6. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quantỉnh Bình Định trong xác định mã số, áp dụng
áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu
Nghiên cứu qua 1 trường hợp điển hình tại Hải quan Bình Định qua các công đoạn:
(1) Xác định đối tượng:
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dự án chế biến tinh bột biến tính sắn. Ngoài máy móc, thiết bị NK miễn thuế trong danh mục miễn thuế theo loại hình nhập đầu tư, doanh nghiệp còn NK máy móc, thiết bị ngoài danh mục NK theo loại hình nhập kinh doanh với trị giá tương đối lớn (1.967.000 USD).
(2) Thu thập hồ sơ từ doanh nghiệp:
- Hồ sơ dự án đầu tư (có danh mục máy móc thiết bị); tài liệu thiết kế chi tiết của dự án; bản thuyết minh, sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hóa NK; bản nghiệm thu lắp đặt công trình thuộc dự án đầu tư.
- Chứng từ thanh toán (thư tín dụng, phiếu chuyển khoản).
(3) Trên cơ sở phân tích thông tin thu thập và kinh nghiệm kiểm tra, Cục Hải quan tỉnh Bình Định (Cục Hải quan) đánh giá có khả năng vi phạm theo loại hình nhập kinh doanh và tiến hành KTSTQ tại doanh nghiệp.
(4) Đối tượng kiểm tra: hồ sơ hải quan, báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách kế toán; kho, nhà xưởng, dây chuyền máy móc.
(5) Nội dung kiểm tra: kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với vật tư, thiết bị NK theo loại hình kinh doanh.
- Kiểm tra thực tế lắp đặt nhà xưởng, hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị tại nhà máy móc; kiểm tra, đối chiếu các tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; phân tích, kiểm tra hồ sơ, sổ sách kế toán,
phiếu xuất kho, phiếu nhập kho máy móc, vật tư NK; các tài khoản hạch toán kế toán đối với các lô hàng NK; kiểm tra chứng từ thanh toán các chi phí liên quan đến việc NK hàng hóa, các tài khoản kế toán để xác định giá trị thực thanh toán của các lô hàng.
(6) Kết quả kiểm tra: toàn bộ hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh không thể hiện trên sổ sách, chứng từ kế toán; áp sai mã tính thuế một số hàng hóa là bộ phận, cấu kiện bằng thép để xây lắp nhà xưởng, các phụ kiện, vật tư, điện, nước. Một số mặt hàng thuộc tờ khai nhập đầu tư không có trong danh mục miễn thuế. Các bộ phận, cấu kiện bằng thép, đã gia công thiết kế trước khi NK doanh nghiệp khai báo thuộc các mã số nhóm 7308 (thuế suất thuế NK 10%), 7304 (thuế suất thuế NK 10%), 7312 (thuế suất thuế NK 5%)
Phân tích hồ sơ hải quan, hồ sơ thầu và kết quả thu thập hồ sơ kê khai, nộp thuế của nhà thầu tại Cục Thuế tỉnh cho thấy các bộ phận, cấu kiện bằng thép của nhà xưởng đã được gia công theo thiết kế trước khi NK, là các bộ phận đầy đủ để cấu thành nhà xưởng, chỉ qua các công đoạn hàn nối, lắp ráp khi thi công.
Đối chiếu Quy tắc 2a phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính, xác định: các bộ phận, cấu kiện bằng thép, đã gia công thiết kế trước khi NK; đáp ứng đủ để cấu thành nhà xưởng; chỉ qua các công đoạn hàn nối, lắp ráp thành nhà xưởng, do đó phải được phân loại cùng nhóm với sản phẩm hoàn chỉnh theo mã số 9406: các cấu kiện nhà bằng thép, thuộc phân nhóm 9406.00.94.00 bằng sắt hoặc thép, có thuế suất thuế NK là 18%.
Cục Hải quan làm việc với doanh nghiệp trao đổi các luận cứ, quy định của pháp luật, doanh nghiệp chấp nhận và tự xác định lại số thuế phải nộp bổ sung hơn 01 tỷ đồng. Qua thực tế này có thể rút ra một số kinh nghiệm:
Kinh nghiệm thu thập, phân tích thông tin: tập trung vào dự án đầu tư vừa có hàng hóa thuộc danh mục miễn thuế vừa có hàng hóa không thuộc danh mục miễn thuế có tổng trị giá NK lớn, ưu tiên hàng hóa có rủi ro cao là loại hình NK chịu thuế; kết hợp thu thập thông tin từ cục thuế địa phương.
Kinh nghiệm về nghiên cứu quy định của pháp luật: phải tập trung khai thác triệt để các chú giải về phân loại hàng hóa NK để xác định đúng mã số (ở đây là quy tắc 2a và các chú giải), xác định đúng mức thuế.
Kinh nghiệm đấu tranh với doanh nghiệp: Cục Hải quan trao đổi cởi mở, bình đẳng, không mang tính áp đặt; tranh thủ các ý kiến ghi nhận của những người trực tiếp làm thủ tục hải quan, bộ phận kỹ thuật, đội ngũ trực tiếp vận hành thiết bị của doanh nghiệp; tạo sự đồng thuận của doanh nghiệp trong việc chấp hành quy định về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa NK.
1.4.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trong xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu (phí bản quyền)