Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 30 - 34)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 150B bán cầu, địa hình phức tạp từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam, đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, trong đó có ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai khu vực sản xuất lúa lớn nhất của nước ta.

Trong mười năm qua, Chính phủ đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển. Nếu trước những năm 1945, năng suất lúa chỉ đạt 13 tạ/ha, thì đến năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi và những bước phát triển đáng kể. Từ năm 1980 -1996, năng suất tăng 3.7%, riêng trong giai đoạn 1990 - 1996 đã tăng 2.8%....Tuy diện tích đất trồng tăng không đáng kể, nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng mạnh và đạt kỉ lục năm 2005 với năng suất 4,76 (tấn/ha), sản lượng 36,20 tấn/ha và xuất khẩu 5,25 triệu tấn, các năm tiếp theo lượng lúa vẫn tăng đạt 38,73 tấn/ha (năm 2008). Đến năm 2009, sản lượng lúa đạt 38,90 triệu tấn, với năng suất đạt 5,23 triệu tấn. Đây là thành tựu hết sức lớn lao của ngành nông nghiệp, điều đó đã giúp nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thường xuyên đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam thời kỳ 2000 - 2014 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 7,67 4,24 32,53 2001 7,49 4,29 32,11 2002 7,50 4,59 34,45 2003 7,45 4,64 34,57 2004 7,44 4,86 36,15 2005 7,33 4,89 35,83 2006 7,32 4,89 35,85 2007 7,21 4,99 35,94 2008 7,40 5,23 38,73 2009 7,44 5,23 38,90 2010 7,513 5,32 40,0 2011 7,655 5,54 42,4 2012 7,761 5,64 43,38 2013 7,902 55,7 44,039 2014 7,814 5,76 44,975 (Nguồn từ Tổng cục Thống kê 2015)

Các giống lúa tẻ thơm cổ truyền có chất lượng cao được nông dân nhiều vùng trồng như: Tám thơm, các giống gạo Dự ở các tỉnh miền Bắc, Nàng Hương, Nàng Thơm, Nho Nhen, Nanh Chồn ở miền Nam...cơm dẻo, mềm, thơm, có hàm lượng Protein, Vitamin cao nên được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Các giống lúa trên được trồng khoảng 400 ngàn ha ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...

Diện tích trồng lúa của cả nước từ 7,00 - 7,67 triệu ha; năng suất đạt từ 3,77 - 4,82 tạ/ha. Sản lượng đã đạt mốc son gần 36 triệu tấn.Trong mười năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ có nhiều chính sách về công tác giống, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lúa gạo của cả nước [41].

Các giống lúa tẻ thơm địa phương có những đặc điểm chung là thời gian sinh trưởng dài, phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn, chỉ cấy một vụ trong năm, mức thâm canh trung bình hoặc thấp, dễ bị đổ ngã và nhiễm một số đối tượng sâu bệnh. Các giống này thích nghi cao trong những điều kiện nhất định, đặc biệt điều kiện khó khăn: úng, trũng, phèn, mặn. Các giống lúa tẻ thơm địa phương có đặc điểm quý là phẩm chất gạo tốt, hạt thon dài, cơm dẻo, ngọt, thơm. Nhiều giống lúa Mùa có tỷ lệ gạo trắng, cũng như tỷ lệ gạo nguyên cao hơn các giống lúa cao sản (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999) [3].

Diện tích lúa tẻ thơm ở Việt Nam chiếm khoảng 1,2% trong tổng diện tích lúa toàn quốc ( khoảng 80.000 ha), trong đó vụ Xuân 30.000 ha, vụ Mùa 50.000 ha. Ở miền Bắc, hai tỉnh Nam Định và Thái Bình là vùng trồng lúa tẻ thơm nhiều nhất (15.000 ha) chiếm khoảng 30% toàn vùng (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [27]. Ở vùng Trung Bộ, diện tích trồng lúa thơm không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng lúa tẻ thơm của Việt Nam với sản lượng 25.000 tấn. Còn các tỉnh miền Nam trồng lúa tẻ thơm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu chiếm 35%, sản lượng toàn quốc (khoảng 105.000 tấn).

Lúa tẻ thơm Việt Nam được phân bố rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trước đây, lúa tẻ thơm ở miền Bắc được chia thành hai nhóm: Lúa Tám và lúa nương (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2003) [28]. Hiện nay, trong sản xuất tồn tại nhiều giống lúa tẻ thơm cải tiến có dạng thấp cây, hạt màu vàng đến nâu, cơm thơm và ngon như các giống PC6, HT1, LT2, Bắc thơm số 7, DT122, Việt Hương Chiêm, là những giống lúa nhập nội từ Trung Quốc và giống lai của Thái Lan tại Việt Nam. Các giống lúa tẻ thơm cải tiến có năng suất cao, không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên bố trí sản xuất được hai vụ trong năm vì thế diện tích trồng lúa tẻ thơm của cả nước ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân Việt Nam đồng thời tham gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo diễn ra chậm hơn một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên cũng đã có lịch sử hơn 100 năm. Đến sau năm 1986, ngoài sự thay đổi về cơ chế chính sách đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Việt Nam đã mở rộng diện tích lúa, sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu. Việc đưa các giống lúa mới cùng với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến đã đưa chất lượng gạo xuất khẩu gạo của chúng ta tuy không cao nhưng ngày càng được cải thiện. Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong thời gian qua đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm ngành lúa gạo đã góp 13% trong tổng GDP. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất nước mỗi năm 600 - 800 triệu USD [60].

Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu Năm Sản lượng (nghìn tấn) Giá trị (Triệu USD) 2005 5.250 1.279 2006 4.643 1.276 2007 4.560 1.490 2008 4.680 2.663 2009 6.206 2.437 2010 6,754 2,912

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 2011

Tuy khối lượng gạo xuất khẩu tăng hàng năm, nhưng chất lượng và lợi nhuận xuất khẩu thì hạt gạo Việt Nam có phẩm cấp thấp, bán giá rẻ. Nếu so với Thái Lan - nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ nhất thế giới thì gạo Việt Nam vẫn còn kém nhiều.

Trong những năm qua, mặc dù từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản… của ngành gạo nước ta luôn không ngừng được cải thiện song có nhiều nguyên do nên chất lượng lúa vẫn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng xuất khẩu gạo của nước ta rất lớn, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của chúng ta vẫn thua kém nhiều nước. Hiện nay, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán thấp hơn 60 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan, đây là mức chênh lệch quá lớn mà chúng ta chưa khắc phục được.

Tóm lại, nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, chúng ta cần có những chính sách hợp lý, xây dựng khung pháp lý, tín dụng, kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm gạo chất lượng cao, nhưng cũng không bỏ qua những sản phẩm chất lượng trung bình cho những thị trường không quá khó tính. Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất chính là công tác nghiên cứu giống vừa duy trì được các tính trạng chất lượng vừa cho năng suất cao và ổn định đồng thời chống chịu được các điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận. Bên cạnh đó, sản xuất cần có quy hoạch tập trung, khắc phục tình trạng manh mún về diện tích canh tác, khắc phục sự yếu kém trong khâu chế biến và bảo quản sản phẩm lúa gạo, sự thiếu đồng bộ trong sản xuất, thu mua, sự kém nhạy bén và thiếu thông tin về nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)