3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh
Thị xã Quảng Yên đã cơ bản hoàn thành cấp GCN QSDĐ đạt 98,18% tương ứng với 78.428 giấy, số phần trăm còn lại tương ứng với 3.000 hồ sơ. Trong đó nhóm đất nông nghiệp đạt 99,17%, nhóm đất phi nông nghiệp đạt 97,82%. Công tác cấp GCN QSDĐ ở Quảng Yên đã được thực hiện có nền nếp từ những năm 1995 khi mới
thành lập Phòng Địa chính (sau này là Phòng Tài nguyên - Môi trường). Để đạt được
kết quả như trên, từ công tác đo đạc bản đồ, thị xã đã đảm bảo độ chính xác đến từng
cm. Trong quá trình đo đạc thị xã cũng đảm bảo sự có mặt đầy đủ của cán bộ địa chính, thôn trưởng, chủ sử dụng đất, đội nghiệm thu để tránh nhầm lẫn dẫn đến một
loạt những rắc rối kéo dài thời gian cấp giấy. Khi khâu này đã hoàn thiện, chính xác
mới thiết lập hệ thống bản đồ địa chính rồi ký giáp ranh, lập hồ sơ đăng ký, công khai niêm yết và cấp sổ... Cẩn thận hơn, Phòng Tài nguyên - Môi trường đã tham mưu cho
UBND thị xã bàn giao bản đồ đến từng thửa cho cán bộ địa chính, thôn trưởng, chủ sử
dụng đất và chủ đất giáp ranh để mọi người xem, ký xác nhận. Chính vì vậy, trong
nhiều năm trở lại đây thị xã chưa có trường hợp nào khiếu kiện sau cấp GCNQSDĐ...
(Lê Hải Điệp, 2014) [5].
Yếu tố quan trọng nữa góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ của Quảng
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nếu nguồn nhân lực thiếu và yếu, chính vì vậy, thị xã đã
huy động và hợp đồng thêm nguồn nhân lực có trình độ kinh nghiệm chuyên môn. Hàng tuần họp báo cáo, kiểm điểm, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác thực hiện.
Phòng Tài nguyên - Môi trường luôn sát sao, tham mưu cho lãnh đạo thị xã giải quyết các vướng mắc với quan điểm “mắc đâu gỡ đó”. UBND thị xã cũng đã thành lập các tổ
công tác kiểm tra trực tiếp xuống 19 xã, phường để rà soát, nắm tình hình thực tế và
hướng dẫn người dân nên tiến trình cấp GCNQSDĐ được thúc đẩy nhanh chóng. Đặc
biệt, thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho thị xã trong công tác đầu tư
trang thiết bị đo đạc công nghệ điện tử, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông tin
GCNQSDĐ trên phần mềm. Đến nay, thị xã đã hoàn thành đo đạc và đăng ký xây dựng cơ sở dữ liệu cấp giấy để đồng nhất bản đồ tại 3 xã, phường và đang tiếp tục xử
lý ở 16 xã, phường còn lại. Khi hệ thống này hoàn thiện sẽ giúp cho công tác quản lý được bài bản hơn, dễ tra cứu, hạn chế tối đa các sai sót (Thanh Hằng, 2013) [6].
1.2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Cao Bằng
Trong năm 2013, toàn tỉnh Cao bằng đã cấp được 226 Giấy chứng nhận cho các
tổ chức đạt 90,4% so với kế hoạch, với diện tích cấp 11.736,91 ha.
Thực hiện cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị quyết
30/2012/QH-13 của Quốc hội: Được triển khai thực hiện trên địa bàn 164/199 xã,
phường, thị trấn và Cấp GCN QSDĐ theo dự án tổng thể tại 07 xã huyện Bảo Lâm và 02 thị trấn Tà Lùng, Hòa Thuận huyện Phục Hòa.
Kết quả đã cấp được 56.398 GCN với tổng diện tích 13.691,28 ha cho 36.232
hộ đạt 115,15 % so với kế hoạch. (Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp cấp được
47.161 GCN với diện tích 13.311,31 ha; Đất ở tại nông thôn cấp được 6.087 GCN với
diện tích 262,17 ha; Đất ở đô thị cấp được 3.150 GCN với diện tích 117,8 ha). Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp được 442.529 Giấy chứng nhận. Trong đó:
- Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân:
+ Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 218.315 GCNQSDĐ với diện tích 79.706,76 ha đạt 86,78 % diện tích cần cấp;
+ Đất ở nông thôn cấp được 92.167GCNQSDĐ với diện tích 3.541,01 ha đạt
96,54% diện tích cần cấp;
+ Đất ở đô thị 26.939 GCNQSDĐ với diện tích 706,12 ha đạt 93,5 % diện tích
cần cấp.
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: Được 103.875
- Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức: 1.231 GCNQSDĐ; diện tích: 37.155,52 ha. Trong đó:
+ Đất chuyên dùng: 941 GCNQSDĐ, diện tích: 1.200,56 ha đạt 81,05 % diện
tích cần cấp;
+ Đất lâm nghiệp: 285 GCNQSDĐ, diện tích: 35.912,64 ha đạt 99,37 % diện
tích cần cấp;
+ Các loại đất khác: 5 GCNQSDĐ, diện tích 42,32 ha.
Để đạt được những kết quả như trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội đã giúp đẩy nhanh, gọn, hiệu quả và đảm bảo đúng quy định trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, dự án, và hộ dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động người sử dụng đất
hiểu được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận và những lợi ích mang lại sau khi được cấp Giấy chứng nhận, và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành (Lê Hải Điệp, 2014) [5].