Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 62 - 64)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại

quan tỉnh Long An còn một số tồn tại trong công tác quản lý thuế NK sau:

Việc vận hành hệ thống VNACCS/VCIS dẫn tới những thay đổi lớn về thủ tục và tổ chức thực hiện nghiệp vụ hải quan: Thay đổi quy trình, thủ tục hải quan; thay đổi liên quan đến nội dung thuế, thanh toán. Trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống này, chắc chắn có những sở hở mà doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật sẽ lợi dụng để gian lận, trốn thuế gây thất thu thuế nhập khẩu. Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan chưa tích hợp dữ liệu về định mức chung (định mức/sản phẩm + tỷ lệ hao hụt NVL/sản phẩm) nên cơ quan Hải quan không có cơ sở so sánh định mức chung của các DN cùng sản xuất một loại hàng hóa, cùng một ngành nghề…, việc cập nhật dữ liệu của công chức hải quan chưa kịp thời, độ tin cậy chưa cao; cơ sở dữ liệu giá chưa hoàn chỉnh, dễ bị DN lợi dụng và cấu kết để khai giá hàng hóa NK thấp. Một số DN không chấp hành tốt pháp luật lợi dụng phân luồng của hệ thống để khai báo hàng hóa không thuộc danh mục quản lý rủi ro của cơ quan hải quan, khai báo hàng hóa có thuế suất cao nhưng trị giá thấp, khai báo không đúng thực tế hàng hóa khi hệ thống phân luồng xanh, sự kiểm tra của cơ quan hải quan không chặt chẽ…thì sẽ gian lận thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Theo quy định hiện tại, hiện có khoảng trên 200 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo và tạo thuận lợi cho việc quản lý hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lý hải quan với khoảng 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch, sự khác nhau chủ yếu là về mặt chứng từ. Ngoài ra, một số loại hình đặc thù như hàng hóa mang vào, mang ra của cư dân biên giới, hàng an ninh quốc phòng, hàng trị giá thấp sẽ được thực hiện thủ công.

Công tác KTSTQ mặc dù đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, biên chế không tăng nhưng nhiệm vụ ngày càng nặng nề bởi vì tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh tăng do Tỉnh thành lập nhiều khu –cụm công nghiệp, số lượng doanh nghiệp đến làm thủ tục ngày càng nhiều, số tờ khai tăng lên cùng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa…Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo hải quan ngày càng thay đổi nhanh chóng từ khai báo hải quan thủ công

sang khai báo từ xa, khai báo điện tử và tiến đến thực hiện khai báo điện tử và hệ thống tự động thông quan. Do đó, về phía doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, thủ tục hành chính ngày càng giảm nhiều nhưng phía cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp và đầy rủi ro; nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu trước – trong thông quan với khâu sau thông quan thì khả năng xảy ra thất thu thuế nhập khẩu rất lớn.

Trị giá tính thuế NK được áp dụng theo trị giá GATT. Tuy nhiên, công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế trong thông quan cũng như KTSTQ chưa chuyên sâu về lĩnh vực giá, gần như không bác bỏ được trị giá do doanh nghiệp khai báo.

Cán bộ, công chức hải quan mặc dù đều đã được tập huấn về trị giá tính thuế GATT, đồng thời Cục Hải quan tỉnh Long An cũng thường xuyên đề xuất bổ sung danh mục rủi ro về giá, nhưng trên thực tế công chức làm công tác kiểm tra giá tính thuế của các chi cục chưa đồng đều về chuyên môn và thường xuyên được điều động luân chuyển từ các khâu nghiệp vụ khác.

Việc bố trí công chức làm công tác KTSTQ quá ít so với yêu cầu khối lượng công việc, công chức KTSTQ kiêm nhiệm với công việc khác dẫn đến không đủ nguồn lực thực hiện công tác KTSTQ.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mức độ răn đe, còn nhẹ đối với một số hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)