thơm, độ trắng, độ mềm, độ dính và độ ngon (rất ngon, ngon, trung bình, kém).

Cách đánh giá: Lấy phần gạo của mỗi giống, nấu thành cơm. Chất lượng cơm sẽ được đánh giá bằng cảm quan của 10 người tham gia, cho điểm theo thang điểm SES của IRRI 1996.

0 Không thơm 1 Hơi thơm 2 Thơm

- Hàm lượng amylose (%):05/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phân loại hàm lượng amylose

Hàm lượng amylose (% ck) Phân loại

< 15% Rất thấp

15 - 22% Thấp

22,1 - 25% Trung bình

25,1 - 28% Cao

- Hàm lượng protein tổng số (%): Theo phương pháp Bradford Hàm lượng protein được tính dựa trên đường chuẩn

Hàm lượng protein < 7%: Thấp.

Hàm lượng protein 7 - 9 %: Trung bình. Hàm lượng protein 9 - 10%: Cao.

Hàm lượng protein > 10%: Rất cao.

- Nhiệt độ hoá hồ: Đánh giá theo tiêu chuẩn của IRRI

Điểm Độ lan rộng của hồ Độ trong suốt

1 Hạt gạo còn nguyên Hạt gạo trắng bột

2 Hạt gạo phồng lên Hạt gạo trắng bột,viền vừa tươm bột

3 Hạt gạo phồng lên, viền còn nguyên hay rõ nét

Hạt gạo trắng bột, viền nhoè như bông gòn hay vẫn đục

4 Hạt gạo phồng lên, viền còn nguyên

và mở rộng Tâm nhòe như bông gòn, viền vẫn đục

5 Hạt gạo rã ra, viền hoàn toàn và mở rộng

Tâm nhòe như bông gòn, viền trong suốt

6 Hạt tan ra và hoà chung với viền Tâm đục, viền trong suốt 7 Hoà tan hoàn toàn và quyện vào nhau Tâm và viền trong suốt

+ Điểm 1- 3: Nhiệt hóa hồ cao.

+ Điểm 4- 5: Nhiệt hóa hồ trung bình. + Điểm 6- 7: Nhiệt hóa hồ thấp.

3.3.4. Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý thống kê theo phần mềm Statistics 10 và EXCEL 2007.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 50 - 59)