Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 34 - 37)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình là vùng đất hẹp nhất Việt Nam, có vĩ độ từ 18005’12’’ đến 17005’02’’ vĩ độ bắc, 106059’37’’ đến 105036’55’’ kinh độ Đông. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ Tây sang Đông, diện tích đất tự nhiên là 8.055km2 , thuộc khu vực có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu phía Bắc lẫn miền Nam, nên có hai mùa rõ rệt. Từ đặc điểm khí hậu đó, nên cây lúa có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng do thường xuyên xảy ra gió bão, lũ lụt, hạn hán, mưa rét đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Diện tích trồng lúa hàng năm của tỉnh đạt trên 52.000 ha, năng suất đạt trên 48 tạ/ha và sản lượng đạt trên 257.000 tấn/năm, Diện tích chủ yếu tập trung chủ yếu ở các huyện vùng đồng bằng như huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh (Nguồn Niên giám thống kê Quảng Bình, 2014) [68].

Do đặc điểm của địa hình nên vùng đồng bằng nhỏ hẹp, được tạo thành từ những con sông ngắn và dốc, do đó có sự hạn chế về diện tích, tiểu khí hậu cũng như tính chất đất đai, dẫn đến năng suất và sản lượng lúa của tỉnh còn khá thấp, sản xuất đủ để phục vụ tiêu dùng trong tỉnh.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của Quảng Bình năm 2010-2014

Chỉ tiêu Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2010 52,1 45,1 234,7 2011 52,68 49,4 260,15 2012 53,45 49,1 262,44 2013 53,61 47 251,97 2014 54,23 51,2 277,47

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2014) [62] Qua bảng 1.3 cho thấy tuy diện tích lúa hàng năm tăng không đáng kể, nhưng vì năng suất tăng nhanh nên sản lượng lương thực của tỉnh cũng tăng từ 234.700 tấn năm 2010 đến 277.470 tấn năm 2014. Trong sản xuất, có nhiều giống lúa thích hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương, nhưng năng suất thấp, phẩm chất gạo thương phẩm giảm. Một số giống lúa dài ngày năng suất cao, chủ lực đang được gieo cấy trong vụ Đông Xuân nhưng có xu hương giảm do tình hình biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chưa thành tập quán sản xuất hàng hóa nên hiệu quả kinh tế không cao.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất thâm canh lúa tỉnh Quảng Bình năm 2014 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So kế hoạch (% ) Đông

xuân Hè thu Cả năm

Đông

xuân Hè thu Cả năm

* Diện tích (ha) 21.650 9.350 31.000 21.800 9.350 31.150 100,69 +Lúa lai 1.180 0 1.180 1.395 0 1.395 118,22 +Lúa chất lượng 7.240 5.397 12.637 8.022 5.047 13,069 110,81 +Lúa khác 13.230 3.953 17.183 12.383 4.303 16.686 93,60 * Năng suất (tạ/ha) 58,66 47.78 55,39 61,78 50,52 58,40 105,32 +Lúa lai 69,79 0 69,79 73,34 0 73,34 105,09 +Lúa chất lượng 55,05 64,96 51,60 58,18 50,62 55,26 105,68 +Lúa khác 59,65 49,01 57,20 62,81 50,41 59,61 105,30 * Sản lượng (tấn) 122.950 61.952 184.902 123.496 59.831 183.417 99,20 +Lúa lai 8.234 0 8.234 10.231 0 10.231 124,25 +Lúa chất lượng 39.859 25.347 65.206 46.671 25.549 72.220 117,09 +Lúa khác 78.912 19.372 98.284 77.779 21.690 99.468 98,56

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình, 2015)

Qua bảng 1.5 cho thấy, diện tích sản xuất lúa vùng thâm canh năm 2014 của tỉnh đã vượt kế hoạch đề ra là 0,69%, trong đó lúa chất lượng và lúa lai vượt kế hoạch 10,81%. Trong đó, lúa lai năng suất vượt nhưng không đáng kế, các giống lúa chất lượng và lúa khác đều giảm năng suất và sản lượng đều sụt giảm so với kế hoạch.

Năng suất lúa chất lượng năm 2014 chưa đạt kế hoạch, nhưng so với năm 2009 diện tích đạt 110%. Đồng thời, giá trị hàng hóa của lúa chất lượng cao hơn lúa thường từ 8 - 15%, nên xu hướng trong tương lai diện tích sản xuất các giống chất lượng sẽ tiếp tục tăng.

Nhằm tăng giá trị thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích sản xuất lúa, trong những năm gần đây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình (NN&PTNT) đã tập trung chỉ đạo vùng thâm canh lúa cao sản, kết quả năm 2014 diện tích thâm canh lúa cao sản đạt 31.150ha cho năng suất cao. Ngoài diên tích thâm canh lúa cao sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất, kết quả năm 2014 diện tích lúa chất lượng cao đạt trên 13.000ha.

Bảng 1.6. Sản xuất lúa chất lượng Quảng Bình năm 2007-2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2007 7.231 41,67 30.132

2008 8.933 50,95 45.513

2009 10.287 51,84 53.328

2010 12.000 47,00 56.000

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình, 2011)

Qua bảng 1.6, cho thấy từ năm 2007 đến năm 2010 diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất lượng cao đều tăng nhanh. Năm 2010, tuy năng suất lúa chất lượng giảm, nhưng diện tích tăng so với 2009, nên sản lượng lúa chất lượng vẫn tăng so với năm trước.

Xuất phát từ tầm quan trọng của lúa chất lượng, năm 2010 Sở NN&PTNT đã cùng với các cơ quan chuyên môn và các huyện - thành phố xây dựng kế hoạch sản xuất vùng thâm canh, trong đó lúa chất lượng tăng thêm 1.000ha so với kế hoạch năm 2009, cụ thể ở bảng 1.7.

Qua bảng 1.7, kế hoạch năm 2014 cho thấy diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 1/3 diện tích lúa thâm canh, trong đó Lệ Thủy có diện tích sản xuất thâm canh và diện tích lúa chất lượng lớn nhất tỉnh. Nhằm nâng cao diện tích lúa chất lượng trên toàn địa bàn, tỉnh Quảng Bình cần có chính sách hợp lý, đầu tư chuyển giao tiến bộ mới trong đó chú trọng công tác chọn tạo giống phù hợp với cả hai vụ sản xuất trong năm.

Bảng 1.7. Kế hoạch sản xuất lúa năm 2014 của các huyện

Chỉ tiêu Lệ Thủy Quảng Ninh Đồng Hới Bố Trạch Quảng Trạch Tuyên Hóa Minh Hóa Tổng cộng Diện tích(ha) 9600 7000 950 3650 5320 1280 400 28200 Lúa lai(ha) 600 500 50 150 120 130 50 1600 Lúa CLC(ha) 4000 3000 700 1500 2500 600 150 12450 Lúa khác(ha) 5000 3500 200 2000 2700 550 200 14150 Năng suất bình quân(tạ/ha) 60,5 59,76 61,26 59,0 59,2 57,9 51,8 58,5 Lúa lai(tạ/ha) 69,5 68,7 70,0 67,8 67,6 66,0 54,5 66,3 Lúa CLC(tạ/ha) 54,5 54,0 55,0 53,5 53,5 53,0 51,0 53,5 Lúa khác(tạ/ha) 57,5 56,6 58,8 55,7 56,5 54.8 50,0 55,7

Quảng Bình là tỉnh thuần nông, Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Để đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đạị hội tỉnh Đảng bộ đề ra, trong sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục chuyển đổi một số diện tích từ sản xuất các giống chất lượng kém, sang sản xuất các giống chất lượng cao theo hướng chuyên canh theo vùng. Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao các giống mới, chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao để bổ sung vào cơ cấu sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên cứu tuyển chọn một số giống lúa ngắn ngày tại quảng bình năm 2014 2015 (Trang 34 - 37)