3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI XÃ QUỲNH HƯNG
Xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An là xã đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số, đã thực hiện kê khai đăng ký, phần lớn các hộ dân trước đây đã được cấp GCN, do đó khi tiến hành xây dựng CSDL cho xã Quỳnh Hưng áp dụng quy trình xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2017/TT- BTNMT. Theo đó, quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Quỳnh Hưng được thể hiện ở hình 4.2 dưới đây.
3.4.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu
Các số liệu thu thập tại địa phương bao gồm: + Dữ liệu không gian:
- Bản đồ địa chính mới nhất dạng số: Bao gồm 13 tờ bản tờ bản đồ địa chính được thành lập với tỷ lệ 1:2000 và 13 tờ bản đồ địa chính được thành lập tỷ lệ 1:1000.
- 59 tờ Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính thửa đất phục vụ cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quỳnh Hưng khi thửa đất có sự thay đổi ranh giới do BĐĐC đo vẽ sai ranh giới, hiến 1 phần diện tích thửa đất mở rộng đường giao thông nông thôn và do tách thửa, hợp thửa đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
- 01 tờ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xã Quỳnh Hưng năm 2015. + Dữ liệu thuộc tính:
- Các loại sổ sách: 01 quyển Sổ cấp giấy chứng nhận, 02 quyển sổ mục kê tạm, chưa có sổ địa chính.
- Có 25 Quyết định cấp giấy chứng nhận; 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 18 hộ gia đình, cá nhân theo hình thức đấu giá QSD đất; 06 Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Các loại đơn: 5176 đơn xin đăng ký, cấp mới, cấp đổi GCN QSD đất; 121 đơn xin tách thửa, hợp thửa, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, Văn bản phân chia di sản thừa kế.
- 5679 bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan của người sử dụng đất.
- 1551 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục thửa đất.
3.4.2. Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu
3.4.2.1. Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu
Sau khi thu thập tài liệu, dữ liệu thì tiến hành rà soát, đánh giá, phải xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, khả năng liên kết của các thửa đất liền kề trên một nền không gian, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất. Phải xác định được từng loại tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định sau:
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính; + Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính. Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.
Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất....
Đối với hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được thu thập phải được làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo quy định về hồ sơ địa chính.
Kết quả rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu xã Quỳnh Hưng như sau: + Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính:
- 26 tờ bản đồ địa chính dạng số đã được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành và có chất lượng tốt để đưa vào sử dụng cho việc chỉnh lý biến động bản đồ;
- 59 tờ Trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính thửa đất phục vụ cấp GCN kèm theo GCN đã được cấp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quỳnh Hưng khi thửa đất có sự thay đổi ranh giới do BĐĐC đo vẽ sai
ranh giới, hiến 1 phần diện tích thửa đất mở rộng đường giao thông nông thôn và do tách thửa, hợp thửa đất khi tực hiện chuyển quyền sử dụng đất ban hành theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đủ cơ sở để chỉnh lý bản đồ.
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính: Các giấy tờ thu thập được đều có tính pháp lý đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoàn thiện CSDL thuộc tính cho CSDL địa chính.
3.4.2.2. Phân loại các thửa đất
Thực hiện phân loại thửa đất trên cơ sở hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo hướng dẫn tại khoản 2, điều 9 thông tư số 05/2017/TT- BTNMT. Kết quả phân loại thửa đất được lập thành bảng sau:
Bảng 3.2. Bảng thống kê phân loại thửa đất STT Loại thửa đất Số lượng (thửa) Diện tích (m2) 1 Thửa đất loại A 1767 971.239,7 2 Thửa đất loại B 234 37.438,6 3 Thửa đất loại C 656 146.561,4 4 Thửa đất loại D 0 0,0 5 Thửa đất loại E 2403 2.241.366,1 3.4.3. Chỉnh lý biến động bản đồ
Bản đồ địa chính của xã được thành lập hoàn thành năm 2018, đưa vào sử dụng từ tháng 1/2018. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng ít được cập nhật các biến động về đất đai so với thời điểm hiện tại, các thửa đất trên ở thực địa đã có sự sai lệch về mục đích, chủ sử dụng cũng như hình thể thửa đất.
Thực hiện đối soát giữa bản đồ và thực tế, giữa bản đồ và hồ sơ để tìm ra những biến động cần chỉnh lý.
* Trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất mà không tạo thành thửa đất mới:
Trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất mà không tạo thành thửa đất mới do khi nhà nước thu hồi một phần thửa đất mà phần thu hồi không tạo
thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất hoặc do bản đồ địa chính đo vẽ sai ranh giới so với hiện trạng sử dụng đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi hay thửa đất mới sau khi chỉnh lý ranh giới vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ.
* Trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất do tách thửa, hợp thửa đất:
Trường hợp thửa đất mới phát sinh do tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý" ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý" phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý.
Hình 3.4. Bản đồ địa chính sau khi chỉnh lý tách thửa, hợp thửa
Trên 21 tờ bản đồ địa chính ghi nhận 40 trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất do tách thửa khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và do bản đồ địa chính đo gộp thửa.
* Trường hợp biến động không thay đổi ranh giới thửa đất:
Trên 21 tờ bản đồ địa chính ghi nhận 27 trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất trọn thửa; 6 trường hợp chuyển mục đích sử dụng và công nhận lại hạn mức đất ở với diện tích đất trồng cây hàng năm (vườn liền kề đất ở) được chuyển sang đất ở là 1.800,0 m2.
Trường hợp thay đổi chủ sử dụng phát sinh do chuyển quyền, thừa kế toàn bộ thửa đất thì thông tin về chủ sử dụng cũ sẽ được thay thế bằng chủ sử dụng mới và được cập nhật vào bản đồ thông qua chức năng sửa bảng nhãn thửa của phần mềm Famis.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất cũng được chỉnh lý bằng chức năng sửa bảng nhãn của phần mềm Famis. Mục đích sử dụng đất mới
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp chỉnh lý biến động bản đồ STT BTĐờ T ổng số thửa Lý do ch ỉnh lý 1 1
2 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai 2 2 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 3 2 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 4 2 3 Thu hồi, GPMB phục vụ quy hoạch chia lô đất ở 8
8 3 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 9 1 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai 10 9 2 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 11 10 5 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai
12 1 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 13 11 1 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 14
12
7 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai
15 1 Hiến một phần diện tích đất để mở rộng đường giao thông nông thôn 17 3 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa
18 1 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 19 13 2 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 20 4 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 22 3 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 23 2 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 24 15 4 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 26 16 1 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 27
17 1 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa 28 2 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 30
18
2 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai
31 5 Chuyển mục đích sử dụng và công nhận lại hạn mức đất ở 32 22 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất
33
21
2 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất 34 1 Chuyển quyền không thay đổi ranh thửa
35 1 Chuyển mục đích sử dụng và công nhận lại hạn mức đất ở 36 23 10 Thay đổi ranh giới do tách thửa, hợp thửa đất
37 4 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai 38 24 4 Thay đổi ranh giới do bản đồ đo vẽ sai
3.4.4. Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền
Từ nguồn dữ liệu bản đồ địa chính hiện có để tiến hành xử lý biên theo quy định về bản đồ đối với các tài liệu bản đồ tiếp giáp nhau; tách, lọc và chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian đất đai nền; chuyển đổi các lớp đối tượng không gian đất đai nền từ tệp (File) bản đồ số vào cơ sở dữ liệu và gộp các thành phần tiếp giáp nhau của cùng một đối tượng không gian đất đai nền thành một đối tượng duy nhất phù hợp với thông tin thuộc tính của đối tượng theo phạm vi đơn vị hành chính xã Quỳnh Hưng để xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý, vận hành và khai thác sử dụng.
Hình 3.5. Quy trình xây dựng dữ liệu đất đai nền Cấu trúc các nhóm lớp cơ sở dữ liệu đất đai nền:
- Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chếđo đạc bao gồm 2 lớp dữ liệu
+ Lớp điểm tọa độ - DiemToaDo: Kiểu dữ liệu không gian là dữ liệu dạng điểm (GM_Point) ;
+ Lớp điểm độ cao – DiemDoCao: Kiểu dữ liệu không gian là dữ liệu dạng điểm (GM_Point).
- Nhóm lớp dữ liệu địa giới gồm 2 lớp dữ liệu
+ Lớp đường địa giới hành chính cấp xã – DuongDiaGioiCapXa. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng đường (GM_Line). Quan hệ không gian: đi qua mốc biên giới, địa giới;
+ Lớp địa phận hành chính cấp xã – DiaPhanCapXa. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng (GM_Polygon).Quan hệ không gian: có đường
- Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ
+ Lớp thủy hệ dạng đường- DuongThuyHe. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng đường (GM_Line);
+ Lớp thủy hệ dạng vùng- VungThuyHe. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng (GM_Polygon).
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông bao gồm 4 lớp dữ liệu
+ Lớp tim đường – TimDuong. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng đường (GM_Line);
+ Lớp mặt đường bộ - MatDuongBo. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng vùng (GM_Polygon);
+ Lớp ranh giới đường – RanhGioiDuong. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng đường (GM_Line). Quan hệ không gian: nằm trên đường biên của lớp mặt đường bộ;
- Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú
+ Lớp điểm địa danh – DiemDiaDanh. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng điểm (GM_Point);
+ Lớp điểm ghi chú – DiemGhiChu. Kiểu dữ liệu không gian: dữ liệu dạng điểm (GM_Point) ;
Kết quả, đã xây dựng 01 bộ dữ liệu không gian đất đai nền, định dạng GML xã Quỳnh Hưng theo đúng quy phạm của bộ Tài nguyên và Môi Trường.
3.4.5. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính
3.4.5.1. Chuẩn hóa bản đồ
Từ các nguồn dữ liệu hiện có bao gồm bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính cùng các tài liệu liên quan cần phải tiến hành cập nhật, chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; rà soát chuẩn hóa các thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa chính theo
quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho phần mềm VILIS.
+ Chuẩn hóa phân lớp đối tượng:
Trên bản đồ địa chính có nhiều đối tượng khác nhau, cần phải phân lớp, tách, lọc và chuẩn hóa các đối tượng không gian đất đai nền theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các tờ bản đồ địa chính. Ngoài ra việc phân lớp đối tượng nhất là thửa đất sẽ phục vụ cho việc tạo vùng, gán các thông tin về thửa đất. Với các đối tượng dạng tuyến như đường giao thông, thủy lợi cần phải dùng đường line khép kín, trên mỗi tờ bản đồ.
Nội dung của chuẩn hóa phân lớp đối tượng theo bảng phân loại đối tượng bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
Bảng 3.3. Các lớp đối tượng trên bản đồđịa chính số
Nhóm Tên lớp Level (lớp số)
Thửa đất
Ranh giới thửa đất 10
Loại đất pháp lý 2
Số thửa 13
Diện tích 4
Nhà Tường nhà 14
Kiểu nhà, loại nhà 15 Giao thông Đường giao thông 23
Thủy lợi Đường thủy lợi 32
+ Chuẩn về dữ liệu bản đồ: Đây là chuẩn đầu tiên được đặt ra nhằm chuẩn hoá nội dung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Chuẩn này được gọi là chuẩn về dữ liệu bản đồ, bao gồm chuẩn về mô hình thể hiện dữ liệu và chuẩn về nội dung dữ liệu.
+ Chuẩn về khuôn dạng file: Chuẩn hoá về định dạng và trao đổi dữ liệu khi lưu trữ và khi trao đổi, phân phối thông tin là chuẩn phục vụ cho việc
khác nhau. Chuẩn này đặc biệt quan trọng đối với những cơ sở dữ liệu có tính chất dùng chung, chia sẻ nhiều như cơ sở dữ liệu BĐĐC. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính là cơ sở dữ liệu có tính phân tán (mỗi một cơ sở dữ