6. Phương pháp nghiên cứu
1.4.3. Bài học cơ bản rút ra cho Cục Hải quantỉnh Long An
Đối với lãnh đạo hải quan: Cần có quyết tâm cao trong việc chỉ đạo KTSTQ, luôn học hỏi nâng cao kiến thức quản lý cũng như chuyên môn.
Đối với công tác phân tích thông tin: thu thập thông tin từ cơ quan thuế các đơn vị trực thuộc, phân tích so sánh các năm để sàng lọc ra danh sách tốt, danh sách nợ thuế.
Đối với công tác đấu tranh với doanh nghiệp: Dựa vào các quy định của pháp luật về mức thuế, loại hàng hóa, thời hạn đóng thuế … giải thích cho doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng quy định. Làm việc bằng văn bản, giấy tờ theo quy định để rõ ràng và hạn chế khiếu kiện.
Đối với năng lực của CBCC: CBCC cần tìm hiểu các quy định pháp luật về thuế cũng như những phương thức đối phó với doanh nghiệp để giải quyết nhanh nhất và hợp lý nhất, đúng quy định khi xảy ra khiếu kiện.
Đối với việc tư vấn cho doanh nghiệp: Hải quan cần phải phối hợp với cán bộ tư vấn pháp luật của các cơ quan luật, của doanh nghiệp để chia sẻ và thống nhất quan điểm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương 1 tác giả đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về thuế và thuế nhập khẩu, trình bày một số lý luận cơ bản có liên quan đến đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung trong hoạt động quản lý thuế nhập khẩu. Nghiên cứu tổng quan về tăng cường quản lý thuế nhập khẩu và vai trò của nó. Đặc biệt luận văn đã đi sâu nghiên cứu về kinh nghiệm tăng cường quản lý thuế nhập khẩu của cục hải quan Bình Định và cục hải quan Tp.HCM để rút ra các bài học cơ bản có ích cho việc tăng cường quản lý thuế nhập khẩu của cục Hải quan Long An. Đây là cơ sở lý luận để định hướng cho quá trình phân tích đánh giá thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan tỉnh Long An trong chương 2 và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế nhập khẩu cho cục Hải quan Long An trong chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN
2.1. Khái quát chung về Cục Hải quan tỉnh Long An 2.1.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Long An