Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Lệ Thủy là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Bình có tọa độ địa lý từ 16055' đến 17022' vĩ độ Bắc, và từ 106025' đến 106059' độ Kinh Đông, có ranh giới tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh;

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; - Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Diện tích đất tự nhiên của huyện là 140.180,43 ha, bao gồm 26 xã, 02 thị trấn.

Hình 3.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu

Huyện Lệ Thủy là đoạn "khúc ruột" miền Trung, có các đường giao thông nối với hai đầu đất nước như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên Hải miền Trung và với cả nước.

Huyện Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn như các thành phố: Đồng Hới, Đông Hà và Huế; có đường bờ biển dài (30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch bền vững cũng như phát triển thủy sản, là điều kiện thuận lợi để huyện phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

* Địa hình, địa mạo

Huyện Lệ Thuỷ là huyện được hình hành với nhiều dạng địa hình: vùng miền núi và gò đồi, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất, đây là vùng trũng của dãy Trường Sơn, đồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven biển và vùng đồi núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng trung bình 60 theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Địa hình đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên, huyện có các dạng địa hình sau:

*Vùng miền núi và gò đồi

Vùng miền núi chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện, có độ cao trung bình 600-800 m, độ dốc 20-250 được hình thành sau vận động Hecxini muộn, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. Diện tích vùng núi rộng (diện tích khoảng 74.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích toàn huyện) tập trung ở phía Tây đường 15 đến biên giới Việt - Lào, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Thuỷ, Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy. Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều núi đá vôi, địa hình chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực sâu và phía trên mặt ít gặp dòng chảy. Trong vùng núi có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày.

Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi cao ở phía Tây với vùng đồng bằng ở phía Đông, gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 30-100m dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Nông trường Lệ Ninh và các xã: Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía Nam, vùng đồi càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát sườn thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 đến 20 độ, đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển cây lâm nghiệp, công nghiệp dài và ngắn ngày, chăn nuôi gia súc với quy mô tương đối lớn.

*Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa.

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình của năm là 24.60C, tháng nóng nhất là tháng 6 (34,30C); Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500-1700 giờ, tổng tích ôn là 35000C - 40000C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.000-2.300mm/năm, phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt.

- Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng tám gây khô nóng và hạn hán; huyện Lệ Thủy thường bị ảnh hưởng của bão, lụt hàng năm.

Một số chỉ tiêu về khí tượng và diễn biến khí tượng huyện Lệ Thủy được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.2.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy

Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

TB Max Min TB Min

1 18,10 26,70 10,50 93 49 103,90 18 2 19,80 26,00 13,10 94 71 84,90 18 3 19,30 31,00 16,50 91 34 79,00 13 4 24,60 32,40 18,10 90 50 83,00 17 5 29,70 36,40 21,60 80 47 44,80 12 6 30,10 37,50 32,20 75 47 34,40 9 7 28,60 35,10 25,10 74 47 200,60 6 8 27,20 37,60 24,00 81 49 101,40 14 9 26,70 33,40 17,00 91 62 889,40 21 10 24,40 32,20 17,20 90 62 598,7 20 11 22,70 32,40 16,90 87 57 589 20 12 17,00 28,00 14,00 89 55 157 10 Năm 24,00 32,40 18,10 86 53 2,969 178

0 200 400 600 800 1000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

M ư a (m m ) - m (% ) 0 5 10 15 20 25 30 35 N hi ệt đ (0 C ) Mưa (mm) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (0C)

Hình 3.2. Diễn biến một số chỉ tiêu khí tượng huyện Lệ Thủy năm 2015

*Thủy văn

Sông ngòi Lệ Thuỷ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, giao thông thuỷ và cung cấp nguồn thuỷ sản cho người dân. Lệ Thuỷ có con sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang bị bốc mặn, bốc phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là 140.180,43 ha (đến ngày 31/12/2015), trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với 127.516,36 ha chiếm 90,97% tổng diện tích tự nhiên, tiếp đó là đất phi nông nghiệp với 9.754,69 ha chiếm 6,96%, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ với 2909.38ha chiếm 2,07%.

Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

Về tài nguyên biển và ven biển: Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có 3 xã ven biển (xã Ngư Thủy Bắc, xã Ngư Thủy Nam và xã Ngư Thủy Trung) với tổng chiều dài bờ biển khoảng 2.5 km. Đây là ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Việc khai thác thủy sản ở vùng biển này đã giúp bà con ổn định được đời sống với trử lượng khai thác từ biển rất lớn.

Về tài nguyên khoáng sản: Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có tiềm năng về tài nguyên dùng làm vật liệu xây dựng được khai thác như đá xây dựng ở mõ Lèn Sầm xã Sơn Thủy, đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng trong và ngoài huyện Lệ Thủy.

Về tài nguyên rừng và thảm thực vật: Theo kết quả thống kê đến tháng 74,8% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ là 22.469,99 ha, đất rừng sản xuất là 82.388,49 ha. Theo tài liệu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020 cho thấy trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loại cây keo lai, bạch đàn trắng và cây phi lao.

Về tài nguyên nhân văn: Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình lưu giữ các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh rất có giá trị như: “Suối Bang” và Lăng mộ cụ Thần Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ”; di tích Quốc gia “Chùa Hoàng Phúc”;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)