3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Biểu đồ 3.1.Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Tuyên Hóa năm 2017
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư năm 2017 là 32,2%.Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ [25]. Nông - lâm - thủy sản phát triển tương đối toàn diện.Cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất; năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng cao; diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu, thực phẩm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả ngày càng nhiều.
Tổng đàn gia súc năm 2017 là 50.699con. Tổng đàn gia cầm là 305.669con, tăng 21.982 con so với cùng kỳ. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp chiếm 51,5%.Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng tổng đàn; chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Các mô hình kinh tế trang trại được quan tâm đầu tư.
Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được quan tâm đầu tư; nuôi cá lồng trên sông được duy trì và phát triển. Diện tích nuôi cá ao hồ 70,1 ha. Sản lượng thuỷ sản đạt 499 tấn, so cùng kỳ tăng 21,3 tấn, giá trị thu được trên 39 tỷ đồng. Cùng với việc tăng về quy mô sản xuất công tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được chú trọng thực hiện.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được duy trì thường xuyên, việc phòng chống cháy rừng được các địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm chỉđạo nên trên địa bàn huyện chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra. . Triển khai trồng rừng theo kế hoạch, đã trồng mới, trồng lại 800 ha. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, buôn bán lâm sản trái pháp luật.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì được mức độ tăng trưởng, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 ước đạt 235,79 tỷ đồng, tăng 9,09% so với cùng kỳ [25]. Hàng hoá lưu thông trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân.
Huyện đã có những chủ trương chính sách, các đề án cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, từng bước thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, đầu tư sản xuất nhiều loại mặt hàng, ngành hàng tạo điều kiện thu hút lao động trên địa bàn, nâng cao đời sống dân cư. Ngành nghề nông thôn ngày càng được chú trọng; một số ngành nghề mới phát triển tạo việc làm, thu nhập cho
người lao động, như: mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, các dịch vụ cơ khí, sản xuất gia công phục vụ sản suất và đời sống.
Tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng năm 2017 là 25,6% [25].
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá bình quân hàng năm tăng 11,27%. Mạng lưới dịch vụ, thương mại được mở rộng. Đến nay, các chợ lớn trung tâm trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả, các cơ sở kinh doanh cá thể phát triển rộng khắp, toàn huyện có 2.610 cơ sở, góp phần phát triển thương mại trên địa bàn.
Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, số lượng các phương tiện vận tải tăng nhanh. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bình quân hàng năm tăng 11,9%; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 13,23%. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, các loại hình dịch vụ khá đầy đủ, đa dạng, rộng khắp trên toàn huyện, chất lượng phục vụ được nâng cao. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2017là 42,2% [25].
Bảng 3.2.Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Tuyên Hóa năm 2017
Tiêu chí Kết quả thực hiện năm 2017 Kế hoạch năm 2017 Tăng (+), giảm (-) % so với kế hoạch Tổng sản lượng lương thực 22.190,9tấn 19.000 tấn +16
Tổng đàn gia súc 50.699con 49.220 con + 3
Tổng thu ngân sách trên địa
bàn 61,86 tỷ đồng 60 tỷ đồng +3
Bình quân thu nhập đầu người 27,45 triệu đồng/người/năm 27 triệu đồng/người/năm +1,6 Trồng rừng tập trung 868 ha 800 ha +8,5
Giải quyết việc làm 3.205 lao động 3.000 lao động +6,8
3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông được cải thiện, các tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng (Đường Hồ Chí Minh, đường nối từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt - Lào, đường Quốc lộ 12A, đường Quốc lộ 15, đường Mai Hoá - Ngư Hoá, đường về xã Châu Hoá...) tạo nên mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.
Hệ thống cầu vượt sông Gianh đã được xây dựng như cầu chợ Gát, cầu Minh Cầm, cầu Châu Hóa, cầu Văn Hóa,... để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sông Gianh và sông Rào Trổ là hai tuyến đường thủy quan trọng của huyện với chiều dài 108km.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, những tuyến đường chính, đường huyết mạch được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện. Đã hình thành cơ bản các tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đến các xã. Tuy nhiên, nền đường còn hẹp, chất lượng kém; mặt khác hệ thống cầu cống trên tất cả các tuyến đường chủ yếu là bán vĩnh cửu và cầu tạm nên chưa đáp ứng nhu cầu về giao thông trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện trong tương lai.
b. Mạng cấp điện bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin
Mạng lưới cung cấp điện đã được xây dựng trên toàn bộ địa bàn huyện, hiện nay 20/20 xã thị trấn đều được dùng điện lưới quốc gia. Mức tiêu thụ điện năng cũng không ngừng tăng, tỷ lệ điện năng phục vụ sản xuất công nghiệp tăng nhanh trong cơ cấu tiêu dùng điện.
Cùng với việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến ngành Bưu chính - Viễn thông đã đầu tư xây dựng hệ thống điện thoại vô tuyến phục vụ nhu cầu về thông tin liên lạc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, số thuê bao điện thoạiđến cuối năm 2016 có 13.827thuê bao. Số máy điện thoại di động được người dân đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Doanh thu bưu chính - viễn thông đạt 18.080 triệu đồng năm 2016[4].Mạng lưới internet đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng khá rộng rãi trên địa bàn huyện, hiện nay đã đưa internet có tốc độ truy cập cao vào sử dụng.
c. Y tế
Mạng lưới y tế từ trung tâm đến các xã, thị trấn trong huyện đều được xây dựng, nâng cấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đã được chú trọng đầu tư, các loại máy móc hiện đại như máy chụp X quang, máy siêu âm... đã được đưa vào phục vụ cho khám chữa bệnh. Công tác khám chữa bệnh được duy trì và thực hiện
tốt, nhất là công tác khám chữa bệnh cho người ngèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Toàn huyện hiện có 24 cơ sở y tế, với 201 giường bệnh [4].
d. Giáo dục đào tạo
Toàn huyện có 76 trường và cơ sở giáo dục.Chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được cải thiện và nâng cao, đã áp dụng các phương pháp dạy và học mới vào chương trình giảng dạy.Tăng sốlượng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuy vậy, công tác xã hội hoá giáo dục nhiều nơi thực hiện chưa tốt, việc quản lý giáo dục học sinh ở ngoài trường học còn hạn chế, học sinh suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật vẫn còn. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trường học chưa nghiêm túc, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ quản lý trường học còn hạn chế.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm, mức sống dân cư
Bảng 3.3.Dân số, diện tích tự nhiên theo xã, thị trấn của huyện Tuyên Hóa năm 2016
TỔNG SỐ Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/ Km2) Thành thị 10.75 5,861 545.2 TT. Đồng Lê 10.75 5,861 545.2 Nông thôn 1,117.94 73,608 65.84 Hương Hóa 105.06 3,238 31 Kim Hóa 184.89 5,420 29 Thanh Hóa 132.47 5,745 43 Thanh Thạch 32.01 2,309 72 Thuận Hóa 45.48 2,424 53 Lâm Hóa 103.29 1,042 10 Lê Hóa 23.10 2,692 117 Sơn Hóa 30.04 3,370 112 Đồng Hóa 44.05 3,362 76 Ngư Hóa 61.42 642 10 Nam Hóa 23.67 1,788 76
TỔNG SỐ Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/ Km2) Thạch Hóa 52.17 5,335 102 Đức Hóa 38.46 5,644 147 Phong Hóa 28.76 5,351 186 Mai Hóa 32.20 6,973 217 Tiến Hóa 40.23 6,745 168 Châu Hóa 18.20 5,343 294 Cao Quảng 119.04 2,828 24 Văn Hóa 25.69 3,357 131 Nguồn:[4]
Theo Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm 2016, tính đến ngày 31/12/2016, huyện Tuyên Hóa có tổng dân số là 79.469 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra có dân tộc Mã Liềng, dân tộc Chứt, dân tộc Sách,… Mật độ dân số trung bình của huyện là 70,41 người/km2 và sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị hành chính trong huyện với nhau.
Thị trấn Đồng Lê là nơi tập trung đông dân cư nhất huyện với mật độ dân số là 545,2 người/km2, mật độ dân số thấp nhất là xã Ngư Hóa và xã Lâm Hóa với 10 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 12,32% [4].
Theo số liệu thống kê năm 2016 toàn huyện có 51.643 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,98% dân số. Số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng dần qua các năm đảm bảo nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, một số ít lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mộc dân dụng, chế biến lương thực, cơ khí sửa chữa nhỏ và dịch vụ.
Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp nhất; tạo công ăn việc làm cho thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết của huyện.
Trong những năm qua bằng nhiều hình thức, huyện đã thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ để khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
Thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng qua các năm và năm 2017 là 27,45triệu đồng/người/năm. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.