ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Tổng diện tích tự nhiên: 112.869,40 ha, chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của tỉnh. Ranh giớihành chính được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước Lào.

- Phía Nam giáp huyện Bố Trạch. - Phía Đông giáp huyện Quảng Trạch.

Hình 3.1.Sơ đồ hành chính huyện Tuyên Hoá – tỉnh Quảng Bình

Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có Thị trấn Đồng Lê và 19 xã: Lâm Hóa, Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Sơn Hóa, Lê Hóa, Thuận Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa, Đức Hóa, Phong Hóa, Mai Hóa, Ngư Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng, Văn Hóa.

Huyện Tuyên Hóa là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình có Quốc lộ 12A, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường từ cảng Vũng Áng đi biên giới Việt - Lào và đường sắt Bắc nam với 9 ga trung chuyển hàng hóa, ngoài ra Tuyên Hóa còn có sông Gianh và sông Rào Trổ là tuyến đường thủy quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn.

3.1.1.2. Địa hình

Tuyên Hóa nằm về phía Tây - Nam dãy Hoành Sơn, giáp với dãy Trường Sơn, có địa hình hẹp, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; vùng thấp có độ cao từ 2 - 6 m, vùng cao có độ cao trung bình từ 25 - 100 m. Địa hình phía Tây Bắc là núi cao và thấp dần về phía Đông - Nam.

Toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao trung bình: Phân bổ chủ yếu ở ranh giới phía Tây Bắc huyện, ở các xã Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Ngư Hóa, Lâm Hóa, Thuận Hóa giáp với tỉnh Hà Tĩnh và xã Cao Quảng ở vùng phía Nam huyện giáp với huyện Bố Trạch. Địa hình vùng này có đặc điểm là núi có độ cao trung bình 300 - 400 m, một số đỉnh có độ cao trên 700 m; địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi có độ dốc lớn với các khe hẹp, lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng nghèo và trung bình.

- Địa hình vùng gò đồi đan xen các thung lũng: Phân bổ chủ yếu dọc sông Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ). Đặc điểm địa hình gồm các đồi có độ cao từ 20 - 50 m có nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ nên sườn dốc khá thoải từ 5 - 15% đan xen các thung lũng nhỏ.

- Địa hình vùng đồng bằng: Chủ yếu phân bổ ở các xã phía Đông Nam huyện gồm: Đức, Phong, Mai, Tiến, Châu và Văn Hóa. Đồng bằng có đặc điểm nhỏ hẹp ven sông, hàng năm thường ngập lũ nên được phù sa bồi đắp; đây là vùng trọng điểm lúa, màu và là nguồn cung cấp lương thực chính của toàn huyện.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Tuyên Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa chính, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.181mm;

Nhiệt độ bình quân hàng năm 240C. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau với nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 220C. Mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C.

Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, trung bình hàng năm là 2.181mm. Gió mùa đã gây hiện tượng mưa và phân hoá lượng mưa không đều. Mùa khô nóng từ tháng IV đến tháng VII mưa ít chiếm khoảng 20 - 24% lượng mưa cả năm, từ tháng VIII đến tháng XI mưa nhiều chiếm tới 65-70% cả năm, vì vậy lũ lụt thường xẩy ra

vào thời gian này trong năm. Số ngày mưa trung bình của huyện là 169 ngày cao hơn so với toàn tỉnh.

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 83%, nhưng nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Thời kỳ có độ ẩm không khí cao nhất của huyện thường xảy ra vào tháng cuối mùa Đông.

Lượng bốc hơi trung bình của huyện là 1.059 mm. Trong mùa lạnh lượng bốc hơi nhỏ hơn so với mùa nóng, về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng V, VI, VII lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Huyện Tuyên Hóa chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi theo hướng Bắc - Đông Bắc. Mùa Hè chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng VII [4].

3.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi các hệ thống sông, suối chính: sông Gianh, sông Rào Trổ, sông Ngàn Sâu, sông Rào Nam, khe Nét, hồ Bẹ,... Do đặc điểm địa hình làm cho hệ thống sông suối ở đây có đặc điểm là ngắn và dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn. Trong mùa mưa, nước từ các sườn núi chảy xuống các thung lũng hẹp, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt trên diện rộng. Về mùa khô, nước sông xuống thấp, mặt khác sông ngắn nên nước mặn dâng lên xâm nhập đến Minh Cầm (xã Phong Hóa) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Do đặc điểm của địa hình dẫn tới sự hình thành của các loại đất trong huyện cũng đa dạng, bao gồm các nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm đất feralit có nguồn gốc từ đá mẹ được hình thành nội sinh hoặc sa diệp thạch chủ yếu phân bố ở vùng đồi núi có độ dốc cao, phía trên có thảm thực vật là rừng tự nhiên che phủ, tuy bị xói mòn mạnh nhưng độ phì tự nhiên vẫn còn khá nên khả năng tái sinh tự nhiên bằng khoanh nuôi bảo vệ hoặc xúc tiến tái sinh rừng tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lấy gỗ, trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc ở quy mô vừa và nhỏ.

- Nhóm đất phù sa cổ và đất feralit chủ yếu phân bố ở các địa hình núi thấp hoặc gò đồi ở các xã Thanh Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Đồng Hóa, Lê Hóa và Cao Quảng. Đất tuy bị xói mòn mạnh và bạc màu do tập quán canh tác tự phát, nhưng

nhiều đất có tầng dày khá, nếu canh tác khoa học có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng màu, cây ăn quả hoặc đồng cỏ chăn nuôi gia súc tốt.

- Nhóm đất phù sa bồi đắp hàng năm phân bổ chủ yếu các vùng ven sông chính và các thung lũng đan xen ở vùng gò đồi. Nhờ hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao, tầng dày lớn nên phù hợp cho việc gieo trồng lúa, ngô hoặc các loại hoa màu, rau đậu.

Ngoài ra có các nhóm đất bạc màu, đất mặn chua,… nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Diện tích và tỷ lệ của từng loại đất cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1.Tài nguyên đất của huyện Tuyên Hóa

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích 112.869,40 100,00

1 Đất xám Feralit đá nông Xf-đ1 57.003 49,59

2 Đất xám Feralit đá sâu Xf-đ2 10.918 9,50

3 Đất xám kết von ít glây sâu Xfe4-g2 279 0,24

4 Đất tầng mỏng chua điển hình Ec-h 5.401 4,70

5 Đất phù sa chua điển hình Pc-h 3.233 2,81

6 Đất xám Feralit điển hình Xf-h 2.409 2,10

7 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Sg 3.482 3,03

8 Đất xám Feralit đá lẫn nhiều ở nông Xf-sk1 5.558 4,84

9 Đất xám lẫn đá nhiều ở nông X-sk1 272 0,24

10 Đất xám mùn trên núi đá nông Xu-đ1 232 0,20

11 Đất xám cơ giới nhẹ Xa 674 0,59

12 Đất xám Feralit đá lẫn nhiều ở sâu Xf-sk2 1.992 1,73

13 Đất xám cơ giới nhẹ lẫn đá nhiều ở sâu Xa-sk2 142 0,12

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

15 Đất tầng mỏng điển hình E-h 362 0,31

16 Đất phù sa chua glây sâu Pc-g2 330 0,29

17 Đất xám kết von sâu Xfe2 439 0,38

18 Đất xám cơ giới nhẹ điển hình Xa-h 900 0,78

19 Đất xám Feralit lẫn đá Xf-sk 4.732 4,12

20 Đất phù sa chua glây Pc-g 117 0,10

21 Đất phù sa chua cơ giới nhẹ Pc-a 94 0,08

22 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình P-h 281 0,24

23 Đất phù sa chua glây nông kết von sâu Pc-g1fe2 170 0,15

24 Đất nâu vàng điển hình Fx-h 128 0,11

25 Các loại đất khác 17.965,48 15,91

Nguồn:[28]

Qua bảng 3.1 có thể thấy được các loại đất của huyện Tuyên Hóa khá phong phú, đa dạng, phần lớn là đất xám Feralit và đất phù sa các loại. Đặc điểm đất đai ở đây thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, các cây ăn quả, trồng 2 vụ lúa/năm cho năng suất trung bình khá.

b. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2017 huyện Tuyên Hóa có 94.112,49ha đất lâm nghiệp, chiếm 91,44% đất nông nghiệp.Trong đó: Rừng phòng hộ 32.803,37ha, chiếm 34,86% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất 61.309,12ha, chiếm 65,14%.

Diện tích rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, song phân bố nhiều ở các xã Kim Hóa, Cao Quảng, Thanh Hóa và Lâm Hóa. Diện tích rừng của huyện góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình dòng lũ xói mòn đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Pơmu...và nhiều loại thú quý hiếm như: Vọoc, Báo, Hươu đen, Dê sừng thẳng, Trĩ , Sao, Gà lôi và các loại Bò sát, móng guốc khác.

Hiện nay rừng bị tàn phá khá nặng nề, nhiều diện tích rừng có trữ lượng cao nay biến thành đất trống đồi trọc.

c. Tài nguyên nước

Với sốlượng sông suối phân bố dày đặc và rộng lớn, huyện Tuyên Hóa có tiềm năng về nguồn nước ngọt rất lớn. Hiện tại huyện có 3 dòng sông lớn chảy qua: sông Gianh; sông Nan; sông Ngàn Sâu và có nhiều suối nhỏ. Nguồn tài nguyên này trong thời gian qua vẫn chưa được khai thác sử dụng đúng mức, chỉ mới sử dụng một lượng nhỏ phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp.Các sông suối của huyện có trữ lượng nước lớn, độ dốc cao, có khảnăng để xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên, bình quân 2.181 mm/năm, một phần được lấy từ Sông Gianh, sông Rào Trổ. Ngoài ra còn có các hồ đập nhỏ khác phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân, song còn bị hạn chế do khô hạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa nên hiệu quả sử dụng không cao.

- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏđến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Chất lượng nước của huyện Tuyên Hóa nhìn chung khá tốt, rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Biểu đồ 3.1.Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Tuyên Hóa năm 2017

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư năm 2017 là 32,2%.Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ [25]. Nông - lâm - thủy sản phát triển tương đối toàn diện.Cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất; năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng cao; diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu, thực phẩm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả ngày càng nhiều.

Tổng đàn gia súc năm 2017 là 50.699con. Tổng đàn gia cầm là 305.669con, tăng 21.982 con so với cùng kỳ. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp chiếm 51,5%.Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng tổng đàn; chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Các mô hình kinh tế trang trại được quan tâm đầu tư.

Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được quan tâm đầu tư; nuôi cá lồng trên sông được duy trì và phát triển. Diện tích nuôi cá ao hồ 70,1 ha. Sản lượng thuỷ sản đạt 499 tấn, so cùng kỳ tăng 21,3 tấn, giá trị thu được trên 39 tỷ đồng. Cùng với việc tăng về quy mô sản xuất công tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được chú trọng thực hiện.

Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được duy trì thường xuyên, việc phòng chống cháy rừng được các địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm chỉđạo nên trên địa bàn huyện chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra. . Triển khai trồng rừng theo kế hoạch, đã trồng mới, trồng lại 800 ha. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, buôn bán lâm sản trái pháp luật.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì được mức độ tăng trưởng, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 ước đạt 235,79 tỷ đồng, tăng 9,09% so với cùng kỳ [25]. Hàng hoá lưu thông trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân.

Huyện đã có những chủ trương chính sách, các đề án cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, từng bước thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, đầu tư sản xuất nhiều loại mặt hàng, ngành hàng tạo điều kiện thu hút lao động trên địa bàn, nâng cao đời sống dân cư. Ngành nghề nông thôn ngày càng được chú trọng; một số ngành nghề mới phát triển tạo việc làm, thu nhập cho

người lao động, như: mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, các dịch vụ cơ khí, sản xuất gia công phục vụ sản suất và đời sống.

Tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng năm 2017 là 25,6% [25].

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá bình quân hàng năm tăng 11,27%. Mạng lưới dịch vụ, thương mại được mở rộng. Đến nay, các chợ lớn trung tâm trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả, các cơ sở kinh doanh cá thể phát triển rộng khắp, toàn huyện có 2.610 cơ sở, góp phần phát triển thương mại trên địa bàn.

Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, số lượng các phương tiện vận tải tăng nhanh. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bình quân hàng năm tăng 11,9%; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 13,23%. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, các loại hình dịch vụ khá đầy đủ, đa dạng, rộng khắp trên toàn huyện, chất lượng phục vụ được nâng cao. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2017là 42,2% [25].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)