Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

-Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội, thu thập số liệu và qua kết quả xử lý ta có kết quả theo hình sau:

Hình 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,7% (kế hoạch cả năm tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ 6,2%);

3,5%, thực hiện cùng kỳ 3,5%);

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,1% (kế hoạch cả năm tăng 10%, thực hiện cùng kỳ 10%);

- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 8,1% (kế hoạch cả năm tăng 9%, thực hiện cùng kỳ 8,7 %);

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản chiếm 24,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24,8%; dịch vụ chiếm 50,6%;

- Sản lượng lương thực đạt 29,8 vạn tấn, giảm 0,3% so cùng kỳ, vượt 6,5% KH (kế hoạch 28 vạn tấn, thực hiện cùng kỳ 29,9 vạn tấn);

- Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.650 tỷ đồng, đạt 106% KH (dự toán cả năm 2.500 tỷ đồng, thực hiện cùng kỳ 2.360 tỷ đồng);

- GRDP bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng (kế hoạch 28 triệu đồng);

- Dân số: Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2014, tổng số nhân khẩu của huyện Lệ Thủy là 142.232 người. So với năm 2010, dân số đã tăng lên là 1.705 người, trung bình mỗi năm tăng 341 người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 100,44 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Kiến Giang với 2064,65 người/km2, nơi có mật độ thấp nhất là xã Lâm Thủy với 5,44 người/km2.

- Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong huyện tính đến ngày 31/12/2014 là 82.470 người, chiếm 58%. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu thu thập về cơ cấu lao động xã hội thuộc các ngành được thể hiện như sau:

Hình 3.5. Cơ cấu dân số huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2014 theo ngành nghề (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

Qua hình 3.5 cho thấy trong cơ cấu lao động xã hội ngành công nghiệp – xây dựng là 10.257 người chiếm 12.5% tổng số lao động; lao động dịch vụ là 15.301 người chiếm

18.5% tổng số lao động; lao động nông nghiệp là 56.912 người chiếm 69% tổng số lao động, đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dòi dào, người dân có tính cần cù, chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.

+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

- Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của huyện hiện nay đã được cũng cố, nâng cấp và đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống đê bao tiểu vùng I, vùng II tả Kiến Giang được đầu tư nâng cấp tương đối đảm bảo. Hiện tại công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung thuộc dự án Thủy lợi Miền Trung - ADB4 đã được hoàn thành. Công trình được đầu tư nâng cấp 83 km đê, xây dựng mới cống Hói Đại và nâng cấp cải tạo 42 trạm bơm, 105 cống tưới tiêu dưới đê, nhằm ngăn lũ sớm, lũ tiểu mãn, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 4.188 ha, ngăn mặn cho 2.188 ha lúa và đổi mới quy trình vận hành cống Mỹ Trung, trả lại môi trường tự nhiên gần 800 ha phá Hạc Hải cho vùng thượng nguồn Mỹ Trung, đồng bằng Lệ Ninh thuộc 9 xã huyện Lệ Thủy. Toàn huyện có 25 hồ chứa và đập dâng lớn nhỏ, 36 đập dâng với tổng dung tích chứa trên 200 triệu m3 nước, trong đó có một số công trình lớn như Hồ An Mã dung tích 63 triệu m3, Hồ Cẩm Ly 41 triệu m3, Hồ Phú Kỳ 12 triệu m3, và một số hồ chứa nhỏ như: Hồ Thanh Sơn, Hồ Đập Làng, Hồ Tiền Phong...Ngoài ra, trên vùng cát có một số Bàu nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, tuy nhiên hệ thống thủy lợi vẫn chưa hoàn toàn chủ động để tưới, tiêu và điều tiết lũ. Hồ đập quy mô chưa đảm bảo với tân suất của lũ lớn, phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các xã phía trước vùng đường 15 và các xã vùng sâu, vùng xa.

- Giao thông:

Nhờ huy động được nhiều nguốn vốn đầu tư xây dựng, đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có bước phát triển tương đối khá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Lệ Thủy gồm có các tuyến sau:

Tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh Đông Tây, tuyến quốc lộ 1A tuyến tránh trên cát) có chiều dài 160 km, mặt đường nhựa, chất lượng tương đối tốt. Nhà nước đã nâng cấp mở rộng tuyến đường này. Tuyến đường tỉnh lộ có chiều dài 134 km, tỉnh lộ 560 (tỉnh lộ 10 củ), tỉnh lộ 565 (tỉnh lộ 16 cũ), (đường ven biển 569), trong đó mặt đường nhựa 80 km, mặt đường đất 56km. Đường liên xã có chiều dài 296,7 km,

đường liên thôn có chiều dài 640 km, đường nội thôn, bản cơ bản đã được bê tông hóa theo chính sách Nông thôn mới. Các tuyến đường đến đồng ruộng 156 km, trong đó 42 km đường cấp phối và đất.

Toàn huyện có 39 cầu với chiều dài 2.321m và khoảng 400 cống với chiều dài 600m.

Hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện có chiều dài 31,5 km có 04 ga: Thượng Lâm, Mỹ Trạch, Phú Hòa, Mỹ Đức.

Hệ thống đường thủy bao gồm đường sông Kiến Giang dài 52 km chia làm 3 đoạn: đoạn Xóm Bang- Trốc Vực 14 km, đoạn Trốc Vực - An Lạc 18 km, đoạn An Lạc - Nhật Lệ 20 km. Đường biển qua 03 xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có chiều dài 33 km.

- Mạng lưới điện

Công tác điện khí hóa nông thôn và cấp điện sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, văn hóa được chú trọng phát triển góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay trên toàn huyện có 200 trạm biến áp đang vận hành với tổng công suất 41.000 KVA, có 1 trạm 110/22/35 KV công suất 25.000 KVA cung cấp cho 69 trạm 15-22/0,4 KV công suất 9.610 KVA, huyện đã xây dựng được 334 km đường dây cao trung thế, 86,502 km đường dây 0,4 KV ; 600 km đường dây 0,2 KV. Mạng lưới điện cung cấp với tổng lượng điện tiêu thụ trên 65 triệu KWh/năm. Công tác quản lý an toàn điện được chú ý.

- Bưu chính, viễn thông:

Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện ngày càng được phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần tích cực trong việc khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất, phòng chống lụt bão, cũng như giao lưu với các vùng xung quanh. Toàn huyện có 5 tổng đài, 10 bưu cục đảm bảo phục vụ theo nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Tất cả các tiêu chí trên được thể hiện sẽ làm củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, tạo được niềm tin trong công tác quản lý, trong đó đáng chú ý là công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)