Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 33)

9. Kết cấu luận văn:

1.3.3 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.3.3.1 Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân

Là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó giao nhiệm vụ nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu.

1.3.3.2 Tổ chức thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức bộ máy thu thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức, sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức, nhân sự trong cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đem lại hiệu quả cao. Ngành thuế hiện tại đang tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng, trong đó tại cấp Cục Thuế thành lập phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân và tại cấp Chi cục Thuế thành lập đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân, trước bạ và thu khác. Bộ phận quản lý thuế TNCN tại các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi số thu về thuế TNCN, thực hiện hoàn, miễn giảm thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

1.3.3.3 Chỉ đạo điều hành quản lý thuế thu nhập cá nhân

Quản lý đăng ký thuế thu nhập cá nhân

Một là, đăng ký thông qua cơ quan chi trả: cá nhân có trách nhiệm làm tờ khai đăng ký cấp mã số thuế kèm theo chứng minh thư nhân dân (bản sao), cơ quan chi trả tập hợp thông tin và nhập vào phần mềm hỗ trợ đăng ký thuế và nộp cho cơ quan thuế để làm thủ tục cấp mã số thuế.

Hai là, đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế: cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp mã số thuế tại cơ quan thuế.

Quản lý kê khai, thu nộp thuế thu nhập cá nhân

Bộ phận một cửa tại cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế do người nộp thuế nộp bằng các hình thức: nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, hoặc kê khai điện tử và nộp qua mạng internet. Phòng Kê khai và kế toán thuế kiểm tra các tờ khai nếu tờ khai đã hợp lệ thì nhập toàn bộ thông tin vào phần mềm quản lý của ngành thuế. Ngoài ra, phòng Kê khai và kế toán thuế còn cập nhật thông tin về số thuế truy thu, số tiền phạt NNT trên các biên bản thanh tra, kiểm tra vào ứng dụng quản lý thuế để phục vụ cho công tác theo dõi, đôn đốc thu nộp của các bộ phận quản lý, thanh tra, kiểm tra.

Bên cạnh việc cập nhật các tờ khai, chứng từ, các quyết định vào ứng dụng quản lý của ngành, hoạt động quản lý kê khai và kế toán thuế còn bao gồm việc theo dõi, đôn đốc việc nộp tờ khai tháng, quý, quyết toán của các cơ quan chi trả hoặc các cá nhân thuộc diện phải nộp tờ khai. Ban hành quyết định vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế về hành vi chậm nộp tờ khai của NNT. Xác nhận nghĩa vụ thuế (số tiền thuế đã nộp NSNN, tình trạng nợ thuế..) khi có yêu cầu từ phía NNT.

Phòng Kê khai và kế toán thuế tiếp nhận các chứng từ nộp thuế của người nộp thuế từ Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng chuyển đến; tiến hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ thông tin theo quy định sau đó cập nhật thông tin chứng từ nộp thuế vào ứng dụng quản lý thuế.

Về thời hạn nộp thuế, người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh số thuế phải nộp (nếu người nộp thuế khai thuế theo tháng) hoặc chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau quý phát sinh số thuế phải nộp (nếu người nộp thuế khai thuế theo quý).

toán thuế lập báo cáo số thu NSNN trình lãnh đạo cơ quan thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo nhằm thực hiện tốt hoạt động quản lý thu nộp thuế.

Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Quản lý quyết toán thuế TNCN sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát được tổng số thuế TNCN mà NNT còn phải nộp hoặc nộp thừa sau khi đã tính toán lại tổng thu nhập chịu thuế của tổ chức chi trả, cá nhân trong vòng 1 năm.

Hoạt động giải quyết hoàn thuế TNCN được thực hiện theo quy trình chung của ngành Thuế, cụ thể:

Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế từ NNT, sau khi kiểm tra thể thức hồ sơ đúng quy định sẽ tiến hành nhập thông tin vào chương trình quản lý thuế và chuyển về phòng quản thuế TNCN ngay trong ngày hoặc chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.

Phòng quản lý thuế TNCN căn cứ các hồ sơ khai thuế đang quản lý như: quyết toán thuế TNCN của cơ quan chi trả thu nhập, đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh…để giải quyết. Nếu hồ sơ đề nghị đảm bảo đầy đủ các thông tin để giải quyết thì ban hành quyết định hoàn thuế đúng theo quy trình đã quy định. Nếu hồ sơ chưa đủ căn cứ để giải quyết, phải yêu cầu NNT cung cấp thông tin, tài liệu hoặc phải thực hiện kiểm tra trước rồi mới ban hành quyết định hoàn thuế.

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập cá nhân

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho NSNN; quan trọng hơn, mục đích của hoạt động này là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế.

Thực hiện chức năng quản lý này, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc nợ; phân loại tính chất nợ; lập kế hoạch thu nợ, đôn đốc NNT thực hiện nộp các khoản thuế nợ. Tùy theo tính chất

của khoản nợ mà cán bộ thuế sẽ thực hiện các biện pháp đôn đốc phù hợp theo quy trình quản lý nợ hiện hành (Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015).

1.3.3.4 Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT. Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là nhiệm vụ xuyên suốt các khâu của quá trình quản lý thuế, hoạt động này nhằm quản lý đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế.

Thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất. Vào quý IV hàng năm, cơ quan thuế có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho năm sau trên cơ sở phân tích các thông tin về thuế của NNT. Phân tích các thông tin có liên quan đến NNT trong kế hoạch để xác định những rủi ro về thuế khi tập trung những khâu nào của quy trình và ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra.

Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phải ban hành quyết định xử lý gửi NNT. Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc NNT thực hiện trách nhiệm xử lý vi phạm về thuế theo quyết định xử phạt của cơ quan thuế và lưu hồ sơ thanh tra, kiểm tra theo quy trình.

1.3.3.5 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền và hỗ trợ NNT là việc cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách thuế cho cá nhân và cơ quan chi trả thu nhập. Đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NNT, nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động quản lý, tập hợp, giải đáp các vướng mắc cho NNT nhằm hỗ trợ tối đa để NNT hiểu và thực hiện chính sách thuế TNCN đúng quy định.

Việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT có tác dụng không chỉ đối với NNT mà còn thuận lợi ngay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT; giúp NNT nhanh chóng nắm bắt được các quy định của luật thuế và những thay đổi, bổ sung của chính sách thuế TNCN, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, đồng thời nắm bắt được

các quy định về quyền của NNT trong chính sách miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế để lập hồ sơ gửi cơ quan thuế nếu NNT thuộc đối tượng được miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế.

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNCN. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động này tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó. Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Trong các nghiên cứu trước đây về thuế TNCN, các tác giả đã đề cập đến nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNCN và được trình bày theo những cách khác nhau. Trong luận văn này, tác giả kế thừa các nghiên cứu trước đây đồng thời có bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm nghiên cứu, theo đó những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế TNCN bao gồm

1.3.4.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiệu quả của hoạt động quản lý thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vào điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số người nộp thuế thu nhập nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.

1.3.4.2 Cơ chế chính sách

Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến hiệu quả quản lý thuế TNCN tại cơ quan thuế. Đó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN phải rõ ràng, chi tiết, bao quát toàn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách thuế phải có

sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả. Do vậy, một chính sách pháp luật rõ ràng, thống nhất sẽ tạo điều kiện giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN, ngược lại sẽ ảnh hưởng và làm giảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

1.3.4.3 Người nộp thuế

Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc của nhà nước, buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện. Chính vì vậy nó là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của người dân. Hơn thế nữa, các hoạt động kinh tế lại vô cùng phức tạp và đa dạng, khó quản lý. Do vậy việc tuân thủ các quy định của luật thuế phụ thuộc khá nhiều vào trình độ nhận thức của NNT. Đó vừa là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát thuế, vừa là mục tiêu cần đạt được của các cuộc kiểm soát.

Trình độ của người dân tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành Luật thuế TNCN; dân trí cao hiểu được nghĩa vụ thuế với nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng càng sâu sắc nên có ý thức tuân thủ càng tốt. Nếu nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ thuế và quyền thủ hưởng ích lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ kê khai thuế của mình thì người nộp thuế sẽ tự nguyện trong việc khai và nộp thuế... Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra, hoạt động quản lý thuế và kiểm soát thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Trình độ dân trí cao của dân cư là một nhân tố tích cực tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước đối với thuế TNCN

1.3.4.4 Cơ quan thuế và công chức thuế

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. Hầu hết các phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Có thể đánh giá rằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế là nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí Năng lực chuyên môn của

cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của hoạt động quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.

Bên cạnh vấn đề năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế ngày càng được chú trọng đề cao. Với vai trò là người quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật thuế của NNT, trong môi trường làm việc nhạy cảm, thì việc vi phạm che dấu cho NNT vi phạm pháp luật thuế TNCN là điều khó có thể tránh khỏi. Do vậy, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý thuế TNCN và ngược lại sẽ gây thất thu, tiêu cực và kém hiệu quả.

Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, toàn diện hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật.

Các cơ quan chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý những vấn đề thường gặp, giúp nhau các phương tiện hỗ trợ công việc, làm giảm chi phí trong hoạt động nghiệp vụ. Trong quá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập kinh tế quốc tế về thuế ở Việt Nam hiện nay thì yêu cầu quản lý về lĩnh vực thuế ngày càng đòi hỏi phải minh bạch, rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Để làm được điều này, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)