3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.4.1. Chính sách, pháp luật vềđất đai
Chính sách, pháp luật về đất đai của nhà nước có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực
hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, các văn bản
chính sách, phát luật rõ ràng, phù hợp, không có sự chồng chéo, ngắn gọn dễ hiểu, sát
với thực tế sẽ là điều kiện thuận lợi để người thực hiện công tác cấp giấy làm đúng và đạt kết quả cao.
1.1.4.2. Nhân lực phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Năng lực của cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ có ảnh hưởng rất lớn tới
công tác cấp GCNQSDĐ bởi lẽ những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ
làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng tốt hơn. Ngoài ra, việc xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đòi hỏi phải trải qua nhiều bước để xác minh tính chính xác về
thông tin của thửa đất do đó đòi hỏi lượng lượng cán bộ thực hiện việc cấp giấy chứng
nhận phải đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn.
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
Vấn đề kỹ thuật, công nghệ, phương tiện máy móc phục vụ cho công tác quản
lý thông tin và xác định lai lịch, thông tin về thửa đất là hết sức quan trọng. Ngoài ra việc quản lý đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, lại phải đối diện với sự biến động liên tục và rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp do đó công việc đòi hỏi phải có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác. Để số liệu thông tin về đất đai chính xác đòi hỏi phải có
sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc, cũng như hệ thống cơ sở vật chất để quan lý, theo
dõi thông tin về biến động đất đai.
1.1.4.4. Cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai
Hệ thống cơ sở dữ liệu về quàn lý đất đai như: Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính
được cấp giấy chứng nhận thì các thông tin về thửa đất cần phải đầy đủ, rõ ràng. Do đó
việc hệ thống thông tin đầy đủ, rõ ràng sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.
1.1.4.5. Hiểu biết của người sử dụng đất
Sự hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn tới việc đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Khi người dân hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của giấy chứng
nhận quyền sử đụng đất thì người sử dụng đất sẽ nhanh chóng thực hiện việc đăng ký
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, khi người dân hiểu rõ về cơ
quan và quy trình, thủ tục cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc làm hồ sơ
giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đầy đủ, ít sai sót từ đó giảm thời gian, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.
1.1.4.6. Các văn bản pháp lý có liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 1/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được
những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Trong đó, có những điểm mới đặc
biệt chú ý trong Luật đất đai năm 2013, đó là: quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ
của Nhà nước đối với người sử dụng đất; quy định thời hạn giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích
sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa
chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án; quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quy định cụ
thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công
khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách
có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội; quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám
sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều
kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân; quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối
với khu vực nông nghiệp; quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ
tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện;
bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai,
Để thực thi Luật đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định mới,
cụ thểnhư sau:
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một só điều của Luật Đất đai
Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền
sử dụng đất
Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Bên cạnh đó, các Bộ cũng đã có các thông tư hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật đất đai 2013, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính. Các thông
tư cụ thể bao gồm:
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về hồ sơ địa chính;
Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính; Thông tư số 76/2014/TT-BTC, ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
Thông tư 77/2014/TT- BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước