3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.8. Tình hình nhiễm Ochratoxi nA trên cà phê và các nông sản khác trên thế giới
Ochratoxin A đã được tìm thấy trên các loại nông sản như ngô, lạc, lúa mì, đại mạch, cà phê, bia, nho, các loại thức ăn gia súc.
Pihet và cộng sự (1996) đã khảo sát sản phẩm cà phê ở nước Anh đã kết luận rằng một cốc cà phê sẽ cung cấp xấp xỉ 2,2 mg Ochratoxin A hay 0,03 ng/kg trọng lượng cơ thể, các tác giả đã giải thích rằng lượng Ochratoxin A ít hơn 160 lần trọng lượng cơ thể là an toàn [31].
Jorgensen đã xem xét mức độ nhiễm Ochratoxin A ở các mẫu cà phê rang ở các cửa hàng bán lẻ tại Đức và đã tìm thấy ở tất cả các mẫu đều bị nhiễm ở mức độ thấp [24]. Fazekas (2002) và cộng sự đã khảo sát mức độ nhiễm Ochratoxin A của cà phê Hungari. Nồng độ trung bình của Ochratoxin A trong 50 mẫu cà phê là: Cà phê rang 0,5µg/kg, cà phê pha 0,72 µg/kg và tất cả các mẫu hỗn hợp 0,57 µg/kg. Các mức độ nhiễm Ochratoxin A này thấp hơn nhiều so với mức độ cho phép tối đa là 10 µg/kg trong cà phê rang ở Hungary [19]. Theo Taniwaki và cộng sự năm 2003 đã báo cáo mức độ nhiễm Ochratoxin A trong các mẫu cà phê màu anh đào và màu đậm từ 4 vùng Brazil. Phần lớn các mẫu đều nhiễm Ochratoxin A ở mức độ thấp hơn giới hạn cho phép [36].
Chính vì sự nguy hiểm của Ochratoxin A mà tổ chức lương thực thế giới (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có những chương trình khuyến cáo về phòng chống Ochratoxin A trên lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc và đưa ra giới hạn cho phép về mức nhiễm Ochratoxin A. Các quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra giới hạn cho phép về mức nhiễm Ochratoxin A trên lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc cho quốc gia của mình và đối với thực phẩm cho người giới hạn cho phép là 5 g/kg. Mức nhiễm Ochratoxin A cũng đã trở thành một trong những chỉ tiêu xuất khẩu nông sản của các hợp đồng thương mại quốc tế. (FAO/WHO/UNEP,1999)
Sangare - Tigori B và cộng sự [35] đã nghiên cứu sự cộng nhiễm Aflatoxin B1, Ochratoxin A, Fumonisin và Zearalenon trên các loại ngũ cốc và lạc ở Cordivoir. Kết quả cho thấy trong 30 mẫu phân tích thì có 86% mẫu nhiễm cả 4 loại độc tố. Các tác giả cũng nghiên cứu sự nhiễm Ochratoxin A trên lúa, miến, ngô, gạo và lạc ở Cardivoir từ năm 1998 đến 2002. Kết quả cho thấy trong 33 mẫu ngô, 10 mẫu gạo và 10 mẫu lạc phân tích, trừ 4 mẫu lạc còn lại tất cả các mẫu đã nhiễm Ochratoxin A từ 3 đến 1738 ng/kg, trong đó hàm lượng Ochratoxin A trong lúa miến dao động từ 17ng/ kg đến 204 ng/kg, trong ngô từ 3-1738 ng/kg, trong gạo từ 9-92 ng/kg, trong lạc từ 0.6-64 ng/kg.
Các nhà khoa học khác trên thế giới cũng đã nghiên cứu mức nhiễm Ochratoxin A trên một số đối tượng như rễ cây cà phê, mỳ, bột mỳ, cám mỳ, lúa mạch, ngô Bắc Mỹ, … Dưới đây là bảng trình bày kết quả mức nhiễm Ochratoxin A trên một số đối tượng.
Bảng 1.7. Mức nhiễm ochratoxin A trên một số đối tượng[21]
Đối tượng Mức nhiễm Ochratoxin A (ng/g)
Lúa mỳ 0,41 Bột mỳ 1,2 Cám mỳ 3,8 – 4,5 Lúa mạch 0,8 - 14 Ngô Bắc Mỹ 0,8 - 40 Rượu trắng 0,01 – 1,8 Bia 0,01 – 1,4 Rễ cây cà phê 0,1 – 5,4
Trước sự nguy hiểm của Ochratoxin A, tổ chức nông lương thế giới (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có những chương trình khuyến cáo về phòng chống ochratoxin A trên lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc và đưa ra giới hạn cho phép về mức nhiễm Ochratoxin A. Các quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra giới hạn cho phép về mức nhiễm Ochratoxin A trên lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc cho quốc gia của mình.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU