Chính sách và công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 78)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Chính sách và công tác quản lý

3.2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản

Xác định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, những năm qua, hoạt động quản lý về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tiếp tục được tăng cường thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực.

UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT chủ trì và phối hợp với các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Khoáng sản; hướng dẫn cho các tổ chức, doanh nghiệp làm thủ tục thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo quy định.

Công tác tuyên truyền phổ biến được triển khai đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân trong quá trình khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

3.2.2.2. Công tác ban hành văn bản pháp luật của UBND huyện về lĩnh vực khoáng sản và quản lý đất cho hoạt động khoáng sản

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý về tài nguyên Khoáng sản, UBND huyện đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả và đúng luật. Giai đoạn 2012 – 2017, UBND huyện đã ban hành 32 văn bản theo thẩm quyền về lĩnh vực khoáng sản nhằm triển khai thực hiện Luật Khoáng sản và các văn bản thi hành.

Để bảo vệ tốt các loại tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện, UBND huyện đã phối hợp với sở TNMT, các ngành chức năng và chỉ đạo UBND các xã kịp thời kiểm tra, đình chỉ và xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn ra trong thời gian qua:

- Năm 2012, chỉ đạo Phòng TNMT phối hợp với UBND xã Thạch Hóa, Kim Hóa, các cơ quan liên quan tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng hoạt động khai thác vàng trái phép tại Khe Nèng, xã Thạch Hóa và Khe Nét xã Kim Hóa ; chỉ đạo UBND xã Ngư Hóa tổ chức đẩy đuổi các đối tượng khai thác vàng trái phép tại sông Rào Trổ thuộc khu vực xã Ngư Hóa. UBND huyện thường xuyên phối hợp với địa phương nắm tình hình để tham mưu xử lý kịp thời không để tái diễn việc khai thác vàng trái phép tại các khu vực có mỏ vàng trên địa bàn huyện.

- Đối với cát, sỏi lòng sông: Giai đoạn 2012 – 2017, UBND huyện đã tổ chức lực lượng liên ngành, bốtrí phương tiện phối hợp với chính quyền các xã để kiểm tra, xử lý kiên quyết tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân huyện tổ chức nhiều hội nghị tăng cường công tác quản lý trong hoạt động cát sỏi lòng sông. UBND đã giao nhiệm vụ cho UBND các xã, Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát sỏi lòng sông. Quán triệt, yêu cầu các đơn vị khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi. Qua đó đã chấn chỉnh, cảnh tỉnh, răn đe các tổ chức, cá nhân đã vi phạm hoặc có ý định vi phạm các quy định pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cũng như hoạt động khoáng sản; góp phần ngăn chặn những tác động tiêu cực do hoạt động khoáng sản trái phép gây ra.

Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1244/QĐ-CT ngày 17/6/2013, về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Xí nghiệp SXVLXD Cosevco 12 khai thác đá tại mỏ đá Lèn Bảng, Lèn Na xã Tiến Hóa về hành vi vi phạm hành chính, vận hành các công trình xử lý môi trường không đảm bảo theo các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Công tác khoanh định, phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được quan tâm thực hiện. Đến nay, UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 về việc phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các khu vực đề xuất khoanh định được xác định căn cứ vào đề xuất của địa phương nơi có khoáng sản, các cơ quan có liên quan và kết quả rà soát theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản

Bảng 3.7.Diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản qua các năm từ 2010 đến

2017 của huyện Tuyên Hóa (Đơn vị: Ha)

Năm Diện tích đất cho hoạt động khoáng sản (SKS) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) Diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (SKX) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) Diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (SKS + SKX) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) 2010 64.92 108.27 173.19 2011 47.39 -17.53 96.36 -11.91 143.75 -29.44 2012 50.86 3.47 94.61 -1.75 145.47 1.72 2013 50.86 0.00 92.40 -2.21 143.26 -2.21 2014 34.44 -16.42 199.12 106.72 233.56 90.30 2015 34.44 0.00 189.09 -10.03 223.53 -10.03 2016 34.44 0.00 192.67 3.58 227.11 3.58 2017 34.44 0.00 192.67 0.00 227.11 0.00 Nguồn: [30]

Qua bảng 3.7 ta thấy được diệntích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tăng từ 173,19ha năm 2010 lên 227,11ha năm 2017. Mặc dù diện tích tăng giảm theo từng năm khác nhau nhưng xu hướng chung là tăng dần diện tích qua các năm.

Năm 2011 diện tích đất HĐKS giảm 17,53 ha, diện tích đất SXVLXDGS giảm 11,91 ha so với 2010. Do chuyển sang đất rừng sản xuất 30,54 ha; chuyển sang đất có mục đích công cộng 1,60 ha; chuyển sang đất bằng chưa sử dụng 0,02 ha. Bên cạnh đó tăng lên từ diện tích đất trồng cây lâu năm 0,21 ha; đất rừng sản xuất 0,20ha; đất chưa sử dụng 2,31 ha. Cân đối diện tích cả 2 loại đất giảm 29,44ha. Sự thay đổi diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản được thể hiện qua biểu đồ 3.4:

Biểu đồ 3.4.Sự thay đổi diện tích đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản của huyện

Tuyên Hóa từ năm 2010 – 2017

Nguồn: [30]

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy giai đoạn 2011 đến 2013 diện tích đất sử dụng cho HĐKS không có nhiều biến động, đến năm 2014 diện tích đất cho HĐKS tăng từ 92,4 ha lên 199,12 ha, nguyên nhân tăng diện tích là do năm 2014 có 2 mỏ đá đưa vào hoạt động là mỏ Châu Hóa và mỏ Phong Hóa. Năm 2015 diện tích đất cho HĐKS giảm từ 199,12 ha xuống 189,09 ha do chuyển sang diện tích đất núi đá không có rừng cây và đất bằng chưa sử dụng. Năm 2016 diện tích đất cho HĐKS tăng từ 189,09 ha lên 192,67 ha do lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất bằng chưa sử dụng, chủ yếu để mở rộng diện tích phục vụ cho hoạt động khoáng sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)