Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 40 - 42)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa ở Việt Nam

Việc gieo trồng các giống lúa mới có tiềm năng năng suất và thay đổi theo cơ cấu cây trồng, mùa vụ là cơ bản dẫn đến mức tăng nhanh về sản lượng lúa ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trước hết phải kể đến chương trình chọn tạo giống lúa trong hơn 2 thập kỷ qua đã thu được những thành tựu to lớn. Nhờ vận dụng tốt những kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa (INGER, Chương trình IRTP) do viện lúa quốc tế điều phối thông qua việc nhập nội, sử dụng nguồn gen phong phú đồng thời phát triển các dòng cải tiến (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993).

Từ năm 1996 - 2000, Đề tài KN 08 - 01 chọn tạo một số giống lúa thuần và lúa lai có tiềm năng năng suất cao cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước: Đã tạo ra 35 giống lúa quốc gia, 44 giống lúa khu vực hoá, một số giống triển vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Trong thời gian tới đặc biệt chú ý là các giống lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu ( Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993) [36].

Trong ba năm, từ 1985 - 1988, Viện cây lương thực - cây thực phẩm đã thu thập được 3691 mẫu giống lúa, trong đó có 3186 mẫu giống lúa được thu thập từ 36 nước trên thế giới, 305 mẫu giống lúa địa phương. Một số giống lúa tương tự cũng được thu thập, bảo quản ở trung tâm tài nguyên - Viện KHKTNNVN. Tập đoàn các giống lúa thu thập được đã đáp ứng mục tiêu chọn tạo giống của đất nước như: Chọn tạo ra các giống lúa phù hợp cho các trà khác nhau, các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu nóng, chịu hạn, chịu chua mặn, cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái nhất định...

Trong số các giống lúa được tạo ra ở nước ta thì hầu hết là do lai. Giống lúa đầu tiên được lai tạo thành công và đưa vào sản xuất là giống lúa ngắn ngày NNI (Lương Đình Của, 1961), đã đáp ứng được giống cho trà xuân muộn. Giống 424 được lai tạo từ tổ hợp lai IR5 và chiêm xuân 314 có khả năng chịu chua, chịu phèn. Giống lúa VN10 (G.S. Trần Như Nguyên) chọn từ dòng số 10 của tổ hợp lai NA5 và RuNANI 45 là một giống lúa xuân sớm có khả năng cho năng suất cao, chịu chua, chịu rét tốt được gieo trồng rộng rãi và phổ biến.

Trong những năm 1997 - 2000, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm đã tiến hành đánh giá thực trạng lúa chất lượng cao ở vùng đồng bằng Sông Hồng, từ đó làm

cơ sở cho công cuộc nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Kết quả, nhiều giống lúa chất lượng cao đã được công nhận quốc gia và một số giống có triển vọng đang được thử nghiệm để đưa vào sản xuất.

Giống lúa Bắc Thơm 7 được nhập nội từ Trung Quốc qua khảo nghiệm, mở rộng sản xuấtthử cho thấy đây là giống lúa tẻ có chất lượng gạo thơm, ngon, thích ứng cho các vùng trồng lúa ở miền Bắc và miền Trung. Hiện nay, giống được gieo trồng trên nhiều vùng khác nhau và được coi là giống có chất lượng gạo phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Việt Nam.

Các đề tài nghiên cứu phát triển giống lúa tẻ thơm cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam như giống lúa HT1, DT122 có hương thơm, năng suất cao, thích ứng rộng đã được mở rộng vào sản xuất (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2003) [27], Giống lúa BM9603 cho năng suất cao được gieo cấy ở nhiều vùng như Bắc Ninh, Hải Phòng.

Công tác cải tạo giống lúa tẻ thơm ở miền Bắc Việt Nam thực sự được quan tâm sau năm 2001 khi đề tài nghiên cứu phát triển một số giống lúa đặc sản được phê duyệt. Các giống lúa HT2, HT4, đã được khẳng định năng suất cao, chống chịu tốt ở các địa điểm nghiên cứu [27].

Nguyễn Thị Trâm và cộng sự năm 2006 đã chọn tạo được giống Hương Cốm từ giống Hương 125s, MR365, Tám Xoan đột biến (TX93), Magô và R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng protein 8,7%, nhiệt độ hoá hồ thấp, độ bền của gen mềm, chống đổ ngã rất tốt. Giống có hương thơm rất đặc trưng và được đánh giá có chất lượng gạo ngon.

Nguyễn Thanh Tuyền và cộng sự năm 2007 thực hiện tổ hợp lai giữa DT10 và Amber đã chọn được giống Tẻ Thơm số 10 và giống Bắc Thơm 7 có chất lượng gạo ngon, cơm mềm dẻo, có mùi thơm.

Miền Nam, với đồng bằng Sông Cửu Long là một trong hai khu vực có sản lượng lúa lớn nhất nước ta. Từ năm 1996 - 2005, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (Viện ĐBSCL) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Viện KHKTNNMN) đã tập trung nghiên cứu và chọn tạo ra các giống lúa chất lượng, giống chống chịu phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Công tác cải tạo về chất lượng giống rất được quan tâm, nhất là giống lúa thâm canh, cao sản. Các giống lúa OM1706, OM1633 cho năng suất cao, có chất lượng tốt, độ ổn định cao đã được mở rộng .

Dương văn Chín (2009) [11] cho biết Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chọn được giống lúa có mùi thơm nhẹ chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85 và Lemont.

Ứng dụng chỉ thị phân tử và sắc khí để chọn tạo giống, tại Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa năm 2004 Nguyễn Thị Lang và cs (2004) [35] báo cáo 2 mồi

RG28F - R và RM223 có thể sử dụng trong chương trình chọn tạo giống lúa thơm. Năm 2008, Nguyễn Thị Lang và cs đã sử dụng 2 mồi trên để xác định tính thơm trên OM4900 (cặp lai C53/Jasmine 5) và trên OM6161 (cặp lai C51/Jasmine 85) và cho rằng 2 chỉ thị phân tử này giúp phát hiện quần thể phân ly F2 có chứa gen fgr trong các các thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 40 - 42)