3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.1. Tác động đến tình hình quản lý, sử dụng đất
3.3.1.1. Tác động đến chính sách và công tác quản lý
Bảng 3.8.Tình hình khiếu nại về đất đai có liên quan đến hoạt động khoáng sản trên
địa bàn huyện Tuyên Hóa
STT Năm Số đơn khiếu nại
về đất đai
Số đơn khiếu nại liên quan đến HĐKS 1 2010 7 1 2 2011 10 0 3 2012 8 0 4 2013 8 2 5 2014 14 1 6 2015 11 3 7 2016 15 5 8 2017 17 3 Tổng số 90 15 Nguồn: [29]
Qua bảng 3.8, ta thấy được số đơn khiếu nại liên quan đến hoạt động khoáng sản từ năm 2010 đến 2017 là 15 trường hợp chiếm 16,67 % tổng số đơn khiếu nại về đất đai của huyện. Qua số liệu điều tra và những thông tin thu thập được thì mặc dù có rất nhiều phản ánh của người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến sản xuất và môi trường khi điều tra thực tế nhưng không phát sinh đơn khiếu nại vì thế số lượng đơn khiếu nại, tố cáo trong những năm gần đây liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản về số lượng không nhiều so với giai đoạn trước đó tuy nhiên mức độ phức tạp thì không giảm. Nguyên nhân chủ yếu do sự không đồng tình của người dân với chính sách đền bù, hỗ trợ; khiếu nại do những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến đất sản xuất của người dân.
Trước tình hình các hoạt động khoáng sản diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân, UBND huyện cũng đã chỉ đạo Phòng TNMT phối hợp với các cơ quan chức năng và Sở TNMT tổ chức nhiều đợt kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Công tác tuyên truyền luật Khoáng sản, luật Môi trường và các văn bản pháp luật được phổ biến rộng rãi và thường xuyên hơn. Đã định kỳ đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm và giám sát môi trường theo đúng nội dung cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản Cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở hoạt động khoáng sản.
3.3.1.2. Tác động đến tình hình sử dụng đất
Bảng 3.9.Biến động các loại đất của huyện giai đoạn 2010 – 2017
TT Loại đất Diện tích năm
2017 (ha) Diện tích năm 2010 Tăng (+), giảm (-) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 112869.4 115098.44 -2229.04 1 Đất nông nghiệp 102920.76 101474.04 1446.72
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8502.72 7639.28 863.44
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4478.6 4473.12 5.48
1.1.1.1 Đất trồng lúa 1764.54 1679.57 84.97
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2714.06 2637.61 76.45
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4024.12 3166.16 857.96
1.2 Đất lâm nghiệp 94112.49 93786.22 326.27
1.2.1 Đất rừng sản xuất 61309.12 62106.23 -797.11
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 32803.37 31679.99 1123.38
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 56.63 48.54 8.09
1.4 Đất nông nghiệp khác 248.92 0.7 248.22
TT Loại đất Diện tích năm 2017 (ha) Diện tích năm 2010 Tăng (+), giảm (-) (ha) 2.1 Đất ở 703.63 661.48 42.15
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 675.65 631.5 44.15
2.1.2 Đất ở tại đô thị 27.98 29.98 -2 2.2 Đất chuyên dùng 2781.16 2945.27 -164.11 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan 19.64 20.14 -0.5 2.2.2 Đất quốc phòng 749.12 953.43 -204.31 2.2.3 Đất an ninh 1.8 2.39 -0.59 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 112.76 105.09 7.67
2.2.5 Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp 475.18 389.1 86.08
2.2.6 Đất có mục đích công cộng 1422.67 1587.24 -164.57
2.3 Đất tôn giáo 6.62 3.34 3.28
2.4 Đất tín ngưỡng 5.83 3.46 2.37
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng 333.97 332.33 1.64
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2203.95 2349.43 -145.48
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 165.59 27.63 137.96
3 Đất chưa sử dụng 3747.88 7328.62 -3580.74
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 745.18 1477.54 -732.36
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 215.28 3116.03 -2900.75
3.3 Núi đá không có rừng cây 2787.42 2735.05 52.37
Diện tích đất nông nghiệp năm 2017 tăng 1.446,72 ha so với năm 2010 chứng tỏ nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ chốt trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp có diện tích tăng lớn nhất với 863,44 ha; đất lâm nghiệp tăng 326,27 ha, theo báo cáo thống kê của các năm chủ yếu diện tích này tăng lên lấy từ đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng.
Diện tích đất phi nông nghiệp giảm 95,02 ha. Trong đó đất chuyên dùng giảm 164,11 ha, đất có mục đích công cộng giảm 164,57 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng giảm 3.580,74 ha.Trong đất chưa sử dụng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng giảm lớn nhất với 2.900,75 ha. Nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, các mỏ đá vôi đưa vào khai thác phần lớn là lấy diện tích từ đất đồi núi chưa sử dụng; bên cạnh đó là do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
Có thể thấy rằng tuy diện tích đất cho hoạt động khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ chiếm diện tích không lớn so với tổng diện tích tự nhiên của huyện, tuy nhiên chúng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi diện tích các loại đất của huyện trong giai đoạn 2010 – 2017.
3.3.1.3. Thay đổi diện tích các loại đất từ khi có hoạt động khai thác khoáng sản
đến nay
Bảng 3.10.Thay đổi diện tích các loại đất trước và sau khi có hoạt động khoáng sản (N=100)
Đơn vị tính:ha
Xã
Loại đất
Thạch Hóa Tiến Hóa Thuận Hóa Châu Hóa Văn Hóa
Trước Sau Trước sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Đất trồng cây
hàng năm 1,41 1,07 2,30 2,19 0,18 0,11 1,35 1,21 0,96 0,75
Đất rừng sản
xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,46 0,53 0,55 0,72 0,0 0,0
Đất bỏ hoang 0,0 0,33 0,0 0,11 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,35
Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ 2017
Qua điều tra, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của các hộ được điều tra ở cả 5 xã đều giảm; diện tích đất rừng sản xuất chỉ có ở xã Thuận Hóa, xã Châu Hóa, diện tích này tăng sau khi có hoạt động khoáng sản diễn ra; diện tích đất bỏ hoang tăng và tăng nhiều nhất là ở các hộ được điều tra ở xã Thạch Hóa, xã Tiến Hóa, xã Văn
Hóa, qua kết quả điều tra nông hộ xã Thuận Hóa, xã Châu Hóa không có diện tích đất bỏ hoang do ảnh hưởng của hoạt động khoáng sản.
Nguyên nhân diện tích đất trồng cây hàng năm mà ở đây chủ yếu là lúa, ngô, lạc giảm là do quá trình khai thác đá vôi làm đá rơi giữa ruộng của người dân gây khó khăn trong việc làm đất. Kết quả điều tra cho thấy 100% người dân cho rằng ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đến đất sản xuất là do đá rơi hoặc bụi đá. Nhất là giữa ruộng lúa, đá rơi ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của người dân, đá nhỏ thì gây khó khăn trong việc cày cấy, đá lớn rơi xuống đè lên ruộng lúa của người dân, mặt khác nguy hiểm đến người dân làm ruộng. Diện tích đất lúa bị bỏ hoang nhiều hơn đất rừng sản xuất còn vì nguyên nhân, bụi đá quá nhiều bám vào cây lúa làm cây không thể phát triển được, ảnh hưởng lớn đến năng suất, còn cây keo thì sức chịu đựng lớn hơn vì vậy phần nào sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ hoạt động khai thác khoáng sản. Cũng chính vì vậy mà diện tích rừng sản xuất ở Thuận Hóa, Châu Hóa tăng trong khi diện tích đất trồngcây hàng năm giảm.