Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1.3.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong suốt chu kì sống. Năng suất của một giống được quyết định bởi yếu tố di truyền, đồng thời chịu sự chi phối, tác động của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, năng suất của giống không chỉ thể hiện được đặc tính di truyền mà còn phản ánh khả năng thích ứng với môi trường canh tác.

Năng suất của cây lúa phụ thuộc vào 3 yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau và chịu tác động của các yếu tố khác nhau, song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy cần phải nắm rõ quy luật hình thành các yếu tố đó, để áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.7 và hình 3.4.

Giống Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông P1000 hạt (gram) Tỉ lệ lép (%) NSLT (Tạ/ha) NSTT (Tạ/ha) SVN1 294,3b-d 128,7ab 101,4c 21,25ef 21,1b 63,4cd 53,1f GL105 307,7a 123,7cd 106,3a 23,01d 14,0d 75,2a 64,0a SV47 299,8a-c 127,0a-c 105,3ab 21,50e 17,0cd 67,8b 60,1bc

SV5 288,0d 124,1cd 93,3de 25,15a 24,7a 67,5b 55,1ef SV1 296,8a-d 130,5a 95,1d 18,35g 27,1a 51,7e 44,6g NB01 303,8a-c 126,2bc 102,3c 23,41c 18,9bc 72,7a 62,4ab CXT30 293,0cd 122,1d 89,6f 25,00a 26,5a 65,6bc 58,7cd XT65 270,0e 127,6abc 92,6e 24,99a 27,4a 62,4d 52,4f

SV3 292,5cd 124,1cd 92,7de 24,50b 25,2a 66,4b 57,0de KD18 305,9ab 128,9ab 103,5bc 21,14f 19,7bc 66,9b 60,6bc

LSD0,05 11,6 3,9 2,5 0,33 3,4 2,7 3,1

Số bông trên m2 là chỉ tiêu quan trọng góp phần quyết định năng suất cây lúa. Số bông trên m2 càng lớn thì năng suất của giống càng cao. Qua theo dõi số bông trên đơn vị diện tích chúng tôi nhận thấy: số bông của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 270,0 – 307,7 bông/m2, giống có số bông nhiều nhất là GL105 đạt 307,7 bông/m2

, giống có số bông ít nhất là XT65 có số bông là 270,0 bông/m2. Trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm, có 5 giống có số bông có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê đối với giống đối chứng KD18 là SV5, CXT30, XT65, SV3. Trong các giống tham gia thí nghiệm chỉ có giống GL105 là có số bông nhiều hơn so với giống đối chứng tuy nhiên mức độ sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số hạt trên bông: đây là chỉ tiêu liên quan đến số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa, có nghĩa là số hoa phân hóa càng nhiều và số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông cao. Thời kỳ quyết định số hạt/bông chủ yếu là thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm, tuy nhiên ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng ở chừng mực nhất định. Nếu quá trình phân hoá gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì trở thành hoa hữu hiệu giúp hình thành hạt, nếu gặp điều kiện trở ngại thì chúng bị thoái hoá.Tuy nhiên số hạt trên bông cao chưa hẳn là năng suất đạt được sẽ cao, điều này còn phụ thuộc vào khối lượng 1000 hạt và số hạt chắc trên bông. Số hạt trên bông của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 122,1 đến 130,5 hạt/bông. Giống có số hạt trên bông nhiều nhất là SV1 đạt 130,5 hạt/bông, giống có số hạt trên bông ít nhất là CXT30 đạt 122,1 hạt/bông. Hầu hết các giống có số hạt trên bông không có sự chênh lệch có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng hoặc số hạt trên bông thấp hơn so với giống đối chứng.

Số hạt chắc/bông: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thực tế, mặc dù có số bông/cây cao nhưng số hạt chắc trên bông thấp, tỷ lệ lép cao thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Đây là yếu tố quyết định năng suất của cây. Số hạt chắc trên cây càng cao thì năng suất càng lớn, đặc biệt là năng suất thực thu. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết chế độ, kỹ thuật canh tác, nhất là ở thời kỳ trổ bông và độ dài giai đoạn trổ. Vì vậy đây là yếu tố quan trọng liên quan đến việc sắp xếp thời vụ lúa phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Số hạt chắc trên bông của các giống thí nghiệm dao động từ 89,6 hạt đến 106,3 hạt trên bông. Giống có số hạt chắc trên bông nhiều nhất là GL105 đạt 106,3 hạt. Giống có số hạt chắc trên bông nhỏ nhất là CXT30 đạt 89,6 hạt. Có 6 giống sự chênh lệch số hạt chắc trên bông so với giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê, 3 giống NB01, SV47 và SVN1 có số hạt chắc trên bông tương đương giống đối chứng.

Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) (g): Là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống, so với các yếu tố cấu thành năng suất khác thì khối lượng 1000

khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Khối lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80% khối lượng toàn hạt. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào khả năng vận chuyển và tích lũy lượng hydrat cacbon vào hạt sau khi trổ. Muốn quá trình vận chuyển vật chất về hạt tốt yêu cầu biên độ chênh lệch ngày đêm lớn (khi chín sữa nhiệt độ thích hợp ban ngày là 26oC, ban đêm 20oC). Qua theo dõi khối lượng 1000 hạt của các giống thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: khối lượng 1000 hạt của các giống thí nghiệm dao động từ 18,35 đến 25,15 gram. Giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là SV1: 18,35gram; giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là SV5: 25,15 gram. Hầu hết các giống có sự chênh lệch về khối lượng 1000 hạt có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng KD18, duy nhất giống SVN1 có khối lượng 1000 hạt tương đương với giống đối chứng.

Năng suất lý thuyết: Thể hiện tiềm năng năng suất của giống thông qua các yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố năng suất đó đã cấu thành nên năng suất lý thuyết. Các yếu tố này được hình thành trong các thời kỳ phát triển của cây lúa. Dựa vào năng suất lý thuyết người ta biết được khả năng cho năng suất của giống và từ đó có những biện pháp tác động cụ thể để đạt năng suất tối đa của giống. Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 51,7 tạ/ha đếm 75,2 tạ/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là GL105; giống có năng suất lý thuyết thấp nhất SV1. Có 2 giống có năng suất lý thuyết cao hơn năng suất lý thuyết của giống đối chứng KD18 (66,9 tạ/ha) ở mức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê là GL105 và NB01.

Năng suất thực thu:Đây là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Nó phản ánh kết quả thực tế cuối cùng của một chu kỳ sản xuất trên đồng ruộng. Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá chính xác khả năng cho năng suất thực tế của các giống. Thông thường năng suất thực tế sẽ thấp hơn năng suất lý thuyết từ 10 - 15%, nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại, hao hụt trong khi thu hoạch. Năng suất thực thu của các giống dao động từ 44,6 ta/ha đến 64,0 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu cao nhất là giống GL105 đạt 64,0 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là SV1 (44,6 tạ/ha). Trong 9 giống tham gia khảo nghiệm có 1 giống có sự chênh lệch năng suất so với giống đối chứng ở mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê là GL105. Có 3 giống có năng suất thực thu tương đương giống đối chứng KD18 là NB01, SV47 và CXT30. Các giống còn lại năng suất thấp hơn so với đối chứng và sự chênh lệch có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, trong điều kiện sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Bình có thể sử dụng giống GL105 để thay thế giống KD18.

Theo cách phân chia của Viện lúa Quốc tế IRRI chất lượng lúa gạo bao gồm chất lượng xay xát, chất lượng thương phẩm, chất lượng nấu nướng và chất lượng dinh dưỡng.

3.1.4.1. Chất lượng xay xát

Tỷ lệ gạo xay (hay còn gọi là tỷ lệ gạo lật - gạo lức): Thông thường tỷ lệ này đạt khoảng 75 - 80% (có thể thay đổi từ 18 - 26%), tùy thuộc độ dày vỏ trấu của từng giống. Chỉ tiêu này ít bị tác động bởi điều kiện canh tác và ngoại cảnh. Các giống có vỏ trấu dày thì tỷ lệ gạo lật thấp, giống có vỏ trấu mỏng thì tỷ lệ cao. Kết quả đánh giá chất lượng xay xát và độ bạc bụng của các giống thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Chất lượng xay xát và tỷ lệ bạc bụng của các giống

Giống Tỷ lệ gạo xay (% thóc) Tỷ lệ gạo giã (%thóc) Tỷ lệ gạo nguyên (%gạo xát) Độ bạc bụng (điểm) SVN1 74,8 71,4 58,7 5 GL105 81,5 73,4 70,2 3 SV47 75,8 66,1 57,2 3 SV5 75,4 67,3 56,3 3 SV1 72,6 64,3 56,1 3 NB01 77,6 64,8 54,7 3 CXT30 74,6 70,0 53,7 5 XT65 73,7 69,5 58,1 5 SV3 71,3 61,5 52,6 5 KD18 75,9 67,3 54,7 3

Qua bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ gạo xay của các giống thí nghiệm dao động từ 71,3 đến 81,5%. Giống có tỷ lệ gạo xay cao nhất là GL105 đạt 81,5%; giống có tỷ lệ gạo xay thấp nhất là SV3 có tỷ lệ gạo xay 71,3%.

Tỷ lệ gạo giã của các giống thí nghiệm có sự biến động khá lớn từ 61,5 đến 73,4%. Có 3 giống có tỷ lệ gạo giã cao hơn giống đối chứng KD18 là GL105, SVN1, CXT30. Các giống còn lại có tỷ lệ gạo giã bằng hoặc nhỏ hơn giống đối chứng KD18.

70,2%. Giống có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là giống GL105 (70,2%); giống có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất là SV3 (52,6%).

Độ bạc bụng: Phụ thuộc vào tính chất của nội nhũ, mức độ bạc bụng, với vết đục xuất hiện trên lưng, giữa hoặc bụng hạt. Độ bạc bụng hiện là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá phẩm chất gạo, nhất là đối với xuất khẩu. Qua theo dõi hầu hết các giống có độ bạc bụng ở mức nhỏ (5 – 10%), chỉ có 4 giống có độ bạc bụng ở mức trung bình (11 – 20%) là SVN1, CXT30, XT65, SV3.

3.1.4.2. Chất lượng thương mại của các giống

Người ta thường đánh giá chất lượng thương mại của gạo thông qua các đặc điểm cảm quan của hạt gạo như: Độ bạc bụng, mùi thơm, chiều dài, dạng hạt gạo. Người tiêu dùng có xu hướng thích những loại gạo có tỷ lệ trắng trong cao, mùi thơm nhẹ và hạt dài thon. Chính vì vậy, khi sưu tầm các giống để tuyển chọn, chúng tôi rất quan tâm đến những tính trạng trên.

Sau khi đã xay lúa ra gạo trắng, đo chiều dài và rộng của 20 hạt gạo nguyên, lặp lại 03 lần và lấy trị số trung bình chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Kích thước hạt

Dạng hạt Mùi thơm Chiều dài (mm) Dài/rộng

SVN1 6,7 3,1 Thon dài Hơi thơm

GL105 6,4 2,9 Thon Hơi thơm

SV47 5,6 2,7 Thon Hơi thơm

SV5 6,9 2,9 Thon Hơi thơm

SV1 6,5 3,0 Thon dài Thơm

NB01 6,2 3,1 Thon dài Thơm

CXT30 6,3 2,4 Thon Không thơm

XT65 6,2 2,9 Thon Không thơm

SV3 6,9 2,9 Thon Hơi thơm

Chiều dài hạt gạo: đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến chất lượng xuất khẩu gạo. Nhu cầu gạo trên thế giới hiện nay thiên về gạo hạt từ dài đến rất dài. Qua đánh giá chiều dài hạt gạo của cá giống tham gia thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng độ dài hạt của các giống đều dài hơn so với giống đối chứng KD18, dao động từ 5,4 đến 6,9 mm. Giống có chiều dài hạt gạo dài nhất là SV3 và SV5. (6,9mm). Giống có độ dài hạt gạo ngắn nhất là giống đối chứng KD18.

Tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo ở các giống thí nghiệm dao động từ 2,4 đến 3,1. Giống có tỷ lệ dài/rộng nhỏ nhất là CXT30; giống có tỷ lệ dài/rộng lớn nhất là SVN1 và NB01. Đa số các giống thí nghiệm có tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo đều cao hơn so với đối chứng. Duy nhất giống CXT30 có tỷ lệ dài/rộng thấp hơn so với đối chứng. Trên cơ sở kết quả của kích thước hạt. Đánh giá về hình dạng hạt gạo của các giống thí nghiệm đều ở dạng thon và thon dài. Trong đó có 3 giống có hình dạng hạt gạo dạng thon dài là SVN1, SV1 và NB01.

Tính trạng mùi thơm của gạo là đặc điểm quan trọng trong nhóm chất lượng thương mại. Không phải bất cứ giống lúa nào chất lượng cao đều có mùi thơm mà tùy vào bản chất khác nhau của giống. Trong các giống thí nghiệm các giống có mùi hơi thơm. Chỉ có 2 giống có mùi thơm là SV1 và NB01.

3.1.4.3. Chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm

Đánh giá chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Độ trắng Mùi thơm Độ

bóng Độ mềm Độ dẻo Độ ngon SVN1 Trắng Hơi thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon GL105 Hơi trắng Hơi thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon SV47 Hơi trắng Hơi thơm Bóng Hơi mềm T.Bình T.Bình

SV5 Hơi trắng Hơi thơm Bóng Hơi mềm T.Bình T.Bình

SV1 Trắng Thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon

NB01 Trắng Thơm Bóng Mềm Dẻo Ngon

CXT30 Hơi trắng Không thơm Bóng Hơi mềm T.Bình T.Bình XT65 Hơi trắng Không thơm Bóng Hơi mềm T.Bình T.Bình SV3 Hơi trắng Hơi thơm Bóng Hơi mềm T.Bình T.Bình KD18 Hơi trắng Hơi thơm Bóng Cứng T.Bình T.Bình

bóng, độ mềm và độ dính, vị ngon của cơm. Tùy theo tập quán, chế biến và sử dụng của mỗi quốc gia và vùng miền khác nhau mà có thị hiếu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người dân sử dụng lúa gạo làm lương thực chính như nước ta đều ưa thích các loại gạo cho cơm mềm, mùi thơm và dẻo vừa phải, có độ trắng trong cao, khi ăn có vị đậm. Qua đánh giá chất lượng ăn uống ở bảng 3.10, chúng tôi nhận thấy các giống đều có cơm trắng đến hơi trắng, mềm, dẻo vừa và thơm nhẹ, độ ngon đều tương đương với giống đối chứng KD18.

Về chất lượng cơm nhìn chung các giống đều có vị cơm ở mức trung bình.

3.2. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT

Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm cơ bản trong vụ đông xuân 2014 – 2015, chúng tôi lựa chọn 3 giống có triển vọng và giống đối chứng KD18 tiếp tục đưa vào khảo nghiệm sản xuất ở ruộng khảo nghiệm sản xuất của Trung tâm nghiên cứu phát triển giống cây trồng Phúc Lý, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong vụ hè thu 2015.

3.2.1. Sinh trưởng của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

3.2.1.1. Tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Tỷ lệ nảy mầm của giống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của quá trình thu hoạch, bảo quản và khả năng chống chịu ngoại cảnh bất thuận của giống. Qua theo dõi tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất trong vụ Hè Thu 2015 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tỷ lệ nảy mầm của các giống tham gia khảo nghiệm sản xuất

Giống Tỷ lệ nảy mầm (%)

GL105 95,4

SV47 94,7

NB01 95,3

KD18 (đ/c) 94,5

Kết quả bảng 3.11, cho thấy các giống đều có tỷ lệ nảy mầm cao, ở mức xấp xỉ 95%. Điều này cho thấy quá trình thu hoạch, phơi sấy và bảo quản giống đạt chất lượng tốt. Mặt khác thể hiện sức sống tốt của hạt giống trong điều kiện vụ Hè Thu.

khảo nghiệm sản xuất

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống là yếu tố mang đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 73)