Đánh giá chung ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tình quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.5. Đánh giá chung ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tình quản lý,

quản lý, sử dụng đất và kinh tế, xã hội, môi trường tại huyện Tuyên Hóa

3.3.5.1. Những ảnh hưởng tích cực

Hoạt động khoáng sản góp phần không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.Tuy diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản không lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, tuy nhiên ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng đất và kinh tế, xã hội, môi trường của huyện là đáng kể.

Hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra làm cho những chính sách về quản lý, sử dụng đất có hoạt động khoáng sản được chú trọng, xem xét kỹ hơn và điều đó là rất cần thiết đối với vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như huyện Tuyên Hóa. Những chính sách này được đưa ra khi diện tích sử dụng cho hoạt động khoáng sản của huyện chưa chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất, trong tương lai để có thể tận dụng hết tiềm năng khoáng sản của huyện điều tất yếu là diện tích này sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, khi đó các chính sách quản lý này sẽ là tiền đề để đưa ra những

chiến lược quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hoạt động khoáng sản làm giảm diện tích đất nông nghiệp của người dân, chính vì thế người dân phải biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, điều đó làm cho việc sử dụng đất triệt để hơn, không hoang phí đất đai như lúc trước, làm diện tích đất chưa sử dụng giảm đáng kể. Bên cạnh đó người nông dân được tiếp cận khoa học, kỹ thuật mới sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân nơi đây.

Các hộ gia đình có đất bị thu hồi sẽ được nhận một khoản đền bù từ phía đơn vị khai thác, tạo điều kiện để làm ăn, ổn định cuộc sống vốn rất khốn khó của người dân huyện Tuyên Hóa.

Tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng tích cực, giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp, dịch vụ. Nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp giảm và hoạt động khai thác khoáng sản làm xuất hiện các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng,… các nhà máy này chủ yếu lấy lao động là người dân bị mất đất trên địa bàn.

Người dân được hưởng lợi từ các chính sách đầu tư phục vụ cho hoạt động khoáng sản về cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Hoạt động khoáng sản đã góp phần không nhỏ vào ngân sách của địa phương nơi có hoạt động khoáng sản diễn ra cũng như của huyện, làm thay đổi bộ mặt của huyện, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.3.5.2. Những ảnh hưởng tiêu cực

Không thể phủ nhận được những lợi ích mà hoạt động khoáng sản mang lại, tuy nhiên mặt trái của hoạt động khoáng sản đối với tình hình quản lý, sử dụng đất, và kinh tế, xã hội, môi trường cũng cần phải xem xét để có những biện pháp giảm thiểu thích đáng.

Hoạt động khoáng sản diễn ra làm tăng thêm số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trong khi các chính sách, nguồn nhân lực phục vụ cho việc quản lý không đáp ứng đủ.

Đất đai bị thu hồi trong khi nhu cầu sử dụng tăng, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.

Hoạt động khai thác khoáng sản gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, chất lượng đất ngày càng suy giảm, sản lượng cây trồng thấp.

Mất đất sản xuất làm tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, không có việc làm dẫn đến phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

Ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản, khói bụi từ hoạt động nổ mìn, vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong khu vực.

Qua số liệu điều tra có đến 62% hộ dân có câu trả lời “không” với câu hỏi “Ông (bà) có muốn hoạt động khai thác này vẫn tiếp tục diễn ra hay không?”. Theo lý giải của họ thì hoạt động khai thác khoáng sản có thể mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, tuy nhiên họ cho biết những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác khoáng sản đến kinh tế gia đình và môi trường là rất lớn, và họ không muốn tình trạng này tiếp tục kéo dài nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)