Phương pháp phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41)

Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRANG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

Huyện Bố Trạch nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Bình, giáp thành phố Đồng Hới, có toạ độ địa lý từ:

- 17012’ đến 17042’ vĩ độ Bắc. - 105059’ đến 106037’kinh độ Đông.

Hình 3.1. Vị trí của vùng nghiên cứu

Có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha, huyện có 24 km bờ biển và trên 40 km đường biên giới Việt - Lào, có các trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam đó là Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và đường Hồ Chí Minh [28].

Vị trí địa lý huyện Bố Trạch như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá; - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh và Thành phố Đồng Hới;

- Phía Tây giáp nước Lào; - Phía Đông giáp Biển Đông.

Vị trí địa lý đã tạo cho huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội, có cơ hội và điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế đi lên những bước vững chắc, nhanh hơn trên con đường phát triển của huyện nhà trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa đông bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, người dân thường gọi là “Gió Lào”. Mùa gió đông Nam mát mẻ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người dân thường gọi là ”Gió Nồm”.

3.1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội

Toàn huyện có 2 thị trấn và 28 xã, dân số trung bình năm 2014 của huyện Bố Trạch là 179.247 người, trong đó (90,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực đô thị ). Với diện tích tự nhiên toàn huyện là 212.417,63 ha, mật độ dân số năm 2014 là 84,4 người/km2[28].

Tiềm năng về du lịch như nghỉ dưỡng tắm biển, khám phá lịch sử, khám phá hang động; khám phá hệ động thực vật; Leo núi mạo hiểm là một lợi thế mà ít huyện của Quảng Bình có được đó là bải tắm biển Đá Nhảy ngay dưới chân đèo Lý Hòa, khu du lịch Sao Biển tại xã Lý Trạch đang được xúc tiến xây dựng và đặc biệt có vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, kỳ tích thiên nhiên của thế giới.

Ngoài ra hệ thống đường Hồ Chí Minh với bến phà Xuân Sơn, và di tích lịch sử hang 8 cô đường 20 nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ. Đây được xem là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng còn đang để dành cho con người Bố Trạch và sẽ được khai thác phát triển một cách năng động có hiệu quả trong những năm thập kỷ 20 của thế kỷ 21.

Tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn này là rất ấn tượng bởi lẽ trong thời kì dài từ 2000 – 2014 toàn bộ nền kinh tế tăng liên tục và ở mức cao hơn trung bình của toàn tỉnh Quảng Bình.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất theo giá thực tế tại huyện Bố Trạch

(Đơn vị tính: Tỷ đồng ) TT Hạng mục Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng TB (%) I Tổng số 3763.8 4093.9 4457.9 4801.3 5185.4 8.34

1 Nông lâm Thủy sản 1611 1705.2 1805.3 1845.9 1993.57 5.49

a Nông nghiệp 1025.9 1083.4 1150.1 1174.8 1268.78 5.48

b Lâm nghiệp 102.9 104.1 105.6 119.9 129.492 6.04

c Thủy sản 482.2 517.7 549.6 551.2 595.296 5.45

II Công nghiệp xây

dựng 786.4 814.5 894.1 1014.9 1096.09 8.71

a Công nghiệp 386.4 438 497.7 559.6 604.368 11.86

b Xây dựng 400 376.5 396.4 455.3 491.724 5.57

III Dịch vụ 1366.4 1574.2 1758.5 1940.5 2095.74 11.32

(Nguồn : [28])

Trước đó thời kì 2005 – 2009, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tổng sản phẩm trong tỉnh của tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạt 8,46%; trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 4,71%; công nghiệp – xây dựng tăng 14,02%; dịch vụ tăng 8,52%. Riêng huyện Bố Trạch cũng trong thời kỳ 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,6%, trong đó nông –lâm – thủy sản tăng 4,8%, công nghiệp xây dựng tăng 16,6% và dịch vụ tăng 10,4%. Những năm tiếp theo từ 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,34%, nông lâm nghiệp thủy sản 5,49%, công nghiệp – xây dựng đạt 8,71% và đặc biệt ngành dịch vụ thương mại tăng từ 11,32%.

tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần. Bảng số 3.2 và bảng 3.3 miêu tả diễn biến của giá trị tăng thêm và tỉ trọng của các ngành kinh tế của huyện từ năm 2010 - 2014.

Bảng 3.2. Diễn biến thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị : Tr.đồng

Hạng mục

Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 83.252,1 121.005,7 117.786,7 197.778,3 201.219,2 Ngoài quốc doanh 14.690,8 17.537,0 17.943,3 26.041,1 33.122,1

Thuế nhà đất 848,3 956,1 10,5 76,7 100,1

Thuế trước bạ 3.131,2 5.504,4 6.512,2 12.054,9 13.938,1 Thuế thu nhập cá nhân - 2.363,0 2.096,6 2.477,5 2.681,6

Thuê đất 123,3 1.728,1 239,6 211,6 237,7 Cấp quyền sử dụng đất 43.863,5 75.737,5 49.513,3 87.509,7 88.250,8 Phí, lệ phí 3.059,3 3.400,9 4.250,0 5.526,0 3.910,6 Dân đống góp 8.558,0 7.747,2 19.373,1 35.706,1 40.193,3 Học phí 3.552,8 3.201,6 3.102,7 3.032,6 3.309,3 Thu khác 5.424,9 2.829,9 14.715,2 25.142,1 15.475,6 (Nguồn: [28])

Tỉ trọng tăng thêm của ngành thương mại dịch vụ du lịch tăng nhanh và ấn tượng hơn: từ 30,30% năm 2009 tăng lên 38,14% năm 2010 và 39,41% năm 2013. Tỉ trọng giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nhiệp thuỷ sản giảm từ 45,60% năm 2005 xuống chỉ còn 35,05% năm 2012, đến năm 2014 chỉ ở mức 33,29%. Tỷ trọng của ngành Công nghiệp – xây dựng tăng đều từ 24,10% năm 2008 lên 27,30% năm 2013 trong cơ cấu kinh tế.

Phải nói rằng, kết quả đạt được trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong thời gian qua là nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, hàng năm tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Bảng 3.3. Diễn biến cơ cấu kinh tế các năm giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị : %)

Hạng mục Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 100 100 100 100 100

1. Nông lâm- Thủy sản 41,15 38,64 37,38 35,05 33,29

Nông nghiệp 23,45 21,7 21,19 19,34 18,35

Lâm nghiệp 2,18 2,03 1,99 1,82 1,71

Thủy sản 15,52 14,91 14,2 13,89 13,23

2. Công nghiệp xây dựng 24,81 25,7 26,2 26,81 27,3

Công nghiệp 12,08 12,39 12,75 12,83 13,01

Xây dựng 12,73 13,31 13,45 13,98 14,3

3. Dịch vụ - thương mại 34,04 35,66 36,42 38,14 39,41

(Nguồn: [28])

Cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch ngay trong nội bộ của một ngành kinh tế theo chiều hướng tích cực phù hợp với biến động nhu cầu của thị trường.

Trong cơ cấu của ngành nông nghiệp thì tỉ trọng giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản tăng dần trong khi đó tỉ trọng giá trị sản xuất trồng trọt và lâm nghiệp giảm dần. Trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng tỉ trọng giá trị tăng thêm của ngành xây dựng tăng nhanh hơn ngành công nghiệp.

Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, đồng thời kéo theo sự phân công lại lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp tăng lao động ngành nghề và dịch vụ, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2014 tăng gấp 1,16 lần so với năm 2010. Kết quả đạt được trong 5 năm qua là nhờ huyện đã tạo môi trường thuận lợi và vận dụng năng động hành lang pháp lý của Nhà nước cho các thành phần kinh tế vươn lên, đồng thời chú trọng xây dựng điện, đường giao thông, chợ nông thôn, hình thành các vùng trung tâm thị tứ, thị trấn cùng các cụm kinh tế khác để tạo tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 – 2014 vẫn còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chưa thực sự bền vững. Đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành thì cơ cấu lao động chưa chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu lao động của từng ngành.

3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Bố Trạch

3.1.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý đất đai với 13 nội dung, việc quy định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã có tác động tích cực đến việc quản lý đất đai. Qua 10 năm thực hiện Luật đất đai năm 2003 với những phát sinh mới trong quản lý và sử dụng đất. Quốc hội đã ban hành Luật đất đai năm 2013 nhằm phù hợp hơn với yêu cầu và những quan hệ xã hội mới. Theo đó, nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cũng chính là trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đaị diện chủ sở hữu đất đai với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên trong nội dung của đề tài tôi chỉ đề cập đến những nội dung có tác động trực tiếp và liên quan đến vấn đề đấu giá QSDĐ.

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thực hiện kịp thời các quy định của Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các văn bản của UBND tỉnh Quảng Bình liên quan đến lĩnh vực đất đai. Đồng thời UBND huyện Bố Trạch cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện tốt các văn bản của Chính phủ và UBND tỉnh, nhờ đó công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng đi vào nề nếp.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Đến nay, trên địa bàn huyện Bố Trạch đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính và giao cho UBND các cấp quản lý, sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay không có xảy ra tranh chấp địa giới hành chính giữa các địa phương.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất

Trước đây UBND huyện giao cho Chi cục thuế huyện hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương để phân hạng đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho công tác thu thuế đất nông nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.

Việc phân hạng đất chi tiết đến từng xứ đồng và tập hợp thành hồ sơ phân hạng đất toàn huyện thể hiện trên bản giấy chứ không thành lập thành bản đồ phân hạng đất. Tuy việc phân hạng không thể hiện trên bản đồ nhưng được quản lý chặt chẽ, hiệu quả và đảm bảo các tiêu chí phân hạng theo quy định của Nhà nước góp phần thu thuế sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB đúng và đủ theo quy định của Nhà nước.

- Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Lập bản đồ địa chính: Được Nhà nước đầu tư và sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở ban ngành cấp tỉnh nên đã triển khai đo đạc, thành lập bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn từ những năm 1993 - 1996, đến năm 1997 đã thành lập xong được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho 26/30 xã, thị trấn trên toàn huyện. Đến năm 2006 đã tiến hành thành lập xong cho xã Xuân Trạch và năm 2008 thành lập xong cho thị trấn Nông trường Việt Trung. Như vậy đến nay trên địa bàn huyện đã có 28/30 xã thị trấn hoàn thành công tác thành lập bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/2000, 1/1000 (chỉ còn lại 2 xã dân tộc miền núi rẽo cao là Tân Trạch và Thượng Trạch chưa được đo đạc thành lập). Tuy nhiên, hệ thông các bản đồ địa chính được lập với phương tiện kỹ thuật từ những năm đầu thập niên 90 nên độ chính xác không cao, thực tế nhiều nơi đất đai bị biến động lớn, tài liệu bản đồ chưa được chỉnh lý kịp thời nên khó khăn cho việc thực hiện quản lý đất đai.

Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn đã được xây dựng hoàn chỉnh theo quy định định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai. Đặc biệt kiểm kê đất đai năm 2010 đã xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cả 2 cấp (huyện và xã) bằng công nghệ số theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến nay đã hoàn thành việc xây dựng cho tất cả 30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về quản lý quy hoạch: Ngay sau khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006 – 2015 được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Bố Trạch đã tuyên truyền đến mọi người dân và tổ chức triển khai thực hiện rất hiệu quả. Dựa trên quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện đã giao

cho Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai và giám sát thực hiện rất chặt chẽ. Đã phát hiện và kịp thời báo cáo các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lên UBND huyện để xử lý. Nhờ đó việc sử dụng đất trên địa bàn huyện luôn đúng theo quy hoạch. Tuy vậy, trong công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn ở một số dự án nên quỹ đất dùng để giao, cho thuê chưa thực hiện đúng theo kế hoạch sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Về kế hoạch sử dụng đất: UBND huyện đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đúng theo quy định của pháp luật đất đai, làm cơ sở cho việc thực thi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất chưa phát huy tốt vai trò trong việc quản lý Nhà nước về đất đai,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)