3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7.1. Nhóm giải pháp về chính sách,pháp luật đất đai
- Phân loại các hồ sơ tồn đọng từ đó xem xét những loại hồ sơ nào phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành thì tổ chức tạo điều kiện xét duyệt hồ sơ và cấp
GCN theo thẩm quyền.
- Đối với thủ tục hành chính phải bảo đảm cho các quy định nội dung của luật được thực hiện đi vào cuộc sống, bảo đảm cho việc thi hành các quyết định hành
chính được thống nhất; làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp Luật Đất đai đặc biệt các văn bản quy định về kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật vềđất đai và các chính
sách, pháp luật có liên quan.
- Việc ban hành văn bản pháp luật phải chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời. Các văn bản này phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích, mềm dẻo...giúp người thực hiện và tổ chức thực hiện theo đúng chủtrương của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu kịp thời của xã hội.
- Các cơ quan, cấp chính quyền có thẩm quyền ban hành quy định thủ tục hành chính cần có sự tham vấn từ các nhân viên, cán bộngười trực tiếp thực hiện công việc.
- Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp Luật Đất đai nói chung và quy định vềđăng ký, cấp GCNQSDĐ nói riêng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.