3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề KNTC, TCĐĐ và công tác giải quyết đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ở góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Trong đó phải kể đến các công trình: “Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo” (năm 2008) do Trần Minh Hương chủ biên đã đưa ra những vấn đề lý luận về bộ máy thanh tra, khái niệm, đặc điểm hệ thống thanh tra nhà nước, các hoạt động thanh tra nói chung; những vấn đề về khiếu nại, giải quyết khiếu nại; tố cáo và giải quyết tố cáo [45]. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo ở góc độ lý luận.
Tác giả Nguyễn Hoàng Thân với đề tài “Đánh giá việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận Hải Châu, Đà Nẵng” (Năm 2013), đã phân tích rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận Hải Châu. Từ đó, tác giả tập trung đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của cơ quan HCNN trên địa bàn quận, chỉ rõ những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại, vướng mắc. Đề tài đều đi sâu vào phân tích những hạn chế, yếu kém trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kỷ cương, kỷ luật hành chính; công tác tiếp dân; thẩm
tra, xác minh; gặp gỡ đối thoại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật. Từ đó, tác giả chỉ ra và phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này, tập trung vào các hạn chế về mặt pháp luật khiếu nại, tố cáo... Từ các phân tích về mặt lý luận và những đánh giá về mặt thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN tại của địa phương mình [20].
Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hồng với đề tài “Thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn tạithành phố Tuy Hoà, Phú Yên” (Năm 2010), đã tập trung phân tích những nội dung lý luận về thủ tục hành chính và nêu rõ vai trò của thủ tục giải quyết khiếu nại đối với việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu phân tích nội dung của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết khiếu nại và những kết quả đạt được cũng như một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn mà thành phố Tuy Hòa đã và đang gặp phải trong công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn khi áp dụng những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại.Trên cơ sở những đánh giá khái quát về thực trạng một số quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại rút ra từ thực tiễn ở thành phố Tuy Hòa tác giả đề cập đến những phương hướng và đề xuất cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN ở nước ta hiện nay [29].
Với đề tài “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội” (Năm 2011), tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đi sâu nghiên cứu vấn đề phân định thẩm quyền của cơ quan HCNN trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và phân tích những hạn chế, tồn tại của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hà Nội để đưa ra những giải pháp phù hợp hoàn thiện chế định pháp luật về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai, tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền khiếu kiện hành chính của mình [28].
Với đề tài “ Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn Hà Nội)” (Năm 2004), tác giả Hồ Xuân Hương đã phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn của thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân [13].
Với đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” (Năm 2013), tác giả Trần Kim Anh đã phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết KNTC, TCĐĐ từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình [47].
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ ban hành các chuyên đề “Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai” (Năm 2009) [16]; Chuyên đề “Pháp luật về khiếu nại” và Pháp luật về tố cáo” năm 2012 do tác giả Nguyễn Ngọc Tản chủ biên đã đưa ra những vấn đề lý luận về KNTC, TCĐĐ và hệ thống hoá các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến KNTC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng [24], [25].Đề tài “Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp” (Năm 2009) của Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển do Hoàng Ngọc Giao chủ biên đã nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến độc lập của nhóm nghiên cứu xoay quanh cơ chế giải quyết khiếu nại, góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả của cơ chế giải quyết các khiếu nại của công dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý, cụ thể là các quyết định và hành vi của cơ quan HCNN tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, của doanh nghiệp [14].Một số bài viết, bài báo đăng tải trên Tạp chí Thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Tạp chí nghiên cứu pháp luật của Văn phòng Quốc hội như: “Khiếu kiện đất đai - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (Năm 2010) của tác giả Nguyễn Uyên Minh [30];“Vì sao khiếu nại về đất đai tăng mạnh” (Năm 2010) của tác giả Thành Công [38];“Sự xung đột giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai trong quy định về giải quyết khiếu nại đất đai” (Năm 2011) của tác giả Trần Văn Dương [48]; “Giải quyết khiếu nại về đất đai theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP” của tác giả Cam Quang Vinh; “Quyền khiếu nại, khiếu kiện khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” (Năm 2011) của tác giả Phan Trung Hiền … đều có đề cập, phản ánh về tình hình KNTC, TCĐĐ, công tác giải quyết của các cơ quan HCNN và đề ra các giải pháp đối với công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ ở các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào thật sự có quy mô nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng tranh chấp, KNTC về đất đai tại địa phương và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, KNTC riêng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện xuất phát từ việc đánh giá thực trạng KNTC, TCĐĐ và phân tích rõ thực tiễn công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ của các cơ quan HCNN để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết KNTC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU