3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.1. Thực trạng các hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Tuyên Hóa
3.2.1.1. Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn
Theo tài liệu điều tra của ngành địa chất thì Tuyên Hóa là huyện có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có nhiều loại khoáng sản quý hiếm và quan trọng, có loại có trữ lượng rất lớn như vàng, sắt, vonfram, mangan, cát sỏi, đá vôi, photphorit, đá phiến sét,... Tuy nhiên, đặc điểm chung của các loại khoáng sản trên địa bàn có quy mô nhỏ, phân bố rải rác. Trong đó, chỉ có đá vôi, cát và sét có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn.
a. Nhóm vật liệu xây dựng
Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét gạch ngói, sét xi măng, cát sỏi với trữ lượng tương đối lớn. Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của huyện.
Đá vôi phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện.Có trữ lượng lớn và chất lượng được đánh giá cao. Tài nguyên dự báo khoảng 522,2 triệu m3. Toàn huyện có trên 2.100 ha, chủ yếu là các mỏ đá vôi có hàm lượng CaCO3 cao trên 55%, làm nguyên liệu để sản xuất xi măng và bột đá vôi chất lượng cao, được phân bố chủ yếu dọc theo nguồn sông Rào Nậy. Theo quy hoạch xi măng đến năm 2020 và theo đề xuất của các nhà đầu tư, UBND tỉnh đã cấp giấy phép sản xuất xi măng ở khu vực Phong Hóa, Mai Hóa, Tiến Hóa, Văn Hóa với quy mô đến 10 triệu tấn/năm.Có 2 nhà đầu tư sản xuất bột CaCO3 chất lượng cao với công suất mỗi nhà máy 200.000 – 250.000 tấn/ năm.
Cát, sỏi lòng sông có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế. Phân bố dọc theo trục sông Gianh có trữ lượng dự báo khoảng 0,66 triệu m3.
Sét làm nguyên liệu phụ gia cho sản xuất xi măng phân bố tại Mai Hóa và Phong Hóa với trữ lượng khoảng 13,281 triệu tấn.
Sét gạch ngói đang được khai thác tại xã Thanh Hóa và xã Lê Hóa với trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 0,32 triệu m3.
b. Nhóm khoáng sản kim Loại
Nhóm khoáng sản kim loại là nhóm khoáng sản có giá trị kinh tế cao và được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Mỏ vàng phân bố ở xã Kim Hóa với tài nguyên dự báo khoảng 3.555kg, khe Đập xã Thuận Hóa với trữ lượng dự báo khoảng 3.263kg, khe Đá Trắng (Thuận Hóa) có trữ lượng khoảng 3.154kg và ở xã Ngư Hóa với trữ lượng khoảng 1.627 kg.
Mangan kéo dài từ xã Kim Hóa đến Nam Hóa khoảng 25km, rộng khoảng vài trăm mét, dày khoảng 2,5m. Hàm lượng mangan trung bình khoảng 30% với tài nguyên dự báo khoảng 122.000 tấn.
Quặng sắt phân bố không nhiều ở Kim Hóa, Hương Hóa với tài nguyên dự báo khoảng 103.785 tấn, ở Xóm Trúc (Tiến Hóa) có hàm lượng trên 40% Fe2O3với trữ lượng khoảng 98.000 tấn và đang được khai thác để làm phụ gia sản xuất xi măng.
Vonfram phân bố ở xã Kim Hóa, tài nguyên chưa xác định được, cần thăm dò. c. Nhóm khoáng chất công nghiệp
Các khoáng chất công nghiệp trên địa bàn gồm có: Photphorit có tại Kim Lũ (Kim Hóa), đá cao silic ở xã Đức Hóa và silicit phụ gia xi măng với trữ lượng không đáng kể.
Bảng 3.5.Trữ lượng và vị trí phân bố của các loại khoáng sản ở huyện Tuyên Hóa
Nhóm
khoáng sản Loại khoáng sản Trữ lượng Địa điểm phân bố
Nhóm vật liệu xây dựng
Đá vôi 522,2 triệu m3 Hầu khắp địa bàn huyện
Cát, sỏi lòng sông 0,66 triệu m3 Dọc theo sông Gianh
Sét sản xuất gạch ngói 0,32 triệu m3 Thanh Hóa, Lê Hóa
Sét sản xuất xi măng 13,281 triệu tấn Mai Hóa, Phong Hóa
Nhóm khoáng sản
kim loại
Vàng >4.219 tấn Kim Hóa, Thuận Hóa,
Ngư Hóa
Mangan 122.000 tấn Kim Hóa, Thuận Hóa, Lê Hóa, Sơn Hóa, Nam Hóa
Quặng sắt 201.785 tấn Kim Hóa, Hương Hóa, Tiến Hóa
Vonfram Chưa xác định được Kim Hóa
Nhóm khoáng chất công nghiệp Photphorit Trữ lượng không đáng kể Kim Hóa
Đá cao silic Đức Hóa
Silicit phụ gia xi măng Đức Hóa
Đá vôi là khoáng sản có trữ lượng lớn và cũng là loại khoáng sản được quan tâm đầu tư khai thác trữ lượng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của huyện Tuyên Hóa.
3.2.1.2. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa bàn
Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đã có những bước phát triển nhanh chóng, đưa lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Đến nay, tất cả các mỏ khoáng sản đã được đưa vào quy hoạch để quản lý theo quy định. UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản giaiđoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 với 35 điểm mỏ, trong đó:
- Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường:Quy hoạch 17 điểm mỏ với diện tích 526,6 ha, tài nguyên dự báo 327,09 triệu m3.Trong đó, đã cấp phép khai thác cho 17 tổ chức, các nhân tiến hành khai thác tại 10 điểm mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường với trữ lượng được cấp phép khai thác là 28,073 triệu m3.
- Cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường:Quy hoạch11 điểm mỏ với diện tích 39,8 ha, trữ lượng dự báo khoảng 1,0 triệu m3.Hiện có 09 tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tại 05 điểm mỏ cát xây dựng với trữ lượng được cấp phép là 747.201 m3.
- Sét gạch ngói:Quy hoạch02 điểm mỏ tại xã Thanh Hóa và xã Lê Hóa với diện tích 13 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 0,32 triệu m3.
- Đất làm vật liệu san lấp:đã đưa vào quy hoạch 05 mỏ đất san lấp với diện tích 20,4 ha, trữ lượng dự báo khoảng 1,0 triệu m3.
Trong số các mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng, các mỏ đá vôi làm VLXD có tổng diện tích lớn nhất và đây cũng là khoáng sản chủ yếu được khai thác, sử dụng tại huyện Tuyên Hóa. Các khu vực khoáng sản đá vôi làm VLXD được quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng ở huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2011 – 2017 được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6.Các khu vực mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng được quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng ở huyện Tuyên Hóa
Xã Khu vực khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng Diện tích (ha) Tài nguyên dự báo (triệu m3) Hương Hóa Lèn ông Bắc 4,08 0,39 Lèn Thống Lĩnh 20,0 4,01
Lâm Hóa Lèn Lâm Hóa 35,0 30,0
Kim Hóa Hung Cá Tràu 2,0 1,50
Thuận Hóa Hung Ba Tâm 16,0 4,36 Thượng Lào 20,0 15,0 Xuân Canh 146,0 100,0 Đồng Hóa Lèn Ong 61,0 32,15 Thạch Hóa Lèn Cây Trổ 110,0 37,09 Đức Hóa Lèn Cụt Tai 17,0 8,50
Phong Hóa Lèn Minh Cầm 6,0 7,0
Châu Hóa
Lèn Minh Cầm 65,0 55,71
Lèn Hung 29,0 8,71
Tiến Hóa Lèn Thanh Thủy 11,80 3,30
Cao Quảng
Hung Đồng Thọ 10,0 9,90
Lèn Đồng Hung 2,0 2,50
Văn Hóa Lèn Vịnh 7,0 1,33
Qua bảng 3.6ta thấy được khu vực khoáng sản đá vôi làm VLXD trong quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng có diện tích và trữ lượng tài nguyên dự báo lớn nhất là khu vực Xuân Canh, xã Thuận Hóa và sau đó là Lèn Cây Trổ, xã Thạch Hóa, Lèn Minh Cầm, xã Châu Hoá và xã Thuận Hóa là xã có các khu vực đá vôi làm VLXD cũng như diện tích nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng nhiều nhất.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 34 tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó có 6 tổ chức, cá nhân được Bộ TNMT cấp phép; có 1 tổ chức đang khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng được Bộ TNMT cấp phép với trữ lượng được phép khai thác là 54.020.400 tấn; 1 mỏ đất sét làm nguyên liệu xi măng do Bộ TNMT cấp phép với trữ lượng được phép khai thác là 8.457.120 tấn.
Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Quảng Bình cấp phép là 28 bao gồm: 17 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; 1 mỏ đất làm nguyên liệu san lấp; 7 mỏ cát xây dựng; 1 tổ chức được cấp phép khai thác quặng sắt với trữ lượng được cấp phép là 28.785,4 tấn; 02 mỏ đất sét xi măng; 1 tổ chức khai thác mỏ mangan với trữ lượng được cấp phép là 203.000 tấn và 1 tổ chức khai thác photphorit với trữ lượng được cấp phép là 7.500 tấn.
Có 11 mỏ đã hết hạn khai thác, trong đó 7 mỏ xin cấp gia hạn tiếp tục khai thác, 4 mỏ ngừng khai thác.
Trong đó, một số loại khoáng sản như: đá vôi xi măng, sét phụ gia xi măng, siliccit phụ gia xi măng, mangan, photphorit có công nghệ khai thác, chế biến ở trình độ hiện đại, còn lại hầu hết các cơ sở được khai thác và chế biến bằng công nghệ cũ, lạc hậu. Sản phẩm chế biến khoáng sản chủ yếu ở dạng thô làm vật liệu xây dựng thông thường, việc đầu tư các thiết bị công nghệ chế biến sâu ít được quan tâm. Công nghệ khai thác, chế biến chưa được đầu tư nâng cấp do phần lớn những cơ sở khai thác, chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún. Các chủ đầu tư chủ yếu là các công ty tư nhân và các hộ gia đình khó khăn về nguồn vốn và công nghệ.
Nhìn chung các đơn vị được cấp phép khai thác đã cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, cát sỏi lòng sông vẫn còn xảy ra trên địa bàn.
UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên rà soát, kiểm tra quy hoạch tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện.Tạo điều kiện, hướng dẫn thủ tục cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và nhu cầu khai thác, chế biến khoáng sản.