NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Đã có nhiều đề tài nhiên cứukhác nhau của nhiều tác giả về tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường. Mục tiêu chính của các đề tài là đánh giá những ảnh hưởng của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đến môi trường đất, nước, không khí từ đó đưa ra những giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động khoáng sản đến môi trường cũng như những biện pháp hồi phục môi trường sau khai thác khoáng sản.

Nghiên cứu“Những vấn đề môi trường khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên”

của tác giả Phạm Tích Xuân và nhóm nghiên cứu đăng trên Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất tháng 5/2015.Nghiên cứu chỉ rahoạt động khai thác, chế biến khoáng sản luôn là một trong những ngành công nghiệp gây nhiều tác động xấu nhất đến môi trường.Tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường rất đa dạng và phức tạp và tất cả các hợp phần của môi trường đều có thể chịu ảnh hưởng. Tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường trước hết là việc chiếm dụng đất, nhiều khi với diện tích rất lớn để mở khai trường và đổ đất đá thải, làm thay đổi cảnh quan; khai thác khoáng sản làm gia tăng quá trình xói mòn và bồi lấp do mặt đất bị xáo trộn; khai thác khoáng sản làm ảnh hưởng đến môi trường nước: làm thay đổi chế độ thủy văn, địa chất thủy văn; khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là kim loại nặng và các chất độc hại; ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Tác giả cũng nêu ra các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của khia thác khoáng sản đến môi trường, hướng giải pháp quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên là là tăng cường công tác quản lý. Tuy nhiên, để quản lý được một cách chặt chẽ các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản cần phải có các giải pháp đồng bộ từ khâu cấp phép, thẩm định các dự án, kiểm tra, giám sát cho đến các chế tài xử lý các hành vi vi phạm. Cần chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản phải có các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp, xử lý triệt để các chất thải trước khi thải vào môi trường. Cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường [31].

Bài viết “Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản” trên Tạp

chí môi trường số ra ngày 31/01/2013 của tác giả Lê Diên Trực đã nêu lên tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng. Tác giả đã chỉ ra việc bóc lớp đất đá nằm phía trên quặng nếu không hợp lý sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất kiệt vô dụng rộng lớn.Khai mỏ lộ thiên và những thiết bị vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc rất ít kết hợp việc thiết lập những mục tiêu sử dụng đất sau khai mỏ nên việc cải tạo đất bị nhiễu loạn trong quá trình khai mỏ thường không được như ban đầu.Việc sử dụng đất

hiện hành như chăn nuôi gia súc, trồng cấy, sản xuất gỗ... đều phải hủy bỏ tại khu vực khai mỏ.Những khu vực có giá trị cao và sử dụng đất ở mức độ cao như các khu đô thị hay hệ thống giao thông thì ít bị tác động bởi khai mỏ [23].

Đề tài“Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” năm 2010 của tác giả Bùi Thanh Hải, trường Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu của đề tài là đánh giá được chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định thực trạng sử dụng đất, các vấn đề tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất sau khai thác khoáng sản. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý sử dụng đất có hiệu quả sau hoạt động khai thác khoáng sản [10].

Đề tài “Khoáng sản – phát triển – môi trường: đối chiếu giữa lý thuyết và thực

tiễn”của tác giả Trần Thanh Thủy và nhóm nghiên cứu đã nêu lên quan điểm tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải tạo hóa ban tặng cho loài người, đó cũng là ngọn nguồn của sự phát triển cũng như nhiều tranh chấp trong lịch sử phát triển của nhân loại. Chỉ có khoảng 50 quốc gia may mắn có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản phong phú. Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa khoáng sản – phát triển – môi trường, cụ thể: nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ việc khai thác khoáng sản không đóng vai trò trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, mà nhiều trường hợp khiến tình trạng đói nghèo ngày càng trầm trọng hơn; nhiều dự án khai thác khoáng sản đã ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, công tác lập và thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập, đưa ra yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản [24].

Tác giả Lê Văn Hương với nghiên cứu “Tác động của khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng dân cư tại các huyện miền Tây Nghệ An” đăng trên Tạp chí các Khoa học về Trái Đất tháng 9/2015. Nghiên cứu đã làm rõ hiện trạng khai thác khoáng sản và những tác động của nó tới cộng đồng dân cư địa phương ở Qùy Châu, Qùy Hợp, Anh Sơn. Với mục tiêu có được đánh giá ban đầu về thực trạng khai thác khoáng sản và nghiên cứu đánh giá tác động của việc khai thác khoáng sản đến kinh tế - xã hội khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An, đề xuất giải pháp quản lý khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường khu vực phía Tây Nghệ An. Nghiên cứu chỉ ra rằng các mỏ khoáng sản ở miền Tây Nghệ An thường nằm ở vùng sâu vùng xa, nơi người dân chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông-lâm nghiệp, hoạt động khai thác mỏ đã sử dụng nguồn tài nguyên đất, rừng rất lớn, vì vậy khai thác mỏ tước đi cơ hội có thu nhập bền vững của người nghèo nơi đây [13].

“Khai thác khoáng sản – Tài nguyên đất, mặt đất bị tổn thương” của tác giả Trần Thanh Khánh và Nguyễn Xuân Quý trên Tạp chí khoa học công nghệ. Nghiên

đó là: trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiết bị hầm lò, các loại xe vận tải, xăng dầu cho các đầu máy móc,… đều tác động đến môi trường đất; công nghệ khai thác chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại, các khu mỏ đang khai thác nằm ở miền núi và trung du nên việc khai thác tác động đến môi trường rừng và đất xung quanh khu vực mỏ là rất lớn. Nghiên cứu còn chỉ rõ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong từng giai đoạn khai thác: trước khi mở cửa mỏ, khi mỏ đi vào hoạt động và kết thúc khai thác. Cùng với đó là các ví dụ khai thác than ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh và dự án khai thác Bauxit ở Tây Nguyên, qua đó có thể thấy được mức độ suy thoái, ô nhiễm môi trường đất ở những nơi diễn ra hoạt động khai thác [20].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)