Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân và hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 54)

9. Kết cấu luận văn:

2.3 Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân và hiệu quả hoạt

động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang

2.3.1 Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân

Thực hiện quy chế phối hợp, kết nối, thu thập, trao đổi thông tin trong và ngoài ngành. Rà soát, kiện toàn cơ sở dữ liệu người nộp thuế để phân tích dự báo thu thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thiện hạ tầng thông tin, xây dựng phần mềm để tiếp nhận, tập hợp, xử lý, lưu trữ, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phân tích, dự báo và lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân

2.3.2 Tổ chức thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân

Tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang, theo quy định chung của ngành thuế, bộ máy quản lý thuế được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: tuyên truyền - hỗ trợ NNT; kê khai – kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế. Tại các Chi cục Thuế trực thuộc, hoạt động quản lý thuế TNCN do Đội thu nhập cá nhân – trước bạ và thu khác đảm nhiệm. Hoạt động thu thuế trực tiếp đối với cá nhân kinh doanh do đội thuế liên phường, xã đảm nhiệm. Các phòng Kiểm tra thuế ở Cục Thuế, đội Kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế quản lý thu trực tiếp thuế TNCN đối với người sử dụng lao động do đơn vị phụ trách.

Căn cứ số liệu tại bảng 2.1, cho thấy số lượng cán bộ quản lý thuế TNCN chiếm tỷ trọng khoảng 5% so với tổng số công chức thuế. Công chức tại bộ phận này thực hiện việc giải đáp, xử lý việc hoàn thuế thu nhập cá nhân và theo dõi số thu về thuế TNCN về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng đã hình thành đội ngũ cán bộ tương đối chuyên môn hóa, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức nhằm phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý thuế.Tuy nhiên, do số lượng công chức tại bộ phận thuế TNCN không nhiều nên hoạt động kiểm tra, kiểm soát về thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang chưa đạt hiệu quả cao, chưa thể kiểm tra được toàn bộ các hồ sơ khai thuế và quyết toán thuế mà NNT gửi đến.

Từ đó, chưa phát hiện kịp thời tất cả các sai sót của NNT trong quá trình kê khai, tính thuế, điều này đã gây khó khăn cho các hoạt động quản lý thuế TNCN về sau

2.3.3 Chỉ đạo điều hành quản lý thuế thu nhập cá nhân 2.3.3.1 Quản lý đăng ký thuế thu nhập cá nhân 2.3.3.1 Quản lý đăng ký thuế thu nhập cá nhân

Việc cấp mã số thuế TNCN kịp thời là cơ sở quan trọng để giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ thông tin của người nộp thuế TNCN, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan chi trả và người nộp thuế thuận lợi hơn trong quá trình kê khai, nộp thuế. Chính vì vậy, Tổng cục Thuế đã thực hiện cấp mã số thuế TNCN trên phạm vi cả nước ngay từ khi triển khai luật thuế TNCN năm 2009 và đến năm 2014 thì triển khai phần mềm ứng dụng cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.

Bảng 2.3. Tình hình cấp MST tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: mã số thuế Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 MST doanh nghiệp 616 636 752 MST đơn vị hành chính sự nghiệp 24 23 42 MST cá nhân kinh doanh 1.965 1.751 2.050

MST TNCN 20.792 26.083 44.789

Nguồn: Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang

2016-2018

Đơn vị tính: mã số thuế

Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy, số NNT thuế TNCN được cấp mã số thuế hàng năm rất lớn và có xu hướng tăng qua từng năm, cụ thể: năm 2016 là 20.792 người, năm 2017 là 26.083 người, năm 2018 là 44.789 người. Việc cấp mã số thuế TNCN đầy đủ và kịp thời sẽ giúp cho hoạt động quản lý thuế TNCN được thuận tiện và chặt chẽ hơn.

Để có kết quả cấp MST trên, hàng năm Cục thuế Tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận khối lượng tờ khai đăng ký cấp MST rất lớn, thực hiện giải quyết cấp mã số cho NNT đúng quy trình và thời gian quy định nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin. Song bên cạnh những kết quả đạt được đó vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định.

Trong quá trình triển khai Luật thuế TNCN năm 2009, NNT muốn đăng ký cấp MST phải đến trực tiếp cơ quan thuế để nộp tờ khai. Cơ quan thuế phải thực hiện nhập thông tin vào phần mềm đăng ký thuế. Với lượng hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế TNCN rất lớn nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn như nhập sai số chứng minh thư nhân dân, sai ngày cấp, sai tên NNT...Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cấp mã số thuế, phải rà soát đối chiếu khi việc cấp mã số không thành công do trùng thông tin, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn những trường hợp sai sót thông tin chưa được chỉnh sửa do số lượng mã số thuế TNCN quá lớn. 20792 26083 44789 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2016 2017 2018 Mã số thuế TNCN

Việc đăng ký cấp mã số thuế TNCN hiện nay tại các đơn vị thường do cơ quan chi trả thu nhập nơi NNT làm việc thực hiện nên dẫn đến tình trạng thông tin cá nhân đề nghị cấp mã chưa chính xác, người được cấp mã không quan tâm đến việc mình đã được cấp MST, hoặc không biết bản thân mình đã được được cấp MST, nên xảy ra trường hợp NNT yêu cầu cơ quan thuế cấp MST khác khi chuyển nơi làm việc mới, dẫn đến tình trạng trùng lắp thông tin đăng ký thuế...

Những tồn tại trên đã gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý NNT, kê khai thuế và giải quyết hoàn thuế. Khi phát hiện ra những sai lệch về thông tin của NNT, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh thông tin NNT đúng với thực tế.

Tồn tại lớn nhất đối với hoạt động quản lý đăng ký thuế là NNT không quan tâm việc thay đổi, bổ sung thông tin về cá nhân với cơ quan thuế. Khi NNT có yêu cầu về hoàn thuế, miễn giảm thuế thì các thông tin trên hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế không trùng khớp với thông tin đăng ký ban đầu của NNT. Do vậy cơ quan thuế sẽ không thực hiện được việc giải quyết hoàn thuế, miễn thuế cho NNT.

2.3.3.2 Quản lý kê khai, thu nộp thuế thu nhập cá nhân

Hoạt động quản lý kê khai, thu nộp thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, đây là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu NSNN thông qua việc quản lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hàng tháng, tờ khai quyết toán thuế, chứng từ thu nộp ngân sách... Giai đoạn 2016-2018 ngành thuế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động này như: kê khai thuế điện tử; nộp tiền thuế điện tử; hoàn thuế điện tử; kết nối thông tin nộp thuế với kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại, cơ quan hải quan... Đến nay, có trên 97% NNT đã thực hiện kê khai thuế, nộp thuế bằng hình thức điện tử.

Hoạt động quản lý kê khai thuế, theo dõi nghĩa vụ thuế của NNT được hiện đại hóa bằng ứng dụng CNTT – hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) được triển khai từ tháng 10 năm 2015 – đã đem lại những kết quả khả quan. Hoạt động quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và có những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp và nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.4. Tình hình khai thuế tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số lượt NNT phải nộp HSKT (lượt) 51.883 61.042 64.966 Số lượt NNT đã nộp HSKT(lượt) 51.212 60.888 64.880 Số lượt NNT đã nộp HSKT đúng hạn (lượt) 46.981 56.928 61.444 Số lượt NNT đã nộp HSKT nộp chậm (lượt) 3.231 3.960 3.436

Số lượt NNT không nộp HSKT (lượt) 271 154 86

Tỷ lệ đã nộp/phải nộp (%) 91,74 93,5 94,7

Tỷ lệ đúng hạn/đã nộp (%) 91,74 93,5 94,7

Tỷ lệ không nộp/phải nộp (%) 0,52 0,25 0,13

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang [31]

Từ bảng 2.4 cho thấy giai đoạn 2016-2018, tổng số tờ khai thuế đã nộp so với số tờ khai phải nộp chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số lượng tờ khai nộp đúng hạn còn thấp (bình quân hàng năm 93,31%) so với số tờ khai đã nộp. Số lượng người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế có xu hướng giảm dần: năm 2016 là 271 lượt, đến năm 2017 giảm còn 154 lượt và năm 2018 giảm còn 86 lượt. Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn trên tổng số tờ khai đã nộp chiếm tỷ lệ cao và tăng qua các năm: năm 2016 là 91,74%, năm 2017 là 93,5% và năm 2018 là 94,7%. Điều này thể hiện ý thức của NNT về kê khai và nộp tờ khai thuế đã được nâng lên. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng khai thuế qua mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT như: việc kê khai thuế rất đơn giản, chỉ cần vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp có thể khai thuế qua mạng khi ở cơ quan, đang đi công tác hay đang du lịch… mà không phải đến cơ quan thuế và chờ nộp hồ sơ như trước đây. Khai thuế qua mạng đã tiết kiệm chi phí in tờ khai và chi phí đi lại cho doanh nghiệp. Đồng thời theo quy định hiện nay cho phép một số trường hợp được khai thuế theo quý thay vì trước đây phải kê khai theo tháng, đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người nộp thuế

Về tình hình nộp các loại tờ khai thuế TNCN tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: tờ khai

Chỉ tiêu Năm

2016 2017 2018

1. Tờ khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công 6.685 7.482 7.719

- Tờ khai tháng, quý 1.985 2.222 2.190

- Tờ khai quyết toán thuế 4.700 5.260 5.529

2. Tờ khai thuế TNCN từ đầu tư vốn 210 177 216

3. Tờ khai thuế TNCN khác 77 23 0

Cộng 6.972 7.682 6.935

Nguồn: Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang [31]

Qua bảng 2.5 cho thấy, trong các loại tờ khai thuế TNCN thì tờ khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2016 là 95,88%, năm 2017 là 97,4% và năm 2018 là 97,28%. Trong đó, số lượng tờ khai quyết toán thuế TNCN mà cơ quan thuế tiếp nhận hàng năm có xu hướng tăng lên. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho cơ quan thuế tiến hành các hoạt động quản lý và kiểm soát thu nhập của các cá nhân.

2.3.3.3 Quản lý quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định của Luật thuế TNCN, kết thúc năm sau khi tổng hợp các nguồn thu nhập nếu NNT có số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn thuế. Việc hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường hợp cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập.

Bảng 2.6 Kết quả hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Cá nhân Tổ chức chi trả thu nhập Tổng Số cá nhân Số tiền Số tổ chức Số tiền Số NNT Số tiền (1) (2) (3) (4) (5)=(1)+(3) (6)= (2)+(4) 2016 1.051 4.656 78 5.621 1.129 10.277 2017 1.338 6.635 64 8.190 1.402 14.825 2018 1.431 7.659 55 9.630 1.486 17.289 Tổng cộng 3.820 18.950 197 23.441 4.017 42.391

Biểu đồ 2.3 :Số hồ sơ nộp thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Hồ sơ Nguồn:Tác giả tổng hợp 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2016 2017 2018 1051 1338 1431 78 64 55

Biểu đồ 2.4 :Số tiền hoàn thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Qua kết quả thực hiện hoàn thuế TNCN giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang cho thấy số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế đều tăng qua các năm. Riêng số lượng tổ chức chi trả thực hiện hoàn thuế có giảm qua các năm, tuy nhiên số tiền hoàn thuế lại tăng lên. Hồ sơ được giải quyết hoàn thuế trên là do cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và đề nghị hoàn lại số tiền thuế nộp thừa. Đối với các cơ quan chi trả thu nhập sau khi thực hiện quyết toán thay cho NNT, nếu có số thuế nộp thừa các cơ quan chi trả thu nhập sẽ chọn phương án bù trừ thuế vào kỳ sau thay vì lập hồ sơ xin hoàn thuế để tránh việc cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở sau khi giải quyết hoàn thuế; chỉ những đơn vị có số tiền nộp thừa lớn mới lập hồ sơ hoàn thuế để tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo.

Đánh giá chung cho thấy công tác hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã được tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Hiện nay tại nội dung giải quyết hoàn thuế TNCN được phân công cho phòng quản lý thuế TNCN và đội thuế TNCN tại các Chi cục Thuế thực hiện và

0 5000 10000 15000 20000 2016 2017 2018 10277 14825 17289 Số tiền Số tiền

nơi tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế là bộ phận một cửa. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, khi tiếp nhận hồ sơ bộ phận một cửa phải thực hiện kiểm tra các thông tin về: cơ quan thuế quản lý, thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế để tiếp nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn người xin hoàn thuế nộp hồ sơ sang cơ quan thuế khác theo đúng quy định. Khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, bộ phận giải quyết phát hiện ra những vướng mắc phải yêu cầu người xin hoàn thuế thực hiện thêm các thủ tục để đủ điều kiện giải quyết hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian giải quyết hoàn thuế (theo quy định hiện nay tổng thời gian giải quyết một hồ sơ hoàn thuế TNCN là 6 ngày làm việc [3]); hoặc phát hiện ra hồ sơ xin hoàn thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận giải quyết phải liên hệ hướng dẫn người xin hoàn thuế đến cơ quan thuế khác để nộp hồ sơ. Tồn tại này vừa làm lãng phí thời gian, công sức của cán bộ thuế vừa gây tâm lý bức xúc cho NNT khi có hồ sơ đề nghị xin hoàn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý chung của ngành.

Hoạt động hoàn thuế TNCN chính là thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính công bằng trong quyền và nghĩa vụ của NNT, chính sách này chỉ thực sự có hiệu quả khi việc triển khai thực hiện được đúng quy định, nhanh chóng và thuận lợi cho NNT. Để làm được điều đó, hoạt động hoàn thuế TNCN cũng cần phải có phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trên để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)