6. Phương pháp nghiên cứu
1.4.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh trong xác định trị giá hả
KTSTQ về trị giá là nhằm thẩm định tính trung thực, độ chính xác về trị giá tính thuế của người khai hải quan; ngăn chặn, phát hiện gian lận về thuế thông qua trị giá; chống thất thu thuế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
“Phí bản quyền”: là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.
“Thuế nhà thầu”: có thể hiểu là sắc thuế đánh vào thu nhập của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động có thu nhập tại Việt Nam.
Theo quy định, phí bản quyền có thể là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế hàng NK và cũng có thể là đối tượng chịu thuế nhà thầu. Nếu là đối tượng chịu thuế NK thì đây là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế nhập khẩu. Nếu thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu thì mức thuế cao nhất là 10%.
Trong thời kỳ hội nhập, nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới có hoạt động giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, đã và đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Khi quy phạm pháp luật chưa cụ thể, có sự chênh lệch mức thuế giữa các sắc thuế, là kẽ hở, dễ bị lợi dụng. Thực trạng này được đánh giá là phổ biến và số tiền thuế thất thoát khá lớn.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Cục Hải quan) thu thập thông tin từ cơ quan thuế, chọn các doanh nghiệp nộp thuế nhà thầu có mức 10% (phí bản quyền) và có số tiền nộp thuế lớn. Tìm hiểu các dấu hiệu nghi vấn liên quan khác (các khoản phải cộng), hải quan phát hiện Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam (Công ty) nằm trong số đó nhập khẩu mỹ phẩm mà theo quy định tại thời điểm NK có mức thuế ưu đãi đặc biệt 10%, ưu đãi 18%, GTGT 10%.
Thông tin thu thập được từ dữ liệu của hải quan: hợp đồng ngoại thương không đề cập phí bản quyền; tờ khai trị giá không khai khoản phải cộng phí bản quyền; tài liệu thành lập công ty, tài liệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xác định L’Oreal Việt Nam có quan hệ đặc biệt với Tập đoàn L’Oreal Pháp (Tập đoàn); các sản phẩm do L’Oreal Việt Nam khi NK đã có gắn thương hiệu của L’Oreal và các sản phẩm này đều do các nhà sản xuất là các công ty con của Tập đoàn L’Oreal Pháp cung cấp; các loại mỹ phẩm NK có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; ngoài L’Oreal thì không có doanh nghiệp nào khác NK sản phẩm L’Oreal.
Thông tin thu thập được từ doanh nghiệp: có bản thỏa thuận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu L’Oreal Pháp và L’Oreal Việt Nam, có hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu dạng rút gọn ghi nhận: L’Oreal Pháp trao quyền và quyền sử dụng độc quyền khai thác sản phẩm được bảo hộ, mức phí bản quyền về nhãn hiệu phải trả 6,5% trên doanh thu hàng tháng, L’Oreal Việt Nam chấm dứt ngay việc bán sản phẩm được phép theo thỏa thuận, được thanh lý hàng tồn kho trong khoảng 12 tháng, trừ khi L’Oreal quyết định mua hàng tồn kho, sản phẩm tồn kho được mua theo giá vốn được xác định bởi các hóa đơn, các sản phẩm L’Oreal không mua lại phải được tiêu hủy bằng chi phí của L’Oreal Việt Nam dưới sự giám sát của đại diện L’Oreal Pháp.
Sau khi thu thập các thông tin trên, Cục Hải quan tiến hành đối thoại với doanh nghiệp về việc xác định phí bản quyền.
Công ty khẳng định rằng: Công ty chỉ khai thác thương hiệu bằng hình thức treo biển quảng cáo tại địa điểm bán hàng nên họ chỉ phải nộp thuế nhà thầu, đồng thời phải trả phí bản quyền cho Tập đoàn trên doanh thu thuần, Công ty xuất trình một số sản phẩm L’Oreal do một số doanh nghiệp khác NK bán tại Việt Nam, và cho rằng rằng phí bản quyền về thương hiệu mà Công ty trả cho Tập đoàn không thỏa mãn điều kiện cộng vào trị giá hải quan.
Quan điểm Cục Hải quan: việc khai thác bản quyền Công ty có thanh toán phí bản quyền về nhãn hiệu trên doanh thu thuần hàng tháng là một trong những điều kiện ràng buộc liên quan đến hàng NK vì sẽ Công ty sẽ không phát sinh nghĩa vụ và quyền lợi nếu không NK sản phẩm L’Oreal. Công ty không có quyền định đoạt hàng hóa nên theo quy định cơ quan hải quan có thể bác bỏ trị giá giao dịch đối với
hàng NK đã khai báo hải quan. Ngoài ra, việc tiêu thụ hàng hóa còn bị giới hạn về lãnh thổ, phí bản quyền, hỗ trợ kỹ thuật, thời hạn thanh toán. Đây chính là điều kiện ràng buộc để có được giao dịch mua bán hàng hóa NK.Thuế nhà thầu Công ty phải nộp là 10% là mức thuế suất tương đối ổn định cho các thời kỳ, còn thuế NK ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt có lộ trình giảm thuế theo các hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia nên đến thời gian nào đó sẽ giảm bằng hoặc thấp hơn mức thuế nhà thầu, còn thuế GTGT được khấu trừ tại cơ quan thuế địa phương.
Từ những luận cứ trên, Công ty đã chấp nhận chủ động xác định doanh thu thuần của các năm từ 2007 đến năm 2013 để tự tính mức thuế phải nộp bổ sung liên quan đến phí bản quyền về thương hiệu L’Oreal đối với hàng NK với số thuế trên 10 tỷ đồng.
Kinh nghiệm về công tác thu thập thông tin: Cục Hải quan thu thập thông tin từ cơ quan thuế địa phương (thuế nhà thầu – phí bản quyền); sàng lọc, phân tích, đánh giá, xác định dấu hiệu nghi vấn, xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan một cách hữu hiệu.
Kinh nghiệm về kỹ năng đấu tranh với doanh nghiệp: Cục Hải quan củng cố chứng cứ, tạo sự đồng thuận của doanh nghiệp. Kết thúc các buổi làm việc, Cục Hải quan có công văn gửi Tổng giám đốc Công ty, nhằm chuyển thông điệp (nội dung làm việc) của hải quan đến người có thẩm quyền cao nhất được biết và nghiêm túc chấp hành pháp luật; đấu tranh, định hướng để doanh nghiệp nhận thức và tự khai báo bổ sung nhằm tăng sự đồng thuận và hạn chế khiếu kiện.
Kinh nghiệm về tăng cường công tác phối hợp: trong quá trình làm việc với doanh nghiệp, CBCC hải quan đã tranh thủ ý kiến phản biện từ cán bộ tư vấn pháp luật của doanh nghiệp để chia sẻ và thống nhất quan điểm; tổ chức phản biện nội bộ (tranh luận giả định) về cơ sở pháp lý, nội dung, phương pháp đấu tranh, hướng chân lý, tránh làm oan sai cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm nâng cao nhận thức, tự tin trong đấu tranh với doanh nghiệp: CBCC đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu và đánh giá được những thuận lợi và bất lợi của quy định pháp luật về phí bản quyền cũng như những phương thức đối phó của doanh nghiệp để chỉ đạo đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm; tăng lượng kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin trong KTSTQ về trị giá hải quan.
Kinh nghiệm về sự quyết tâm cao: lãnh đạo hải quan các cấp quyết tâm cao trong việc chỉ đạo KTSTQ với lĩnh vực trị giá nói chung, phí bản quyền nói riêng; nhằm học hỏi nâng cao kiến thức để tiếp cận với lĩnh vực mới được đánh giá là phức tạp, khó khăn nhưng nhiều tiềm năng, phù hợp với xu hướng hội nhập.