KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1.KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

3.1.1. Sinh trưởng phát triển và một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm

3.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sở chủ yếu để xác định thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau.

Kết quả nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của các giống (ngày)

Giống

Các giai đoạn sinh trưởng Đâm mũi chông đến ba lá Ba lá thật - đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh đến KT đẻ nhánh KT đẻ nhánh đến BĐ trỗ BĐ trỗ đến KT trỗ KT trỗ đến chín hoàn toàn Tổng thời gian sinh trưởng SVN1 9 19 29 29 5 26 117 GL105 9 21 29 30 6 25 120 SV47 8 19 29 30 6 24 116 SV5 8 15 24 30 6 22 105 SV1 9 21 28 36 7 23 125 NB01 9 22 29 34 6 23 123 CXT30 8 15 24 30 5 23 105 XT65 8 15 24 30 6 22 105 SV3 9 21 28 36 7 24 125 KD18 9 19 26 31 6 23 114

Qua bảng 3.1. chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Giai đoạn đâm mũi chông đến ba lá thật của các giống tham gia thí nghiệm nhìn chung không chênh lệch lớn, dao động từ 8-9 ngày, có 3 giống là CXT30. XT65 và SV47 có thời gian hoàn thành giai đoạn là 8 ngày. Các giống còn lại có thời gian là 9 ngày.

Giai đoạn từ 3 lá thật đến bắt đầu đẻ nhánh: giai đoạn này về thời gian sinh trưởng của các giống bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt, thời gian hoàn thành giai đoạn này của các giống dao động từ 15 đến 22 ngày. Trong đó các giống CXT30, SV5 và XT65 có thời gian hoàn thành giai đoạn này ngắn nhất là 15 ngày. Giống NB01 có thời gian hoàn thành giai đoạn này dài nhất là 22 ngày.

Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh: đây là thời kỳ quan trọng quyết định đến số bông trên đơn vị diện tích. Thời gian đẻ nhánh càng ngắn, số nhánh đẻ càng tập trung thì năng suất giống càng cao. Thời gian đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 24 đến 29 ngày. Các giống có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất là CXT30, SV5 và XT65 với thời gian đẻ nhánh 24 ngày, các giống NB01, SVN1, GL105, SV47 có thời gian đẻ nhánh 29 ngày.

Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trỗ: giai đoạn này cây lúa được bón thúc lần thứ 2 (bón đón đồng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa trỗ bông được tối ưu. Thời gian hoàn thành giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến khả năng trỗ bông của cây lúa. Qua nghiên cứu cho thấy các giống thời gian hoàn thành giai đoạn này có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 29 đến 37 ngày. Giống có thời gian hoàn thành giai đoạn này sớm nhất là SVN1: 29 ngày; giống có thời gian hoàn thành giai đoạn này muốn nhất là SV1 đạt 36 ngày.

Giai đoạn bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ: đây là giai đoạn quyết định năng suất của cây lúa. Giai đoạn này đặc biệt mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Thời gian hoàn thành giai đoạn này càng sớm thì khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi càng cao (tránh điều kiện bất lợi). Thời gian bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ của các giống thí nghiệm chênh lệch không lớn, dao động từ 5 đến 7 ngày. Giống ngắn nhất là SVN1 và CXT30: 5 ngày, các giống SV1, SV3, là 7 ngày.

Giai đoạn kết thúc trỗ đến chín hoàn toàn: đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ hạt chắc ở trên bông, khối lượng 1000 hạt và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cuối cùng của cây lúa. Thời gian hoàn thành giai đoạn này của các giống thí nghiệm có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 22 đến 26 ngày, giống có thời gian hoàn thành giai đoạn này ngắn nhất là XT65 đạt 22 ngày. Giống có thời gian hoàn thành giai đoạn này dài nhất là SVN1 đạ 26 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định thời vụ, cơ cấu cây trồng và tăng vụ. Đây là đặc điểm mang bản chất di truyền của giống. Qua

nghiên cứu tổng thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm cho thấy: các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ ngắn ngày và có sự chênh lệch rất lớn về thời gian sinh trưởng, dao động từ 105 đến 125 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là CXT30, SV5 và XT65 đạt 105 ngày, các giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là SV1 và SV3.

3.1.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, bên cạnh đó nó còn phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn.

Thông thường chiều cao cây cuối cùng của lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu.

Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố giống, thời vụ, mật độ gieo sạ, lượng phân bón…đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống.

Kết quả theo dõi động tái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.1.

Qua bảng 3.2 và hình 3.1 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Giai đoạn 2 đến 4 tuần sau gieo, chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm chênh lệch khá lớn. Các giống tham gia khảo nghiệm có chiều cao cây sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng. Hầu hết chiều cao cây của các giống giai đoạn này đều cao hơn giống đối chứng KD18 ở mức độ sai khác có ý nghĩa. Có 3 giống chiều cao cây giai đoạn này thấp hơn giống đối chứng KD18 là SVN1, GL105 và SV1. Giai đoạn 5 đến 8 tuần sau gieo: cũng tương tự như giai đoạn 2 – 4 tuần sau gieo. Các giống tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch khá lớn về chiều cao cây và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng KD18. Ở thời kỳ 8 tuần sau gieo, chiều cao cây của các giống dao động từ 61,5 đến 83,6 cm, giống đối chứng KD18 có chiều cao cây thời kỳ này là 65,2 cm. Có 3 giống có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng và có ý nghĩa về mặt thống kê là SVN1, GL105 và SV1.

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm (cm)

Giống

Tuần sau gieo Chiều cao

cuối cùng

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1, SVN1 12,3f 20,9f 30,6h 39,0f 51,7g 61,4e 64,6e 75,1h 87,2e 94,5e 102,0g

2, GL105 9,2g 16,1g 24,7i 33,1g 45,8i 53,9i 61,5f 70,2i 81,1g 88,3g 97,2i

3, SV47 17,8c 25,3c 35,6e 46,4c 57,9b 68,1b 71,2b 83,0b 93,8b 99,0d 106,3b

4, SV5 26,0a 35,8a 44,2a 56,8a 66,7a 74,2a 83,6a 94,8a 103,1a 104,1a 108,3a

5, SV1 13,0e 22,3e 32,9g 40,3e 52,1f 61,2e 64,9de 75,6g 86,9e 94,6e 102,5f

6, NB01 17,8c 24,7d 36,3d 45,8d 53,7e 58,6g 69,5c 77,2f 88,9d 100,3b 105,5c

7, CXT30 18,3b 25,1c 37,2b 47,8b 56,3d 62,7d 71,3b 78,4d 90,3c 99,8c 104,3d

8, XT65 17,9c 24,8d 35,6e 45,7d 51,6g 59,9f 69,5c 77,7e 89,7cd 98,9d 103,7e

9, SV3 18,3b 26,8b 36,7c 48,1b 56,8c 63,2c 69,9c 79,6c 93,2b 100,4b 108,4a

10, KD18 (đ/c) 15,1d 24,8d 34,6f 40,1e 47,6h 57,3h 65,2d 70,0i 82,4f 89,7f 97,9h

LSD0,05 0,39 0,24 0,40 0,40 0,37 0,35 0,59 0,44 0,81 0,40 0,40

Ghi chú: LSD0.05: Least Significant Difference- Mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở xác suất 95%; Các chữ cái: a, b, c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức.

Hình 3.1. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm (cm/tuần)

Giai đoạn 9 đến 11 tuần sau gieo, lúc này cây lua tăng trưởng chiều cao chậm lại và đi vào ổn định về chiều cao. Sự chênh lệch về chiều cao của các giống ở giai đoạn này không lớn. Ở thời kỳ 11 tuần sau gieo, chiều cao của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 88,3cm đến 104,1cm. Sự chênh lệch chiều cao ở giai đoạn này của các giống có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng. Giống có chiều cao cây thấp nhất là GL105 đạt 88,3cm; giống có chiều cao cây cao nhất là SV5 đạt 104,1cm. Giống đối chứng KD18 có chiều cao cây 89,7cm.

Chiều cao cây cuối cùng: Qua theo dõi chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Hầu hết các giống thí nghiệm ở dạng thấp cây, có chiều cao cây cuối cùng dao động từ 97,2 đến 108,3cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là SV5 đạt 108,3cm. Giống có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là GL105 đạt 97,2cm. Sự chênh lệch về chiều cao cây cuối cùng của các giống khảo nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng KD18. Hầu hết các giống có chiều cao cây cuối cùng cao hơn giống đối chứng, chỉ duy nhất giống GL105 có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn giống đối chứng.

3.1.1.3. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Lá là cơ quan thực hiện chức năng quang hợp của thực vật nói chung và cây lúa nói riêng. Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên. Quá trình hình

thành của lá qua 4 thời kỳ nhỏ (hay còn gọi là bước): a) Mầm lá phân hoá, b) Hình thành phiến lá, c) Hình thành bẹ lá, d) Lá xuất hiện.

Một lá của cây lúa bao gồm đầy đủ các chi tiết: bẹ lá, cổ lá, gốc bản lá, thìa lía, tai lá, phiến lá (gồm các gân lá song song). Các lá cỏ dại cũng có cổ lá nhưng chỉ có thể có hoặc thìa lìa hoặc tai lá, hoặc không có gì cả.

Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi lá phát triển cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá đòng. Một giống lúa bao giờ cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là đặc điểm của giống. Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ thăm chăm sóc, thời vụ cấy.

Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh: a) thời kỳ mạ non trung bình 1-3 ngày ra 1 lá; b) thời kỳ mạ khoả 7-10 ngày ra 1 lá; c) sau cấy lúa bén rễ hồi xanh, tốc độ ra lá nhanh hơn, trung bình 5-7 ngày ra 1 lá hoặc nhiều ngày hơn tuỳ thuộc vào thời tiết; d) đến cuối thời kỳ đẻ nhánh, chuyển sang làm đốt, làm đòng thì tốc độ ra lá chậm lại khoảng 12-15 ngày/lá. Tổng thời gian hình thành 3 lá cuối cùng thường bằng thời gian làm đòng.

Các lá lúa trên thân chính được tạo ra cùng một lúc, phát triển kế tiếp nhau từ dưới lên và các lá lúa được sắp xếp so le nhau (mọc cách). Mỗi một lá mới được tạo ra (theo các bước nói trên) trung bình mất 7 ngày.

Nghiên cứu động thái và tốc độ ra lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.2.

Qua bảng 3.3 và hình 3.2 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Giai đoạn 1 tuần sau gieo, các giống thí nghiệm đều đạt số lượng lá là 3 lá thật. Đây là giai đoạn chúng tôi bắt đầu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa.

Giai đoạn 2 tuần sau gieo, số lá của các giống tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch khá rõ rệt dao động từ 3,35 đến 4,8 lá. Hầu hết các giống ở giai đoạn này đều có số lá chênh lệch ở mức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kế.

Giai đoạn 4 tuần sau gieo: cũng như giai đoạn đoạn 2 tuần sau gieo, số lá trên cây của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở giai đoạn này có sự chênh lệch khá lớn. Dao động từ 5,5 lá đến 6,9 lá.

Giai đoạn 6 tuần sau gieo: đây là giai đoạn cây lúa phân hóa đòng của cây lúa. Số lá trên cây của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 8,7 đến 9,8 lá trên cây. Giống có số lá lớn nhất là SV3 đạt 9,8 lá/cây. Giống có số lá ít nhất là CTX30 có 8,7 lá/cây.

Bảng 3.3. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Ghi chú: LSD0.05: Least Significant Difference- Mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở xác suất 95%; Các chữ cái: a, b, c…biểu thị mức độ sai khác giữa các công thức.

Giống

Tuần sau gieo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1.SVN1 3,0 4,15d 5,23c 6,17d 7,86d 9,57c 10,35d 11,31c 11,71e 11,91e 12,31e

2.GL105 3,0 4,80a 5,70a 6,70b 8,40b 9,70b 10,90a 11,50b 11,90d 12,15c 12,60b

3.SV47 3,0 3,37f 4,90e 5,50f 7,43g 9,10f 10,43c 11,17d 12,13b 12,17c 12,27e

4.SV5 3,0 3,35f 4,60g 6,30c 8,32c 9,30d 10,51b 11,13d 11,83d 12,00d 12,10g

5.SV1 3,0 3,80e 4,80f 5,77e 7,73e 9,20e 10,52b 11,13d 12,10b 12,30b 12,70a

6.NB01 3,0 3,35f 4,17h 5,85e 7,72e 9,05f 10,35d 11,10d 11,53f 11,81f 12,50c

7.CXT30 3,0 4,60b 5,13d 6,17d 7,63f 8,70g 9,50e 10,50e 11,56f 12,30b 12,30e

8.XT65 3,0 3,37f 4,90e 5,50f 7,43g 9,10f 10,43c 11,70a 12,10b 12,20c 12,20f

9.SV3 3,0 4,40c 5,37b 6,91a 8,54a 9,80a 10,35d 11,10d 12,31a 12,37a 12,40d

10.KD18(đ/c) 3,0 4,40c 5,20cd 6,70b 8,57a 9,63bc 10,50bc 11,67a 12,00c 12,16c 12,20f

LSD0,05 - 0,06 0,07 0,12 0,07 0,08 0,07 0,08 0,08 0,07 0,04

5

Hình 3.2. Đồ thị tốc độ ra lá của các giống hí nghiệm (cm/tuần)

Sự chênh lệch số lá trên cây ở giai đoạn này bắt đầu có sự phân nhóm rõ rệt. Có 7 giống sự chênh lệch về số lá có sự sai khác có ý nghía về mặt thống kê đối với giống đối chứng, hai giống SVN1 và GL105 có số lá tương đương với giống đối chứng KD18.

Giai đoạn 8 tuần sau gieo: đây là giai đoạn cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ trỗ, số lá dần đạt mức tối đa và đi vào ổn định. Số lá trên cây của các giống thí nghiệm dao động từ 10,5 đến 11,7 lá. Giống có số lá cao nhất là XT65 với 11,7 lá, giống có số lá trên cây thấp nhất là CXT30 có 10,5 lá. Ở giai đoạn này, hầu hết các giống có số lá thấp hơn giống đối chứng KD18 ở mức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kế. Chỉ duy nhất giống XT65 có số lá tương đương với giống đối chứng.

Giai đoạn 10 tuần sau gieo: số lá trên cây dao động từ 11,81 đến 12,37 lá. Giống có số lá nhiều nhất là SV3 đạt 12,37 lá, giống có số lá ít nhất NB01 đạt 11,81 lá. Hầu hết các giống thí nghiệm có số lá giai đoạn này tương đương và lớn hơn so với giống đối chứng. Có 3 giống số lá ít hơn so với giống đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa là SVN1, SV47 và NB01.

trên cây ổn định ở mức 12 – 13 lá. Tuy số lá ở các giống có sự sai khác có ý nghĩa nhưng hầu hết đều ổn định ở mức này do đó là đặc tính di truyền của cây lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 59)