Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng rừng, công nghiệp khai thác. Có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy thuận lợi; Với vị trí nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, huyện có nhiều cơ hội để tiếp nhận những tác động tích cực từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng. Cơ cấu kinh tế tăng trưởng theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ, giảm dần nông - lâm - ngư nghiệp.

Đời sống của người dân đang được cải thiện, từng bước giảm dần tỷ lệ đói nghèo, mù chữ.

Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ.Đặc biệt, đã quan tâm đúng mức công tác chính sách - xã hội.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật.

3.1.3.2. Khó khăn

Do đặc thù là huyện miền núi, địa hình bị chia cắt nên gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện thời tiết phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng.

Tuy nền kinh tế đã có bước phát triển khá nhưng chưa vững chắc, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng dân tộc Mã Liềng.

Tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa được nhân rộng một cách hợp lý.Việc chỉ đạo phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn chậm, hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã còn thấp, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, lại chưa đồng bộ. Vì vậy, điều kiện để gọi vốn đầu tư từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực cho phát triển kinh tế, phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ còn rất hạn chế. Một số công trình xây dựng cơ bản tiến độ triển khai còn chậm, cá biệt còn có công trình chất lượng chưa cao.

Công tác xoá đói giảm nghèo đã được quan tâm chỉ đạo, mỗi năm số hộ nghèo giảm trên 5%, song tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra.

Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở một số nơi còn yếu, thiếu năng động sáng tạo trong quá trình tham mưu, thiếu nhạy bén trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành sản xuất.

Trình độ nguồn nhân lực còn thấp. Số người chưa có việc làm còn nhiều. Lao động được đào tạo và đào tạo tay nghề cao của huyện còn rất ít. Năng lực, trình độ của cán bộ và người lao động còn yếu, chưa đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hóa và công cuộc đổi mới.

Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Trình độ dân trí và thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)