3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3. Kết quả lập HSĐC trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh
Thị xã Hồng Lĩnh là một thị xã có diện tích nhỏ, chỉ gồm 5 phường và 1 xã nên việc thiết lập và quản lý hệ thống HSĐC sớm được triển khai và hoàn thiện.
Thực hiện thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính về hướng dẫn ĐKĐĐ, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ, thông tư số
29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC và
thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về HSĐC trong công tác quản lý đất đai ở thị xã Hồng Lĩnh. Tính đến nay, toàn thị xã đã có 6/6 phường, xã được đo đạc địa chính theo tỷ lệ chính quy, HSĐC được lập và quản lý theo đúng hình thức và nội dung, hệ thống HSĐC liên tục được cập nhật, chỉnh lý, bổ sung và dần được hoàn thiện.
Hệ thống HSĐC hiện nay của thị xã Hồng Lĩnh gồm: Bản đồ địa chính, sổ mục
kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai. Kết quả lập HSĐC
Bảng 3.12. Tổng hợp số lượng BĐĐC thị xã Hồng Lĩnh tính đến ngày 31/12/2017 STT Đơn vị hành chính Bản đồ địa chính Sổ mục kê (quyển) Sổ địa chính (quyển) Sổ cấp GCNQSDĐ (quyển) Sổ theo dõi biến động (quyển) Năm đo vẽ Số tờ BĐ (VN 2000) Tỷ lệ 1/1.000 Tỷ lệ 1/500 1. Bắc Hồng 2015 56 0 56 1 11 2 1 2. Đậu Liêu 2015 74 74 0 2 16 2 1 3. Đức Thuận 2015 44 44 0 3 21 2 1 4. Nam Hồng 2015 77 21 56 1 14 2 1 5. Trung Lương 2015 37 37 0 1 20 2 1 6. Thuận Lộc 2015 42 42 0 2 18 2 1 Tổng 2015 330 218 112 10 100 12 6
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thị xã Hồng Lĩnh, 2017)
Bản đồ địa chính: Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã lập được cho 6/6 phường, xã và được lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Toàn thị xã hiện nay có 330 tờ bản đồ địa chính là bản đồ dạng số theo VN-2000,
trong đó BĐĐC tỷ lệ 1:1000 là 218 tờ, chiếm 60,06%; BĐĐC tỷ lệ 1:500 có 112 tờ,
chiếm 33,94%.
Sổ mục kê: Toàn thị xã có 10 quyển. Sổ mục kê đất đai được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường về các nội
dung tên chủ sử dụng đất, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp, thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách thuận
tiện, chính xác (không bị trùng sót).
Sổ địa chính: Toàn thị xã có 100 quyển sổ địa chính đang được sử dụng. Nội
dung sổ thể hiện các thông tin họ tên, diện tích, địa chỉ, số tờ, số thửa.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Toàn thị xã có 12 quyển. Sổ được
lập để các cơ quan cấp GCNQSDĐ theo dõi việc xét duyệt, cấp GCN đến từng chủ sử
Sổ theo dõi biến động: Toàn thị xã có 6 quyển. Sổ được lập để theo dõi và quản
lý chặt chẽ tình hình thực hiện đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính hàng năm
và tổng hợp báo cáo thống kê diện tích đất đai theo định kỳ.
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH
3.4.1. Nguồn cung cấp thông tin, mức độ công khai và thông tin về thủ tục hành chính
Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công
khai, minh bạch. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này làm tăng chấtlượng, hiệu quả giao
dịch và làm tăng niềm tin của người dân. Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính
đối với lĩnh vực đất đai thì giải quyết công khai, rõ ràng thủ tục hồ sơ là cơ sở nâng cao
kết quả thực hiện cấp GCNQSDĐ. Trước hết là niêm yết công khai tại các phòng tiếp
nhận hồ sơ những văn bản pháp luật, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy
tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký...). Tại Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất của thị xã Hồng Lĩnhđã niêm yết cả bảnhướng dẫn lập hồ sơ cho người đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp.
Kết quả điều tra 65 người dân đã thực hiện giao dịch cấpGCNQSDĐ thành công về thủ tục hành chính xác định được nguồn cung cấp thông tin liên quan đến công tác
cấp GCNQSDĐ trên thị xã chủ yếu là qua chính quyền địa phương (chiếm 52,31%), ý kiến về mức độ công khai thủ tục hành chính chưa rõ ràng chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có
16,92%), ý kiến về mức độ cung cấp thông tin làm thủ tục cấp giấy chậm chiếm tỷ lệ
thấp (chỉ có 7,69%). Điều này cho thấy Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện tốt việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm giúp người dân hiểu được quy định, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ triển khai hoà cùng công tác cải cách thủ tục hành chính của cả nước nói chung và thị xã nói riêng.
Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về nguồn cung cấp thông tin, mức độ công khai và thông tin về thủ tục hành chính
STT Nội dung
Tổng số
Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Nguồn cung cấp thông tin
1.1 Qua hỏi người thân, bạn bè 12 18,46
1.2 Qua chính quyền địa phương 34 52,31
1.3 Qua phương tiện thông tin đại chúng 19 29,23
2 Mức độ công khai 2.1 Chưa rõ ràng 11 16,92 2.2 Trung bình 38 58,46 2.3 Rõ ràng 16 24,62 3 Thông tin 3.1 Rất kịp thời 8 12,31 3.2 Kịp thời 24 36,92 3.3 Trung bình 28 43,08 3.4 Chậm 5 7,69
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
3.4.2. Thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai nói chung và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng theo quy trình đã được Luật Đất đai 2013 quy định tạo thuận lợi cho người sử dụng đất (Người
sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của
UBND thị xã) và hiện tại các hoạt động về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ thị xã đã được thực hiện theo đúng quy định. Người sử dụng đất đến giao dịch nhận phiếu hẹn và trả kết quả,
Số liệu Bảng 3.14 cho thấy, trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử
dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết thủ tục cấp giấy
chứng nhận còn chậm (chiếm 23,08%). Nguyên nhân là chủ yếu là do công việc quá
tải, thiếu nhận lực, thời gian luân chuyển hồ sơ, ngoài ra còn do sai sót hồ sơ phải đi
làm lại nhiều lần, sự phối hợp của chính quyền địa phương còn hạn chế.
Bảng 3.14. Đánh giá của người dân về thời gian cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụngđất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Nhanh 20 30,77 2 Trung bình 30 46,15 3 Chậm 15 23,08 Cộng 65 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
3.4.3 Thái độ và năng lực của cán bộ
Vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ là yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả
trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu kiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là thái độ và năng lực của bộ phận tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phải là người có năng lực tổng hợp,
nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ và mức độ hướng dẫn của cán bộ được người dân
hết sức quan tâmvà giúp người dân yên tâm trong việc xin cấp giấy chứng nhận
Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, người dân luôn đánh giá cao về thái độ và năng
lực của cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận. Theo điều tra, số ý kiến về thái độ, ứng xử của cán bộ thực hiện cấp giấy chứng nhận khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch tận tình và chu đáo chiếm tỷ lệ cao (chiếm 61,54%), số ý kiến phàn nàn về kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ đang còn thấp trong công tác
Bảng 3.15. Đánh giá của người dân về thái độvà năng lực của cán bộ trong
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất
STT Nội dung Tông sô Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thái độ, ứng xử 1.1 Tận tình, chu đáo 40 61,54 1.2 Bình thường 18 27,69
1.3 Không tận tình, chu đáo 7 10,77
2 Kiến thức và kỹ năng giải quyết
2.1 Cao 25 38,46
2.2 Trung bình 31 47,69
2.3 Thấp 9 13,85
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
3.4.4. Các khoản lệ phí phải đóng
Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm
và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác nhau hoặc
cùng thủ tục nhưng vị trí và diện tích khác nhau thì có mức thu khác nhau. Trong khi
giao dịch thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, mức tiền nộp thuế thường cao hơn so với thu nhập của người dân. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trong nhiều trường
hợp thị xã thông báo đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận yêu cầu các hộ dân nộp thuế trước khi nhận giấy chứng nhận nhưng rất ít hộ thực hiện đặc biệt là đối với những hộ
nghèo, làm cho nhiều người dân không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin
cấp Giấy chứng nhận.
Theo quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc công bố thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường áp dụng tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
thì mức lệ phí thu là 65.000đ/lần đăng ký giao dịch đảm bảo [20]. Tuy nhiên, khi trả
lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 23,88% ý kiến cho rằng mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh như hiện nay cao. Pháp luật cho phép người đi vay ngân
nhiệm yêu cầu đăng dụng được coi là nghĩa vụ của bên thế chấp bảo lãnh. Để làm thủ
tục họ phải đến UBND xã, phường hoặc các văn phòng công chứng xác nhận và chứng
thực hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng tại đây văn phòng công chứng đã thu một khoản phí là 0,1% giá trị giao dịch hợp đồng, mặc dù hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ngân hàng sau đó đến VPĐK Thị xã để đăng ký giao dịch bảo đảm. Những người đến đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp quyền sử dụng đất đa số là những người nông dân thiếu vốn để sản xuất, có diện tích đất sử dụng ít, vay được khoản tiền
không lớn. Từ đó nhiều hộ gia đình, cá nhân phản ánh đóng khoản lệ phí này là một
con số không nhỏ so với thu nhập của họ và việc phải đi lại nhiều nơi để làm thủ tục
vay vốn gây khó khăn cho những người có nhu cầu và thu phí như vậy quá cao làm cho kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp...
Mức phí và lệ phí xin cấp giấy chứng nhận cao đã dẫn tới hiện tượng một số trường hợp người sử dụng đất đến đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi hoàn thành thủ tục do không có đủ tiền nộp nghĩa vụ nhà nước nên
không đến lấy giấy chứng nhận gây nên hiện tượng tồn giấy chứng nhận trong tủ lưu
hồ sơ
Qua số liệu điều tra tại Bảng 3.16 cho thấy, ý kiến về đánh giá các khoản phí
phải đóng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, ý kiến
lệ phí quá cao chiếm 23,88%, ý kiến lệ phí bình thường chiếm 46,27%, ý kiến lệ phí
thấp chiếm 29,85%. Điều này cho thấy việc bất cập giữa các ý kiến chủ yếu là vì điều
kiện kinh tế của từng hộ gia đình
Bảng 3.16. Đánh giá của người dân về các khoản phí phải đóng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Nội dung Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cao 16 23,88 2 Trung bình 31 46,27 3 Thấp 20 29,85 Cộng 65 100,00
3.4.5. Thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục hành chính về đất đai là cơ sở, điều kiện và phương tiện cần thiết để các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện những công việc
thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống các quy phạm quy định về thủ tục
hành chính về đất đai sẽ tạo ra khung pháp lý, trật tự ổn định cho các cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai làm việc theo pháp luật. Thực tế cho thấy,
nếu các quy trình, thủ tục được xây dựng phù hợp và triển khai thực hiện đúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình triển khai pháp luật đất đai trong thực tế cuộc sống; đất đai được quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả hơn, quyền và lợi ích củangười sử
dụng đấtđược đảm bảo hơn.
Qua kết quả điều tra Bảng 3.17 cho thấy, thủ tục hành chính cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của thị xã Hồng Lĩnhđang còn chưa được đánh giá cao. Trong đó, số ý kiến đánh giá yêu cầu về hồ sơ làm thủ tục cấp giấy phức tạp chiếm tỷ lệ cao
(chiếm 23,08%); số ý kiến đánh giá yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy phức tạp,
khó hiểu chiếm tỷ lệ cao (chiếm 29,23%).
Bảng 3.17. Đánh giá của người dân về thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
STT Nội dung
Tổng số
Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Yêu cầu về hồ sơ làm thủ tục cấp giấy
1.1 Đơn giản, dễ kê khai 18 27,69
1.2 Trung bình 35 49,23
1.3 Phức tạp 12 23,08
2 Yêu cầu về quy định làm thủ tục cấp giấy
2.1 Đơn giản, rõ ràng 16 24,62
2.2 Trung bình 30 46,15
2.3 Phức tạp, khó hiểu 19 29,23
3.5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH
Để đánh giá tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh nói riêng thì phải xác định được yếu
tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua khảo sát cán
bộ của các phòng ban có liên quan đến công tác cấp GCN trên địa bàn thị xã Hồng
Lĩnh thì xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy GCNQSDĐ gồm
chính sách, pháp luật về đất đai; hiểu biết của người sử dụngđất; cơ sở dữ liệu về đất đai; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; nhân lực làm công tác cấp GCNQSDĐ. Mức độ ảnh hưởng công tác cấp giấy GCNQSDĐ được thể hiện ở bảng 3.18
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ
STT Tiêu chí Nội dung
Tổng số Số phiếu (người) Tỷ lệ (%) 1. Chính sách,pháp