Hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 108)

3.3.2.1. Công tác tổ chức và thực hiện

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với một số dự án sử dụng quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, những dự án thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất lấy đất nông nghiệp của các hộ gia đình và cá nhân có giá trị bồi thường không cao. Trong khi đó, sau khi cơ sở hạ tầng của dự án được hoàn thành thì khu vực đất này có giá trúng đấu giá rất cao. Điều này đã làm cho nhân dân cảm thấy bức xúc, gây khó khăn trong giải phóng mặt bằng ở một số dự án [36].

Việc xác định mức giá khởi điểm như hiện nay còn một số tồn tại như chưa có đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác định giá đất mà hầu hết đều thực hiện kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực định giá, khả năng hiểu về phương pháp xác định giá đất chưa đầy đủ. Những tồn tại đó làm cho việc xây dựng giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa khoa học, mang nặng tính hành chính dẫn đến giá khởi điểm để đưa ra đấu giá chưa thật sự sát với giá thị trường, tạo điều kiện cho một số “cò” hoạt động trong lĩnh vực đấu giá đất tồn tại.

Đấu giá QSDĐ là một trong những cơ sở, căn cứ để Nhà nước định giá đất, hình thành thị trường BĐS và góp phần tạo mặt bằng giá cả, tạo sự ổn định cho thị trường BĐS. Nếu đấu giá quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, liên tục trên phạm vi thị xã sẽ giúp thị xã thống kê được giá đất chuyển nhượng thực tế đối với từng xã, phường trong những khoảng thời gian nhất định. Đây là căn cứ, cơ sở quan trọng giúp Nhà nước định giá đất sát với giá chuyển nhượng đất thực tế, hạn chế sự thất thu cho ngân sách Nhà nước từ tài sản đất đai.

Thủ tục để đưa đất vào đấu giá hiện còn qua nhiều khâu, đoạn. Từ khi có chủ trương cho phép đấu giá đến khi mở phiên đấu giá hiện còn mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó thời gian các địa phương nhận được số tiền phân bổ theo quy định còn kéo dài làm chậm kế hoạch đầu tư xây dựng của các địa phương [34].

Việc cung cấp thông tin đấu giá đất đến với người dân hiện nay còn hạn chế, chưa đa dạng về hình thức. Hình thức thông báo đấu giá hiện nay chỉ niêm yết tại UBND xã (thị trấn) nơi có đất, Trung tâm phát triển quỹ đất và đài truyền thanh. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Bố Trạch chưa có website để đăng tin. Vì vậy thông tin đấu giá một số người dân không nắm bắt được do đó không thể tham gia đấu giá, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Hiện nay, theo quy định “bước giá phải được công bố cho người tham gia đấu giá chậm nhất là tại thời điểm tổ chức cho khách hàng đăng ký tham gia đấu giá”[34]. Nhưng qua theo dõi các phiên đấu giá trên địa bàn huyện Bố Trạch cho thấy, bước giá do người điều hành phiên đấu giá quyết định và chỉ được công bố trước thời điểm đấu giá mỗi thửa đất. Điều này gây khó khăn và bức xúc cho người tham gia đấu giá, đặc biệt trong một khu vực những thửa đất có các điều kiện tương đối giống nhau nhưng bước giá khác nhau. Bên cạnh đó bước giá do người điều hành phiên đấu giá “toàn quyền quyết định” do vậy trong một số trường hợp không tạo được sự công bằng trong đấu giá đất.

Mức tiền đặt trước theo quy định hiện nay của UBND tỉnh là 15% giá khởi điểm của thửa đất, khu đất và phí tham gia đấu giá còn thấp nên có một số trường hợp trúng đấu giá nhưng không nộp tiền để nhận quyền sử dụng đất hoặc tham gia đấu giá với mục đích thông thầu để “kiếm tiền cò”. Vì vậy UBND tỉnh cần sớm điều chỉnh quy

định mức tiền đặt trước và phí tham gia đấu giá để đảm bảo sự ràng buộc giữa cơ quan tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá.

Công tác kiểm tra hồ sơ của người tham gia đấu giá chưa chặt chẽ, hiện tượng người thân trong gia đình (vợ chồng, cha con, mẹ con, anh chị em ruột và những người có tên trong cùng một hộ khẩu gia đình) cùng nộp đơn để đấu giá một thửa đất còn xảy ra ở hầu hết các dự án. Bên cạnh đó, việc bảo mật thông tin số lượng người tham gia đấu giá mỗi thửa đất chưa được thực hiện nghiêm túc, đã tạo điều kiện cho những người tham gia đấu giá “dàn xếp” trước phiên đấu giá diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở những khu vực đất có giá trị lớn.

3.3.2.2. Đối với người tham gia đấu giá

Một số trường hợp người tham gia đấu giá không hình dung được sự phát triển của khu vực đấu giá nên giá đưa ra đấu giá thường không sát giá thị trường. Việc này tạo ra sự chênh lệch về giá đất sau khi đấu giá, giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một số người tham gia đấu giá không tìm hiểu kỹ quy chế đấu giá nên còn lúng túng tại phiên đấu giá.

Hiện nay, ở hầu hết các dự án đấu giá đất đều có trường hợp người tham gia đấu giá mang tính đầu cơ đất đai, nhu cầu về đất ở; nhà ở thực sự rất ít. Cá biệt một số phiên đấu giá đất gần đây đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng tham gia đăng ký đấu giá với số lượng thửa đất lớn, kèm với đó là bỏ thầu giá đất thật cao. Tuy nhiên, khi trúng đấu giá, các đối tượng này lại bỏ tiền cọc, không mua nữa. Chiêu thức này nhằm mục đích nâng giá đất trong khu vực đấu giá để trục lợi (vì sử dụng nhiều diện tích đất xung quanh khu vực đấu giá), gây “nhiễu” cho công tác quản lý và kế hoạch đấu giá đất của chính quyền địa phương.

Một số người tham gia đấu giá thực hiện quy chế đấu giá không nghiêm túc, hiện tượng thông thầu trong đấu giá và để người thân cùng nộp hồ sơ để đấu giá một thửa đất diễn ra phổ biến.

Một số trường hợp vì tính chất khẩn thiết trong sử dụng (phù hợp với điều kiện sống, sản xuất và kinh doanh) nên đã chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí “môi giới” để đạt được mục đích sử dụng, yếu tố này đã vô tình làm phát sinh tiêu cực trong quá trình đấu giá.

3.3.2.3. Đối với công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị

Qua 6 dự án đấu giá đất ở cho thấy, mặc dù các dự án tổ chức đấu giá nhằm mục đích giải quyết đất ở cho người dân nhưng đối với người có thu nhập thấp rất khó trúng đấu giá để có đất xây dựng nhà ở thông qua hình thức giao đất này.

Hiện nay, theo Luật đất đai 2013 UBND huyện Bố Trạch không có thẩm quyền thu hồi đất của cơ quan, tổ chức và cũng không được UBND tỉnh ủy quyền nên trong công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án huyện đã hoàn thành thu hồi đất của những cá nhân, hộ gia đình nhưng còn các phần đất thuộc cơ quan, tổ chức hiện đang quản lý thì phải chờ tỉnh thu hồi mới có thể đưa đất ra đấu giá. Hoặc những diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư tại các thị trấn muốn tổ chức đấu giá cũng phải chờ phê duyệt giá khởi điểm của UBND tỉnh. Trong khi đó quy trình thủ tục cũng như sự phối hợp giữa tỉnh với địa phương trong những công việc này không phải suôn sẻ và thuận lợi như mong muốn, do đó nhiều khu đất dự định đưa ra đấu giá vẫn phải nằm chờ, làm chậm tiến độ đấu giá đất của địa phương.

Theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thời gian cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất là không quá 33 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nhưng qua kết quả điều tra người trúng đấu giá đất trên địa bàn huyện Bố Trạch đều cho biết thời gian mà họ nhận được giấy chứng nhận là trên 45 ngày kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất, như vậy thời gian này còn kéo dài so với quy định.

Các dự án đấu giá có quy mô diện tích nhỏ nếu thực hiện quy hoạch không tốt sẽ khó kết nối được mối liên kết về hạ tầng với các khu vực xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)