3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tuyên Hóa
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên huyện Tuyên Hóa là 112.869,40 ha và được phân bổ cho 20 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 19 xã), trong đó đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất là xã Kim Hóa (18.271,84 ha) và đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Đồng Lê (1.022,29 ha). Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 102.920,76 ha, chiếm 91,19% diện tích đất tự nhiên; - Diện tích đất phi nông nghiệp: 6.200,76 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; - Diện tích đất chưa sử dụng: 3.747,88 ha, chiếm 3,32% diện tích đất tự nhiên. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2017 của huyện Tuyên Hóa được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4.Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuyên Hóa năm 2017
TT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 112.869,40 100
1 Đất nông nghiệp NNP 102920.76 91.19
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8502.72 7.53
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4478.60 3.97
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1764.54 1.56
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2714.06 2.40
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4024.12 3.57
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 94112.49 83.38
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 61309.12 54.32
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 32803.37 29.06
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 56.63 0.05
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 248.92 0.22
2 Đất phi nông nghiệp PNN 6200.76 5.49
2.1 Đất ở OTC 703.63 0.62
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 675.65 0.60
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 27.98 0.02
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2781.16 2.46
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 19.64 0.02
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 749.12 0.66
2.2.3 Đất an ninh CAN 1.80 0.00
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 112.76 0.10
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 475.18 0.42
TT Loại đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2.3 Đất tôn giáo TON 6.62 0.01
2.4 Đất tín ngưỡng TIN 5.83 0.01
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
hỏa táng NTD 333.97 0.30
2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 2203.95 1.95
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 165.59 0.15
3 Đất chưa sử dụng CSD 3747.88 3.32
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 745.18 0.66
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 215.28 0.19
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 2787.42 2.47
Nguồn:[30]
Biểu đồ3.2.Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tuyên Hóa năm 2017
Qua biểu đồ 3.2 có thể thấy được diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất của huyện Tuyên Hóa với 91,19%, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp so với đất nông nghiệp, chỉ chiếm 5,49% trong cơ cấu sử dụng đất của huyện, còn lại 3,32% là đất chưa sử dụng.
- Đất nông nghiệp của huyện có diện tích là 102.920,76ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 8.502,72ha chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp là để trồng cây hàng năm như lúa, lạc, ngô, khoai lang,… với diện tích 4.478,60 ha, chiếm 52,67% đất sản xuất nông nghiệp, 47,33% còn lại là diện tích đất trồng cây lâu năm với các loại cây chuối, dứa, chè, hồ tiêu, ...
+ Đất lâm nghiệp là 94.112,49 ha, chiếm 91,44% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó đất trồng rừng sản xuất chiếm 65,14% diện tích với 61.309,12 ha. Còn lại là đất trồng rừng phòng hộ với diện tích 32.803,37 ha, chiếm 34,86% diện tích đất lâm nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 56,63 ha chỉ chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 6.200,76 ha, chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó:
+ Đất ở có diện tích 703,63 ha, chiếm 11,35% đất phi nông nghiệp. Chủ yếu là đất ở tại nông thôn với diện tích 675,65 ha, chiếm 96,02% diện tích đất ở. Đất ở tại đô thị chỉ có 3,98% với diện tích 27,98 ha.
+ Đất chuyên dùng có diện tích 2.781,16 ha, chiếm 44,85% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó đất có mục đích công cộng chiếm diện tích lớn nhất với 1.422,67 ha, chiếm 51,15% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm: đất giao thông; đất thủy lợi; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục - thể thao; đất chợ; đất có di tích, danh thắng; đất bãi thải, xử lý chất thải. Đất quốc phòng có diện tích 749,12 ha, chiếm 26,94% diện tích. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 17,09% với diện tích 475,18 ha. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 19,64 ha, chiếm 0,66%. Còn lại 1,80 ha là diện tích đất an ninh.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 12,45 ha, chiếm 0,2 % diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 333,97 ha, chiếm 5,39% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 2.369,54ha, chiếm 38,21% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng có diện tích 3.747,88 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích là 215,28 ha, chiếm 5,74% diện tích đất chưa sử dụng. Đất bằng chưa sử dụng chiếm 19,88% với diện tích 745,18 ha. Còn lại 2.787,42 ha là diện tích đất núi đá không có rừng cây chiếm 74,37% diện tích đất chưa sử dụng.
3.1.4.2. Tình hình biến động đất đai
Giai đoạn 2011 - 2017, cơ cấu sử dụng đất có chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiêp, đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiêp. Sở dĩ có sự chuyển đổi như vậy là do việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp; chuyển đổi các loại đất trong đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển đổi diễn ra còn chậm, chưa đạt mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Biểu đồ 3.3.Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2011 – 2017
Nguồn:[30]
3.1.4.3. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai là nội dung rất quan trọng vì nó là thước đo, là tiêu chuẩn của công tác quản lý. Nó xuyên
suốt tất cả hoạt động của việc quản lý nhà nước về đất đai. Công tác này thể hiện quyền quản lý đất đai một cách khoa học chặt chẽ, là cơ sở để thực hiện quản lý, sử dụng và xử lý các vi phạm về đất đai.
Để đảm bảo việc tổ chức thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành nhanh chóng được triển khai đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến về quản lý và sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, kỷ cương theo đúng quy định, thời gian qua UBND huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhờ đó việc áp dụng và triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ cấp huyện đến cấp xã. Cải cách thủ tục hành chính về đất đai vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất vừa bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, giảm các khiếu kiện về đất đai.
Việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai được chính quyền huyện quan tâm sâu sắc. Huyện đã đưa ra các văn bản sát với thực tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã về quản lý và sử dụng đất. Hàng năm, huyện đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ địa chính xã. Tuy vậy, việc ban hành các văn bản về đất đai chưa thật hợp lý và hiệu quả, công tác tổ chức thực hiện các văn bản đất đai còn chậm và chưa đúng trình tự.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện theo Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạch định ranh giới các cấp, UBND huyện Tuyên Hóa cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới các xã trong huyện, ranh giới của huyện với các huyện: Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), toàn bộ các mốc giới hành chính các xã đã được các xã lân cận nhất trí ký tên và được lưu trong hồ sơ địa giới hành chính. Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xác định địa giới hành chính của huyện Tuyên Hóa nói chung và các xã trong huyện nói riêng được xây dựng dựa trên Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, quản lý chỉnh lý
hồ sơ địa chính. Đến nay các xã đã hoàn thành xong hệ thống lưới tọa độ địa giới hành chính có số phân định rõ ràng ranh giới giáp ranh và bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Đo đạc lập bản đồ địa chính là tiền đề của công tác quản lý và sử dụng đất đai, giúp cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin liên quan tới từng thửa đất cả về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian, hiện trạng sử dụng đất.
Theo Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về phân hạng đất, tính thuế đất nông nghiệp và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương thì công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất của huyện Tuyên Hóa đã đạt được kết quả đáng kể.
Đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo hệ toạ độ VN2000 18/20 xã, còn lại thị trấn Đồng Lê và xã Lê Hóa đo đạc theo hệ tọa độ HN72 từ năm 2000, nay đã biến động nhiều, nhưng chưa được chỉnh lý biến động theo quy định. Hiện nay đang thực hiện dự án đo đạc chỉnh lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai cho 20 xã và thị trấn.
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện, thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2015, huyện Tuyên Hóa đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả huyện và 20 xã, thị trấn trong huyện.
Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đối với các đơn vị đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đều xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo đúng hướng dẫn về chuyên môn của ngành.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trước khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành: Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng 5 năm kỳ đầu 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 29/7/2013. Quá trình lập quy hoạch đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật đất đai năm 2003; Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Thông tư số 19/2009/TT- BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện được xây dựng cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và của huyện.Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình.UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổng thể cho 20/20 xã.
Sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực: Hàng năm UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ để thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Năm 2016 UBND huyện đã lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 của huyện, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4260/QĐ-UBND ngày 31/12/2016.
Các đơn vị lập quy hoạch đều đã tiến hành đúng quy trình, hướng dẫn của ngành chức năng; tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, của các tổ chức sử dụng đất; được HĐND cấp xã thông qua; được UBND huyện phê duyệt và đã được công khai cho người sử dụng đất biết để thực hiện, để cùng các ngành, các cấp kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai phạm, lệch lạc trong việc thực hiện quy hoạch, cũng như trong việc chấp hành pháp luật đất đai.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đã phát huy hiệu quả. Đất đai đã được sử dụng đúng mục đích, có tác dụng rõ rệt trong việc lập kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như trong việc giao đất, thu hồi đất, trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đặc biệt qua việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã làm giảm hẳn các vụ việc tố cáo, khiếu nại, các vụ vi phạm pháp luật đất đai.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quy hoạch chưa thực hiện được trong giai đoạn này do dự báo về tốc độ phát triển còn chưa sát với thực tế, khó khăn về nguồn vốn, mối quan hệ giữa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng của các ngành chưa đồng bộ, có sự chồng chéo, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 64/1993/NĐ-CP, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP và Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp; Nghị định 88/1994/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất đô thị; Chỉ thị 245/TTg về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,... các Thông tư và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện khá tốt.
Năm 2017 UBND huyện ban hành quyết định giao đất cho 106 trường hợp với tổng diện tích 68.898,2 m2(giao đất thông qua đấu giá 26, diện tích 6.128,2 m2 ; cho thuê đất 04 trường hợp tại xã Tiến Hóa với diện tích 1.467,2 m2.
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất cho các dự án trên địa bàn huyện. Nhìn chung,