3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.3. Phần mềm VILIS
VILIS là một sản phẩm của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu tổng quát là tạo ra môi trường làm việc mới và hiện đại cho các mặt của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu xã hội.
1.6.3.1. Công nghệ nền
Theo kế hoạch phát triển phần mềm VILIS, sau khi phát hành phiên bản phần mềm VILIS 1.0, Trung tâm viễn thám Quốc gia đã tiến hành xây dựng phiên bản 2.0. Phiên bản 2.0 được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, ASP.NET.
+ Phiên bản VILIS 2.0 xây dựng trên môi trường .NET của Microsoft, có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt, dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng.
+ Phiên bản VILIS 2.0 sử dụng chuẩn Unicode cho CSDL thuộc tính, hệ tọa độ chuẩn VN 2000 cho CSDL bản đồ.
+ Phiên bản VILIS 2.0 cho phép người sử dụng tự định nghĩa quy trình làm việc.
+ Phiên bản VILIS 2.0 được cấu thành từ rất nhiều phân hệ đáp ứng được đặc thù của các địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng và lĩnh vực GIS nói chung.
1.6.3.2. Công nghệ CSDL
VILIS 2.0 sử dụng công nghệ ánh xạ cơ sở dữ liệu đối tượng tới cơ sở dữ liệu quan hệ. Công nghệ này cho phép thay đổi quan hệ quản trị CSDL nền mà không ảnh hưởng tới ứng dụng chạy trên nó. Do đó VILIS 2.0 có khả năng chạy trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Oracle, SQL Server, My SQL, Postgre SQL rất phù hợp với nhu cầu triển khai ở các địa phương trên toàn quốc.
1.6.3.3. Công nghệ bản đồ
+ VILIS 2.0 sử dụng công nghệ bản đồ ARCGIS Engine của hãng ESRI lập trình trên môi trường .NET nên có khả năng triển khai trên các máy cài hệ điều hành Windows, Linux.
+ Giải pháp sử dụng công nghệ ARCGIS Engine kết hợp với các sản phẩm khác của ESRI tạo thành một giải pháp toàn diện, dễ dàng triển khai và mở rộng.
1.6.3.4. Công nghệ bảo mật
Phiên bản VILIS 2.0 có khả năng bảo mật rất cao. Các dữ liệu nhạy cảm đều được mã hóa bằng thuật toán RSA đảm bảo tính an toàn, không để lộ thông tin. Việc truy cập vào hệ thống được phân thành nhiều lớp kiểm tra do đó đảm bảo an ninh mạng. Một số thuật toán áp dụng cho VILIS 2.0:
+ Sử dụng chính sách mã hóa mật khẩu của Windows Server 2003, 2005. Sử dụng xác thực khi truy cập VILIS Portal bằng phương pháp RSA Token.
+ Riêng phiên bản VILIS 2.0 chạy với hệ quản trị Oracle được sử dụng thêm công nghệ mã hóa dữ liệu trong suốt (Transparent Data Encryption) (Nguyễn Đăng Phương, 2013).
1.6.3.5. Chức năng phần mềm
+ Quản lý CSDL lớn, đa dạng, phù hợp với các đơn vị quản lý dữ liệu thông tin địa lý (GIS) hoặc triển khai cấp quốc gia.
+ CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL Oracle trên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
+ Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ Arc SDE của hãng ESRi đảm bảo khả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn.
+ Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Cilent/Server, tuân theo các chuẩn quốc tế.
+ VILIS là công cụ thống nhất cho phép, xây dựng, cập nhật và bảo trì CSDL đất đai và đồng bộ dữ liệu giữa 3 cấp, hướng tới một hệ thống hồ sơ địa chính số thay thế cho hồ sơ địa chính giấy hiện nay.
+ VILIS là một hệ thống mở sẵn sàng tích hợp với các hệ thống thông tin khác: bất động sản, thuế, tài nguyên môi trường.
* Phần mềm VILIS 2.0 có nhiều phiên bản như: VILIS 2.0 Express, VILIS 2.0 Standard, VILIS 2.0 Enterprise. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ứng dụng phiên bản VILIS 2.0 Enterprise.
* Phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise chạy trên nền các công nghệ: + Oracle
+ ArcGIS Engine + ArcSDE for Oracle
* Ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 Enterprise:
+ Quản lý CSDL lớn, đa dạng, phù hợp với các đơn vị quản lý dữ liệu thông tin địa lý (GIS) hoặc triển khai cấp quốc gia.
+ CSDL bản đồ và thuộc tính được lưu trong hệ quản trị CSDL Oracle trên máy chủ đảm bảo tính thống nhất, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
+ Kết nối CSDL bản đồ thông qua công nghệ ArcSDE của hãng ESRI đảm bảo khả năng tác nghiệp đồng thời với khối lượng dữ liệu lớn.
+ Hiển thị, cập nhật bản đồ nhanh, xử lý tập trung theo mô hình Client/Server, tuân theo chuẩn quốc tế.
+ CSDL được bảo mật tốt nhất bằng thuật toán Transparent Data Encryption.
* Hạn chế của phần mềm:
+ Quản trị CSDL phức tạp, cần các bộ quản trị hệ thống có trình độ cao (Nguyễn Đăng Phương, 2013).
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Chủ sử dụng đất, các thửa đất trên địa bàn xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
+ Cơ sở dữ liệu địa chính được lưu trữ dưới dạng không gian và thuộc tính. Hai dạng này liên kết với nhau thông qua số hiệu thửa đất.
+ Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. + Hồ sơ địa chính và các dữ liệu địa chính.
+ Các phần mềm được ứng dụng trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: trên toàn bộ địa bàn xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2018 đến nay.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đánh giá tình hìnhquản lý và sử dụng đất đai xã Quỳnh Hưng
Thu thập các tài liệu báo cáo về hiện trạng sử dụng đất, công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, biểu thống kê, kiểm kê đất đai... để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Quỳnh Hưng năm 2018 và hiện nay.
2.3.2. Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Quỳnh Hưng
+ Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian. + Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính.
2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quỳnh Hưng
2.3.3.1. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền là bản đồ địa chính. + Dữ liệu không gian đất đai nền được xây dựng theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã và phải được thực hiện đồng thời với việc xây dựng dữ liệu không gian địa chính.
2.3.3.2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
+ Thu thập tài liệu, dữ liệu, Bản đồ địa chính.
+ Chỉnh lý biến động đất đai về mục đích sử dụng và hình thửa bản đồ địa chính, biên tập bản đồ địa chính.
2.3.3.3. Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin
Việc quét các giấy tờ pháp lý nhằm xác thực thông tin của thửa đất được nhập vào cơ sở dữ liệu. Chế độ quét của thiết bị được thiết lập theo hệ màu RGB với độ phân giải tối thiểu là 150 DPI.
2.3.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
+ Chuyển dữ liệu từ bản đồ để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. + Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
+ Hoàn thiện các thông tin thuộc tính như: Tên chủ sử dụng, năm sinh, số CMND, địa chỉ, dân tộc, quốc tịch... của chủ sử dụng; thông tin về thửa đất như: Số thửa, mục đích sử dụng, địa chỉ, thời hạn sử dụng, tình trạng pháp lý...
2.3.3.5. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
Hoàn thiện các thông tin mô tả về dữ liệu địa chính, bao gồm: + Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa chính;
+ Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ; + Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa chính;
+ Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa chính.
2.3.4. Thử nghiệm khai thác cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đất đai về các mặt: Tạo hồ sơ thửa đất, kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai, tạo ra hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận. Tất cả đều đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.3.5. Đánh giá kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng và đề xuất giải pháp
2.3.5.1. Đánh giá kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng 2.3.5.2.Đề xuất giải pháp trong xây dựng và khai thác CSDL địa chính
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Quỳnh Hưng. + Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận từ trước đến nay gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong quá trình quản lý đất đai....;
+ Thu thập các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động.
+ Thu thập Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (dạng số) của kỳ kiểm kê gần nhất;
+ Thu thập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. + Rà soát, đánh giá, phân tích các tài liệu có liên quan.
2.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
2.4.2.1. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
+ Tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền. + Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền.
+ Gộp các thành phần tiếp giáp nhau của cùng một đối tượng không gian đất đai nền thành một đối tượng duy nhất.
2.4.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
+ Chỉnh lý bản đồ địa chính bằng các phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, thước thép, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên, các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa.
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số:
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Gộp các thành phần tiếp giáp nhau của cùng một đối tượng không gian địa chính thành một đối tượng duy nhất phù hợp với thông tin thuộc tính của đối tượng. Rà soát dữ liệu không gian của đơn vị hành chính để xử lý các lỗi dọc biên giữa với các xã tiếp giáp (nếu có). Trường hợp có sự sai lệch về hình thể (do độ chính xác của các loại bản đồ địa chính khác loại tỷ lệ) cần xử lý đồng bộ với các loại hồ sơ có liên quan.
+ Các đối tượng không gian của bản vẽ được kiểm tra xử lý lỗi đường nét bằng các phần mềm MRFclean hoặc MRFFlag...
+ Chuyển đổi các lớp đối tượng không gian địa chính từ tệp (File) bản đồ số vào cơ sở dữ liệu.
+ Dữ liệu không gian địa chính được thực hiện trên phần mềm chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường: MICROSTATION, FAMIS.
2.4.2.3. Xử lý tệp tin hồ sơ quét
+ Xử lý các tệp tin quét thành tệp (File) hồ sơ quét dạng số của thửa đất, lưu trữ dưới khuôn dạng tệp tin PDF (ở định dạng không chỉnh sửa được); chất lượng hình ảnh số phải sắc nét và rõ ràng, các hình ảnh được sắp xếp theo cùng một hướng, hình ảnh phải được quét vuông góc, không được cong vênh.
+ Tạo liên kết hồ sơ quét dạng số với thửa đất trong cơ sở dữ liệu.
2.4.2.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
+ Kiểm tra tính đầy đủ thông tin của thửa đất, lựa chọn tài liệu để lấy thông tin ưu tiên theo quy định tại phụ lục số 05 của thông tư số 05/2017/TT- BTNMT, bao gồm:
- Nhóm thông tin thửa đât;
- Nhóm Thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;
- Thông tin về tình trạng pháp lý;
- Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Phân loại các thửa đất:
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa có tài sản gắn liền với đất (thửa đất loại A);
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có tài sản gắn liền với đất (thửa đất loại B);
- Thửa đất được cấp chung một Giấy chứng nhận (thửa đất loại C); - Căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ - thương mại trong nhà chung cư, nhà hỗn hợp đã được cấp Giấy chứng nhận (thửa đất loại D);
- Thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không được cấp Giấy chứng nhận (thửa đất loại E).
+ Hoàn thiện các thông tin từ tài liệu đã lựa chọn vào cơ sở dữ liệu địa chính.
+ Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng bằng phần mềm VILIS.
2.4.2.5. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính
+ Thu nhận các thông tin cần thiết để xây dựng siêu dữ liệu (thông tin mô tả dữ liệu) địa chính.
+ Nhập thông tin siêu dữ liệu địa chính cho đơn vị hành chính xã Quỳnh Hưng.
2.4.3. Phương pháp cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu
Hệ thống phần mềm VILIS đưa vào quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đăng ký QSDĐ, viết GCN QSD đất, quản lý HSĐC của xã Quỳnh Hưng.
Trình bày và cập nhật dữ liệu thuộc tính đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hồ sơ địa chính; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai.
Việc hiển thị và cập nhật dữ liệu không gian đất đai được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III, thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ QUỲNH HƯNG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quỳnh Hưng nằm về phía Đông nam của huyện Quỳnh Lưu, cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu về phía đông khoảng 4 km, có vị trí địa lý: từ 190 06’19” đến 19008’08” vĩ độ Bắc và từ 105o 39’ 11’’ đến 105o 40’ 17’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp xã Quỳnh Ngọc.
- Phía Tây giáp xã Quỳnh Diễn, Quỳnh Hồng - Phía Bắc giáp xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá. - Phía Nam giáp xã Quỳnh Thọ.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 561,16 ha. Địa bàn phân thành 12 xóm với 6 cụm dân cư
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý xã Quỳnh Hưng
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu
+ Về địa hình: Là xã đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, cao trũng đan xen.