Phân tích tiêu chuẩn đánhgiá

Một phần của tài liệu Hoan thien cong tac danh gia ket qua lam viec va dao tao can bo cong chuc truc thuoc UBND TP Tra Vinh -QTKD (Trang 53 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.3.3. Phân tích tiêu chuẩn đánhgiá

Hiện tại việc đánh giá kết quả làm việc của cán bộ, công chức tại các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Trà Vinh chủ yếu dựa vào nội dung tiêu chuẩn do Ủy ban nhân dân thành phố Trà Vinh ban hành hàng năm; Theo đó, cán bộ được chia thành 2 nhóm chức danh công việc đó là nhóm chức danh cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn. Nhiệm vụ của mỗi chức danh này khác nhau, nhưng các đơn vị chưa có tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc riêng cho từng nhóm chức danh mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung. Việc đánh giá cán bộ hiện nay chủ yếu dựa vào 6 tiêu chuẩn: (1) chấp hành đường lối, chủ trương; (2) phẩm chất đạo đức; (3) khối lượng, chất lượng công việc; (4) tiến độ, kết quả thực hiện công việc; (5) tinh thần trách nhiệm; (6) thái độ phục vụ nhân dân.

Tiêu chuẩn đánh giá hiện nay có 2 tiêu chuẩn là có khả năng đo lường được kết quả công việc đó là khối lượng, chất lượng công việc và tiến độ, kết quả thực hiện; tuy nhiên còn là 4 tiêu chuẩn khó đo lường được như về việc chấp hành đường lối, chủ trương; đạo đức, tư tưởng; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân. Hiện nay cán bộ, công chức chưa xây dựng bản mô tả cho 02 chức danh cụ thể, chính vì vậy tiêu chuẩn đánh giá cán bộ chưa xây dựng dựa trên bản mô tả công việc; nếu không xây dựng được bản mô tả công việc thì dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác, không đo lường kết quả và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ trong bản mô tả công việc. Qua khảo sát có 70 người (59%) cho rằng tiêu chuẩn đánh giá chưa đo lường được kết quả thực hiện các nhiệm vụ và có đến 40 người có ý kiến trung lập về vấn đề này.

Qua 3 năm đã triển khai thực hiện rất nhiều công việc mới phát sinh như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến thành phố Trà Vinh như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới,…; phấn đấu đạt các tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020, tập trung một số khâu đột phá như: (1) tiếp tục ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản, chú trọng xây dựng thương

hiệu cho nông sản chủ lực; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nhất là chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, chế tác phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và các ngành dịch vụ; (2) tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế- xã hội trên địa bàn; (3) về xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững; (4) về đào tạo, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực, cơ cấu lại lao động; chú trọng hợp tác, liên kết chặt chẽ với các địa phương có thế mạnh về công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong và ngoài tỉnh . Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn nào đo lường kết quả thực hiện những công việc mới này; các tiêu chuẩn và biểu mẫu đánh giá vẫn giữ nguyên như những năm trước mà không có sự điều chỉnh khi thực hiện các mục tiêu và kế hoạch mới. Điều này có thể dẫn đến cán bộ, công chức không tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ mới, qua kết quả khảo sát có 64 người (53%) không đồng ý tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu và kế hoạch đề ra. Việc tiêu chuẩn không được xây dựng dựa trên kế hoạch và mục tiêu ở đầu kỳ sẽ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả công việc chưa chính xác đối với cán bộ, công chức và họ không tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ mới, các đơn vị có thể không hoàn thành các kế hoạch và nhiệm vụ mới với kết quả tốt nhất.

Hiện nay, có 6 tiêu chuẩn đánh giá nhưng chỉ có 2 tiêu chuẩn đánh giá dựa vào kết quả thực hiện công việc, còn lại 4 tiêu chuẩn đánh giá về phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, đạo đức lối sống, thái độ phục vụ nhân dân, thiếu hẳn các tiêu chuẩn đánh giá về phương pháp và kỹ năng làm việc, có tới 42 người (36%) người không đồng ý với tiêu chuẩn đánh giá đo lường được kết quả thực hiện các nhiệm vụ; Có 73 người (61%) không cho rằng tiêu chuẩn đánh giá có chú trọng đến phương pháp và kỹ năng làm việc; nếu thiếu tiêu chuẩn đánh giá thiên về kỹ năng và phương pháp làm việc thì sau khi đánh giá cán bộ chưa hiểu rõ phương pháp về kỹ năng làm việc của họ có tuân thủ những quy trình, thủ tục và chuẩn mực hay chưa, từ đó cán bộ, công chức chưa nâng lên hiệu quả công việc của mình.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị tính: phiếu

Hoàn toàn Không Trung Đồng Hoàn

không đồng toàn

Tiêu chuẩn đánh giá đồng ý lập ý

ý đồng ý

Tiêu chuẩn đánh giá đo lường được 37 33 40 6 4 kết quả thực hiện các nhiệm vụ 31% 28% 33% 5% 3% Tiêu chuẩn đánh giá đo lường 31 42 44 2 1 phương pháp làm việc 26% 35% 37% 2% 1% Tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng 11 53 31 18 7 dựa trên mục tiêu của đề ra 9% 44% 26% 15% 6% Tiêu chuẩn đánh giá có tính cụ thể 9 33 50 18 10 và đo lường được 8% 28% 42% 15% 8%

(Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ, công chức)

Một phần của tài liệu Hoan thien cong tac danh gia ket qua lam viec va dao tao can bo cong chuc truc thuoc UBND TP Tra Vinh -QTKD (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w