6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kết quả đạt được
Cục Hải quan tỉnh Long An với phương châm hoạt động “chuyên nghiệp- minh bạch - hiệu quả”, luôn coi doanh nghiệp là đối tác, luôn quan tâm giải quyết thủ tục hành chính đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật, những vướng mắc của doanh nghiệp đều được tháo gỡ kịp thời, không có hiện tượng phiền hà, sách nhiễu, làm trái quy định.Nhìn chung, Cục Hải quan tỉnh Long An đã thực hiện tốt quản lý thuế nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2019, thực hiện đúng các quy trình về thuế, qui
trình kiểm tra tham vấn, xác định giá tính thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào NSNN. Đơn vị đã quan tâm, tập trung và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu, chống thất thu như tập trung cho công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường kiểm tra giá, mã số của những mặt hàng trọng điểm, những mặt hàng thường xuyên nhập khẩu tại các Chi cục.
Quy trình các khâu nghiệp vụ được thực hiện thống nhất và công khai, minh bạch, đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế.
Triển khai thanh toán điện tử ( E-payment) trên cơ sở kết nối hệ thống CNTT hải quan với các hệ thống CNTT của Kho bạc Nhà Nước và các ngân hàng thương mại.
Từ tháng 5/2015 đến nay, việc triển khai thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan tự động) đã chứng tỏ tính ưu việt, mang lại hiệu quả rõ rệt và lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công tác quản lý nhà nước về hải quan. Đối với doanh nghiệp: rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, giảm thiểu giấy tờ trong bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan nhờ việc sử dụng chữ ký số, tiết kiệm chi phí... Việc triển khai thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS đã góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan, góp phần hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý theo hướng quản lý hải quan hiện đại.
Bên cạnh đó, việc kết nối cơ chế một cửa quốc gia với các bộ ngành đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan các lô hàng cần có giấy phép chuyên ngành.
Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ:
(i) Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS);
(ii) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (Tên tiếng Anh là Viet Nam Automated Cargo Clearance System). Hệ thống VNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
So với hệ thống thông quan điện tử trước đây, Hệ thống VNACCS có điểm mới là tập trung cả 03 khâu: Khâu trước, trong và sau thông quan (Hệ thống trước đây chỉ tập trung khâu trong và sau thông quan. Toàn bộ khâu trước thông quan chỉ được thực hiện thí điểm trong khuôn khổ Dự án E-manifest, theo đó, hãng tàu phải
gửi trước toàn bộ thông tin manifest về hàng hóa trên tàu cho cơ quan Hải quan.). So với hệ thống quan điện tử trước đây, Hệ thống VNACCS mở rộng thêm các chức năng, thủ tục mới, đó là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất.
Chức năng khác của Hệ thống VNACCS là tăng cường kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Theo thiết kế, Hệ thống VNACCS có sự kết nối với các Bộ, Ngành. Cơ quan Hải quan sẽ gửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành. Kết quả xử lý cấp phép sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống.Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp. Thời gian xử lý đối với hàng luồng xanh là 1 - 3 giây. Thời gian xử lý đối với luồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.
Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trước thông quan: trước thông quan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đến/khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo.Một trong những nội dung thay đổi tương đối lớn của Hệ thống VNACCS liên quan đến hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS sẽ thực hiện theo hướng thanh khoản theo từng tờ khai, thực hiện quản lý theo từng phương tiện vận tải. Doanh nghiệp sẽ thực hiện tự khai, tự chịu trách nhiệm và tự thanh khoản. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro đối với việc thanh khoản.
Về xác định trị giá: Việt Nam áp dụng 06 mẫu Tờ khai trị giá tương ứng với 06 phương pháp xác định trị giá. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Do đó, về cơ bản, đối với phương pháp trị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai trị giá. Để đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, những lô hàng có sự nghi vấn về giá sẽ chuyển sang khâu sau thông quan để xác định.
Về giám sát, quản lý hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, gom các quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sát của hải quan.
Công tác phổ biến văn bản pháp luật về hải quan được triển khai một cách kịp thời, có chất lượng. Cục Hải quan tỉnh Long An thường xuyên củng cố và kiện toàn các tổ tuyên truyền, tổ hỗ trợ người dùng thực hiện VNACCS/VCIS, tổ tư vấn Hải quan – doanh nghiệp từ cấp cục cho đến cấp chi cục khi có điều động, luân chuyển nhân sự nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp; duy trì, theo dõi họp thư góp ý, cập nhật bổ sung số điện thoại đường dây nóng, niêm yết công khai các văn bản pháp luật tại nơi làm thủ tục...Thêm vào đó, đơn vị cũng thường xuyên tổ chức hướng dẫn, tập huấn về các văn bản, chính sách pháp luật mới trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Công chức hải quan trong đơn vị tích cực theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn, các biện pháp đốc thu thuế được thực hiện triệt để và kịp thời, hạn chế phát sinh nợ mới, nợ khó đòi. Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình thu thuế nên việc giao chỉ tiêu thu thuế và thu hồi nợ thuế cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với khả năng và điều kiện của từng đơn vị.
Công tác kiểm tra sau thông quan đang trong giai đoạn ổn định (bắt đầu thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan năm 2008), Lãnh đạo và công chức hải quan đã có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán…
Lực lượng kiểm soát hải quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát và phối hợp với các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống gian lận thương mại góp phần hạn chế buôn lậu, vận chuyển trái pép hàng hóa qua biên giới. Công tác xử lý vi phạm hành chính đảm bào chính xác, khách quan, đúng với hành vi vi phạm.