Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)

Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã được triển khai thực hiện ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn cả nước và đã đạt được những kết quả nhất định, đem lại nhiều lợi ích chung cho cộng đồng, người sử dụng đất và Nhà nước. Trình tự, phương thức tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng ở một số địa phương tuy có khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện theo đúng quy trình nhất định và đã khẳng định được tính ưu việt của nó so với hình thức giao đất khác.

1.3.4.1. Đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố Hà Nội

Đấu giá quyền sử dụng đất là một chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội, trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngày 29 tháng 5 năm 2003 UBND thành phố Hà nội đã ban hành Quyết định số 66/2003/QĐ-UB về việc Ban hành Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngày 23 tháng 10 năm 2008 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngày 14 tháng 9 năm 2011 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND về việc Ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sau khi nhận được các văn bản của các cấp, các địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản đó kịp thời, hiệu quả và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn cả thành phố. Gần 10 năm thực hiện, việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mang lại cho thành phố một nguồn thu lớn nhằm bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố và các quận, huyện, thị xã. Cụ thể: năm 2009 thành phố Hà Nội đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng 17,45 ha đất của 28 dự án, thu về hơn 3.480 tỉ đồng [40], năm 2010 thu được trên 3.500 tỷ đồng từ đấu giá đất [44], năm 2011 số dự án dự kiến tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là 30 dự án, với diện tích đất là 17,96 ha, dự kiến thu về cho ngân sách 2.450 tỷ đồng [41]. Song, tính đến giữa tháng 11 năm 2011 mới chỉ đấu giá được 3 ha, thu về 522,65 tỷ đồng (đạt 21% so với kế hoạch). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đấu giá quyền sử dụng đất năm 2011 của Hà Nội thấp so với kế hoạch như sự trầm lắng của thị trường BĐS do sự thắt chặt nguồn vốn tín dụng cho BĐS của các ngân hàng, sự thay đổi các cơ chế chính sách,... Song nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở nhiều quận, huyện, xã.

Theo kế hoạch trong năm 2012, trên toàn địa bàn thành phố sẽ có 53 dự án đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, dự kiến thu về cho ngân sách khoảng 2.500 tỉ đồng [41].

1.3.4.2. Đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm của các tỉnh khu vực miền Trung, có vị trí địa lý: phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một chủ trương được UBND thành phố đặc biệt quan tâm nhằm tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thành phố. Để thực hiện tốt công tác này, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện. Kết quả sau gần 10 năm thực hiện (từ 2003), nguồn thu từ đấu giá quyền sử

dụng đất đều tăng. Cụ thể, năm 2003 thu 546 tỷ đồng, năm 2004 thu 612 tỷ đồng và đến năm 2011 thu được 1276 tỷ đồng [42].

1.3.4.3. Đấu giá quyền sử dụng đất ở tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là một thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực phía Nam. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ rất sớm. Năm 2003, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh là 700 tỷ đồng, năm 2004 là 1200 tỷ đồng, năm 2005 hơn 1400 tỷ đồng và năm 2011 là 1925 tỷ đồng [6]. Để sử dụng nguồn thu đó Thành phố đã quyết định dành một phần lớn tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các quận, huyện nhằm khuyến khích khai thác giá trị từ đất. Cụ thể như sau: để lại cho địa phương (quận, huyện có dự án đấu giá 50%, 40% và 30% nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tương ưng với những khu đất trị giá dưới 50 tỷ đồng, 50 - 100 tỷ đồng và 100 - 500 tỷ đồng.

1.3.4.4. Đấu giá quyền sử dụng đất ở tại Quảng Bình

Cũng giống như một số địa phương khác trong cả nước, đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thực hiện bắt đầu từ những năm 2003. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2003 đến đầu năm 2005 UBND tỉnh Quảng Bình chưa ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh. Do đó trong giai đoạn này đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương được thực hiện trên cơ sở phương án xây dựng của các huyện, thành phố được UBND tỉnh phê duyệt. Đến ngày 07 tháng 12 năm 2005 UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đây là quy chế đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên được áp dụng thống nhất cho các địa phương trong tỉnh. Nhưng trong quá trình thực hiện quy chế này đã phát sinh một số vướng mắc do đó UBND tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 để điều chỉnh bổ sung Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND. Khi thực hiện Quyết định số 61 đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc như quy định về việc xây dựng giá khởi điểm, bước giá,... không còn phù hợp. Đồng thời để thực hiện theo đúng các nội dung của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, ngày 20 tháng 12 năm 2011 UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để thay thế cho quyết định số 52/2006/QĐ-UBND.

Kể từ khi có chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại hầu hết các dự án để giao đất ở cho người sử dụng đất và đã thu được những kết quả nhất định. Cụ thể, năm 2010 nguồn thu từ đấu giá đất của tỉnh là 321,3 tỷ đồng, năm 2011 là 352,8 tỷ đồng, năm 2012 là 339,4 tỷ

đồng [23]. Trong quý I năm 2013, đã tiến hành tổ chức bảy phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở và một phiên đấu giá đất thực hiện dự án, thu vào ngân sách nhà nước 41,2 tỷ đồng [35]. Qua kết quả đấu giá tại các dự án thể hiện rằng giá trúng đấu giá đều cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, từ kết quả này đã tạo điều kiện tăng nguồn thu từ đất cho các địa phương.

Với nguồn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, các địa phương đã được trích lại 70% tổng nguồn thu được từ đấu giá để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các mục tiêu khác của địa phương.

Từ kết quả đấu giá và thực tế tại các địa phương có thể khẳng định rằng đấu giá quyền sử dụng đất đã mang lại nhiều hiệu quả cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Mặc dù hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất đã thể hiện rõ nhưng trong thời gian qua chưa có những nghiên cứu nhằm đánh giá lại hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất để các cấp, các ngành có cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)