Quản lý thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 57 - 59)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Quản lý thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế

Quản lý nợ thuế, cưỡng thuế

Công tác quản lý nợ đọng thuế, cưỡng chế thuế luôn được Cục Hải quan tỉnh Long An chú trọng, trong đó có công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng, không để phát sinh mới nợ quá hạn. Trên cơ sở kiểm tra, rà soát hồ sơ nợ thuế và tình hình thực tế của các khoản nợ tại chi cục, Cục Hải quan tỉnh Long An xây dựng kế hoạch và giao các chi cục đôn đốc thu nợ, phân loại đối tượng, thu thập thông tin, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các khoản thu hồi nợ thuế.

Trên cơ sở số liệu thuế phải nộp đã được hệ thống tự động cập nhật vào chương trình kế toán tập trung, công chức theo dõi nợ thuế tại các chi cục hải quan phối hợp cùng với kho bạc nhà nước tại địa bàn chi cục quản lý để đối chiếu việc nộp thuế

của doanh nghiệp mỗi ngày, kịp thời xóa nợ cho doanh nghiệp, đồng thời tính chậm nộp thuế và thông báo cho doanh nghiệp.

Cục Hải quan tỉnh Long An thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế thuộc Phòng Nghiệp vụ, các chi cục hải quan thành lập các tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế gồm lãnh đạo và cán bộ công chức, thường xuyên rà soát, phân tích, xác định các khoản nợ để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Cục Hải quan tỉnh Long An tiến hành các biện pháp quản lý như sau:

Hàng ngày, công chức tại Phòng Nghiệp vụ và các chi cục hải quan được phân côngđăng nhập vào hệ thống kế toán thuế tập trung để theo dõi tình hình nợ thuế liên quan đến tờ khai hải quan. Trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng NNT chưa nộp thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, lập giấy mời NNT đến để làm việc về số thuế mà NNT còn nợ.

Nếu quá ngày thứ 90 doanh nghiệp không làm thủ tục thanh khoản, không nộp tiền nợ thuế thì buộc phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế.Năm ngày trước thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế, cơ quan hải quan gửi thông báo đốc thu đến doanh nghiệp.

Phối hợp với cơ quan thuế xác minh và trích số tiền nếu doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế.

Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ; chỉ đạo các Chi cục tổ chức các tổ đi đôn đốc thu hồi nợ đọng.

Tuy nhiên, việc thu hồi nợ đọng thuế là rất khó khăn. Thực hiện quyết liệt các biện pháp như xác minh số dư tài khoản với ngân hàng, lập các đội đòi nợ đọng thuế. Biện pháp thu hồi nợ thuế hiệu quả và phổ biến là trực tiếp đến làm việc với doanh nghiệp để trao đổi, nắm bắt thông tin và phân tích nguyên nhân nợ thuế; làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế; thông báo các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan hải quan sẽ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục không chấp hành thông báo của cơ quan hải quan.

Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài việc truy thu thuế theo qui định, xử phạt vi phạm hành chính có tác dụng răn đe và ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu trốn thuế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và thương mại.

Lực lượng kiểm soát Hải quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát và phối hợp với các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống gian lận thương mại góp phần hạn chế buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp chủ yếu như: làm thủ tục trễ hạn, xử lý nguyên liệu gia công trễ hạn, lập báo cáo quyết toán không đúng qui định,...

Bảng 2.8: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)