Đăng ký biến động và quản lý biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã quỳnh hưng, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 85)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.3. Đăng ký biến động và quản lý biến động

3.5.3.1. Đăng ký biến động đất đai a. Biến động hồ sơ

Chuyển quyền trọn GCN

Chuyển quyền trọn GCN là chuyển toàn bộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được chứng nhận ghi trên GCN cho cá nhân, tổ chức khác...

Sử dụng chức năng tìm kiếm GCN để tìm giấy chứng nhận cần chuyển quyền. Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, sử dụng chức năng tìm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận chuyển nhượng đã có trong CSDL) và thêm chủ (trong trường hợp thông tin bên nhận chuyển nhượng chưa có trong CSDL); chọn kiểu chuyển quyền: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, chuyển đổi, chuyển quyền theo quyết định của tòa án, chuyển quyền theo quyết định giải quyết khiếu nại. Khi chọn được kiểu chuyển quyền, phần mềm sẽ tự động cập nhật lý do biến động, nội dung biến động, …

b. Biến động bản đồ

Để thực hiện các chức năng biến động như: Tách thửa hồ sơ, gộp thửa hồ sơ, tách thửa bản đồ.... ngoài yêu cầu các thửa tham gia phải đăng ký cấp GCN trong CSDL (trường hợp chưa có GCN trong CSDL thì phải đăng ký GCN cho thửa đất trước trong phần kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận) thì phải thực hiện chức năng quản lý số thửa. Việc thực hiện chức năng này nhằm mục đích quản lý số thửa mới được phát sinh trong quá trình biến động ở các cấp đơn vị thực hiện chỉnh lý biến động như: Sở TN&MT, phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký QSD đất, công chức địa chính cấp xã....

+ Gộp thửa

Thực hiện gộp hai hay nhiều thửa được thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng cũng như quản lý đất đai.

Để có sự thống nhất và liên thông giữa bản đồ và hồ sơ. Sau khi thực hiện gộp thửa trên bản đồ cần gộp thửa hồ sơ. Sự liên thông này thể hiện ở chỗ: khi thực hiện việc gộp thửa hồ sơ mà việc gộp thửa trên bản đồ đã được thực hiện thì có sự kế thừa kết quả gộp thửa từ bản đồ.

+ Tách thửa

Thực hiện tách thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế... một phần diện tích của thửa đất.

Chức năng này tương tự như biến động gộp thửa. Việc chia tách thửa trên bản đồ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau tùy theo hình dạng của các thửa đất sau khi tách. Cần chú ý đảm bảo diện tích đất sau khi tách >= 80 m2 và các thửa đất đều có lối đi ( theo điều 3, Quyết định 16/2018/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An).

3.5.3.2. Quản lý, cập nhật biến động

Chức năng quản lý, cập nhật biến động cho phép quản lý các biến động về thửa đất như chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, tặng cho, thế chấp, tách thửa, gộp thửa hoặc những biến động về người sử dụng, chủ sở hữu như thay đổi hoặc đính chính các thông tin về CMND, địa chỉ thường trú ... Chức năng này cho biết thông tin của thửa đất hiện tại sau khi thực hiện biến động. Ngoài ra còn giúp cán bộ quản lý hay người dân muốn biết trước khi có biến động thửa đất có hình dạng và có những thông tin gì để giải quyết khi có tranh chấp, khiếu nại...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã quỳnh hưng, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)