9. Kết cấu luận văn:
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế
hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào. Như vậy, xác định hiệu quả một hoạt động kinh tế thường cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể, nhưng với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, để tính hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp. Do đó, cách tính hiệu quả hoạt động xã hội tốt nhất chúng ta phải vẫn sử dụng phương pháp tính hiệu quả kinh tế (chỉ tương đối). Theo cách tiếp cận này, hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí, công sức bỏ ra.
Hiệu quả quản lý thuế được xem xét và đánh giá trong mối quan hệ giữa mức chi phí tổ chức quản lý thuế và số thuế được tập trung vào NSNN. Chi phí tổ chức quản lý thuế càng thấp và số thuế tập trung vào NSNN càng lớn thì tính hiệu quả của hệ thống thuế càng cao. Chi phí tổ chức quản lý thuế bao gồm các chi phí trực tiếp của các cơ quan quản lý thuế và chi phí từ phía NNT. Mức độ phát sinh các chi phí hành chính thuế phụ thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của hệ thống thuế và từng sắc thuế, quy trình tổ chức quản lý thu nộp thuế. Theo đó, để đánh giá hiệu quả quản lý thuế ta cần xét trên những góc độ khác nhau: