Khả năng chống đổ và sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 71 - 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1.2.Khả năng chống đổ và sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Sâu bệnh và đổ ngã là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm cho cây lúa sinh trưởng không bình thường, làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của cây. Làm mất một số bộ phận nào đó của cây hoặc làm thay đổi quá trình sinh lý bên trong. Do vậy sẽ làm giảm năng suất và phẩm chất của giống. Khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh và cơ bản là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Đây là một trong những yếu tố được quan tâm nhiều trong công tác chọn tạo giống. Nếu một giống có khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh hại và đổ ngã cũng như điều kiện bất thuận của tự nhiên, thì chi phí thiệt hại trong sản xuất sẽ giảm đi rất nhiều. Đối với lúa, thiệt hại do sâu bệnh và đổ ngã gây ra rất nghiêm trọng làm giảm năng suất từ 10-20%, thậm chí là mất trắng 100%.

Qua theo dõi các chỉ tiêu về một số sâu bệnh hại và đổ ngã chúng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

Giống Chống đổ Sâu đục Thân Sâu cuốn lá nhỏ Đạo ôn hại lá Đạo ôn cổ bông Bệnh khô vằn SVN1 1 0 0 1 0 0 GL105 1 0 0 1 0 0 SV47 1 0 0 5 0 0 SV5 1 0 0 1 0 3 SV1 1 0 0 1 0 3 NB01 1 0 0 1 0 1 CXT30 1 0 0 1 1 3 XT65 1 0 0 1 0 1 SV3 1 0 0 1 0 1 KD18 1 0 0 1 0 1

Qua bảng 3.6. chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Khả năng chống đổ: như đã phân tích trong chỉ tiêu về chiều cao cây cuối cùng và dạng cây. Các giống tham gia thí nghiệm đều có dạng cây gọn và ở nhóm thấp cây. Do đó khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm đều ở mức điểm 1- có khả năng chống đổ tốt.

Sâu đục thân: Sâu đục thân phá hoại trên cây lúa từ lúc mạ cho đến khi lúa ngậm sữa. Ở thời kỳ mạ, sâu tuổi 1-2 có thể đục thân mạ gây hiện tượng héo nõn, từ tuổi 3 trở đi cơ thể lớn hơn cây mạ nên sâu không thể sống trong cây lúa mà phải bò ra ngoài, cắn đứt lá mạ cuốn thành ống và sống trong đó, khi di chuyển mang theo cả ống mạ. Thời kỳ lúa cấy cho đến khi làm đòng, sâu đục thân gây hiện tượng nõn héo, khi lúa trổ gây hiện tượng bông bạc. Theo tính toán của viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI khi có 1% bông bạc do sâu đục thân sẽ làm giảm năng suất từ 1-2%. Qua theo dõi thì các giống lúa tham gia thí nghiệm đều không bị sâu đục thân phá hại.

đầu đẻ nhánh đến kết thúc trổ. Qua theo dõi trên đồng ruộng thì vụ Đông Xuân 2014 – 2015 không thấy sự xuất hiện và phá hại của sâu cuốn lá nhỏ.

Bệnh đạo ôn hại lá: đây là bệnh thường xuất hiện khi thời tiết âm u và cây bón dinh dưỡng không cân đối. Bệnh này thường xuất hiện khi lúa bắt đầu đẻ nhánh cho đến khi thu hoạch. Gây hại năng nhất là ở giai đoạn lúa trỗ. Qua đánh giá cho điểm thì tất cả các giống đều có bị bệnh đạo ôn hại lá ở mức điểm 1 - Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Bệnh đạo ôn cổ bông: Là loại bệnh gây hại khá nguy hiểm, bệnh thường xuất hiện nặng vào vụ Đông Xuân và gây hại trong thời gian lúa trổ đến vào chắc. Nếu trời âm u, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao thì bệnh dễ phát sinh và lây lan rất nhanh. Qua kiểm tra theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các giống đều không thấy xuất hiện của bệnh đạo ôn cổ bông.

Bệnh khô vằn: Là loại bệnh thường bị nhiễm ở các giai đoạn trổ bông và thu hoạch. Ruộng lúa gieo cấy mật độ dày, bón phân không cân đối thì bệnh phát triển mạnh. Kết quả thu được ở bảng 4.6 cho thấy tất cả các giống đều không bị nhiễm bệnh khô vằn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 71 - 73)