9. Kết cấu luận văn:
2.3.3.3 Quản lý quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật thuế TNCN, kết thúc năm sau khi tổng hợp các nguồn thu nhập nếu NNT có số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn thuế. Việc hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường hợp cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập.
Bảng 2.6 Kết quả hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Cá nhân Tổ chức chi trả thu nhập Tổng Số cá nhân Số tiền Số tổ chức Số tiền Số NNT Số tiền (1) (2) (3) (4) (5)=(1)+(3) (6)= (2)+(4) 2016 1.051 4.656 78 5.621 1.129 10.277 2017 1.338 6.635 64 8.190 1.402 14.825 2018 1.431 7.659 55 9.630 1.486 17.289 Tổng cộng 3.820 18.950 197 23.441 4.017 42.391
Biểu đồ 2.3 :Số hồ sơ nộp thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Hồ sơ Nguồn:Tác giả tổng hợp 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2016 2017 2018 1051 1338 1431 78 64 55
Biểu đồ 2.4 :Số tiền hoàn thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Qua kết quả thực hiện hoàn thuế TNCN giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang cho thấy số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế đều tăng qua các năm. Riêng số lượng tổ chức chi trả thực hiện hoàn thuế có giảm qua các năm, tuy nhiên số tiền hoàn thuế lại tăng lên. Hồ sơ được giải quyết hoàn thuế trên là do cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và đề nghị hoàn lại số tiền thuế nộp thừa. Đối với các cơ quan chi trả thu nhập sau khi thực hiện quyết toán thay cho NNT, nếu có số thuế nộp thừa các cơ quan chi trả thu nhập sẽ chọn phương án bù trừ thuế vào kỳ sau thay vì lập hồ sơ xin hoàn thuế để tránh việc cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở sau khi giải quyết hoàn thuế; chỉ những đơn vị có số tiền nộp thừa lớn mới lập hồ sơ hoàn thuế để tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo.
Đánh giá chung cho thấy công tác hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã được tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.
Hiện nay tại nội dung giải quyết hoàn thuế TNCN được phân công cho phòng quản lý thuế TNCN và đội thuế TNCN tại các Chi cục Thuế thực hiện và
0 5000 10000 15000 20000 2016 2017 2018 10277 14825 17289 Số tiền Số tiền
nơi tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế là bộ phận một cửa. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, khi tiếp nhận hồ sơ bộ phận một cửa phải thực hiện kiểm tra các thông tin về: cơ quan thuế quản lý, thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế để tiếp nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn người xin hoàn thuế nộp hồ sơ sang cơ quan thuế khác theo đúng quy định. Khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, bộ phận giải quyết phát hiện ra những vướng mắc phải yêu cầu người xin hoàn thuế thực hiện thêm các thủ tục để đủ điều kiện giải quyết hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian giải quyết hoàn thuế (theo quy định hiện nay tổng thời gian giải quyết một hồ sơ hoàn thuế TNCN là 6 ngày làm việc [3]); hoặc phát hiện ra hồ sơ xin hoàn thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận giải quyết phải liên hệ hướng dẫn người xin hoàn thuế đến cơ quan thuế khác để nộp hồ sơ. Tồn tại này vừa làm lãng phí thời gian, công sức của cán bộ thuế vừa gây tâm lý bức xúc cho NNT khi có hồ sơ đề nghị xin hoàn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý chung của ngành.
Hoạt động hoàn thuế TNCN chính là thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính công bằng trong quyền và nghĩa vụ của NNT, chính sách này chỉ thực sự có hiệu quả khi việc triển khai thực hiện được đúng quy định, nhanh chóng và thuận lợi cho NNT. Để làm được điều đó, hoạt động hoàn thuế TNCN cũng cần phải có phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trên để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
2.3.4 Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân
Giai đoạn 2016-2018, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, với nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao ý thức, sự tuân thủ pháp luật về thuế TNCN của NNT. Cơ quan thuế đã đẩy mạnh việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở NNT; tiến hành thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về NNT, bước đầu thực hiện theo bộ tiêu chí đánh giá rủi ro (chọn những đơn vị có mức rủi ro cao để thực hiện thanh tra, kiểm tra); tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như:Công an, Sở Tài chính, Quản lý thị trường... trong
hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả.
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra cho thấy: cơ quan thuế tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra; Luật quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra của ngành. Tổ chức tốt các cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, thực hiện đúng thời gian thanh tra, kiểm tra; các sai phạm được kiến nghị xử lý kịp thời, đúng quy định. Nhờ đó có tác dụng răn đe, ngăn ngừa và hạn chế sai phạm của NNT. Qua hoạt động thanh tra đã truy thu vào NSNN số thuế kê khai còn thiếu của NNT, đồng thời chấn chỉnh kịp thời những sai phạm các luật thuế, luật kế toán giúp cho NNT nắm bắt kịp thời các chính sách thay đổi của Nhà nước.
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018
1. Số lượt NNT được thanh tra, kiểm tra (lượt)
804 913 903
2. Tổng số thuế phải nộp sau thanh tra, kiểm tra (truy thu+phạt+truy hoàn + ấn định) 21.751 17.305 27.647 2.1. Thuế TNCN 617 227 430 2.2. Thuế khác 14.099 10.384 18.887 2.3. Tiền phạt 6.825 5.276 7.920 3. Số thuế đã nộp vào NSNN 10.316 12.369 16.739 4. Tỷ lệ số thuế đã nộp/Tổng số thuế phải nộp sau thanh tra, kiểm tra
47,43 71,48 60,55
Biểu đồ 2.5: Số tiền truy thu thuế TNCN phải nộp của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Qua kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2016-2018, Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang đã truy thu, xử phạt về thuế là 66.703 triệu đồng. Trong đó truy thu và phạt về TNCN là 1.274 triệu đồng. Cụ thể năm 2016 truy thu 617 triệu đồng, 2017 truy thu 227 triệu đồng, 2018 truy thu 430 triệu đồng. Tổng số tiền thuế truy thu và tiền phạt đã nộp vào NSNN giai đoạn 2012- 2016 là 39.424triệu đồng, đạt 59,82% so với tổng số tiền thuế phải nộp trên các biên bản thanh tra, kiểm tra.
Mặc dù Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN có nhiều nội dung mới trong phương pháp quản lý thuế và tính phức tạp của thuế TNCN cộng với số lượng NNT quá lớn, nên việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên.
Đầu tiên là công việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích thông tin NNT thông qua phần mềm ứng dụng Thanh tra, kiểm tra (TTR) và Phân tích rủi ro (TPR) dựa trên các số liệu tờ khai, chứng từ, báo cáo tài chính, cáo cáo quyết toán mà NNT kê khai trong năm. Đối với thuế TNCN rất khó để có thể tìm thấy dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính. Vì
617 227 430 0 100 200 300 400 500 600 700 2016 2017 2018 Số tiền
theo quy định của luật thuế TNCN có nhiều khoản thu nhập được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Nên qua phân tích báo cáo tài chính cơ quan thuế không thể xác định được thu nhập chịu thuế để so sánh với thu nhập chịu thuế trên quyết toán thuế TNCN của NNT. Từ khó khăn trên nên công tác thanh tra, kiểm tra đối với thuế TNCN thường được tiến hành theo tính chất trọng điểm (vì ứng dụng phân tích rủi ro chưa nâng cấp và đưa vào các căn cứ để đánh giá mức độ rủi ro về thuế TNCN). Cơ quan thuế sẽ lựa chọn những đơn vị có phát sinh thuế TNCN tương đối lớn và kết hợp thanh tra, kiểm tra các sắc thuế khác để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo tiêu chí trên đã dẫn đến tình trạng thanh tra, kiểm tra chưa bao quát hết các đối tượng, đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những đơn vị tuân thủ tốt Luật thuế TNCN.
Qua phân tích kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra ở phần trên cho thấy tỷ lệ NNT được thanh tra, kiểm tra chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng số NNT đang quản lý. Với cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm thì yêu cầu về hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và bao quát tất cả các đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân cơ bản của tồn tại này là do đội ngũ cán bộ thuế phụ trách bộ phận thanh tra, kiểm tra còn ít, chưa thể đáp ứng được yêu cầu thanh tra, kiểm tra tất cả NNT đang quản lý. Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận: Thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, thu nhập cá nhân... nên có trường hợp đoàn này vừa kiểm tra xong, thì bộ phận khác lại đến làm việc với NNT, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.
Bên cạnh đó, cán bộ công chức tại bộ phận thanh tra, kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, một số công chức còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết các tình huống phức tạp phát sinh hoặc những hành vị gian lận tinh vi của người nộp thuế. Ngoài ra việc luân chuyển cán bộ nhằm hạn chế phát sinh tiêu cực đối với cán bộ thuế, tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã luân phiên, luân chuyển cán bộ theo tiêu chí cán bộ thuế đảm nhận công việc ở mỗi bộ phận quản lý không quá 5 năm, nên cán bộ phụ trách bộ phận thanh tra, kiểm tra cũng thường xuyên được thay đổi. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra ngoài yêu cầu
phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán và chính sách pháp luật khác liên quan, còn cần phải thiết có yêu cầu về kinh nghiệm, về thâm niên trong công tác tác thanh tra, kiểm tra thì giải quyết công việc mới có hiệu quả. Việc thực hiện luân chuyển cán bộ thường xuyên đối với bộ phận thanh tra, kiểm tra và vấn đề hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ thuế đã làm cho hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Một vấn đề khá quan trọng là việc nhập dữ liệu kết quả thanh tra, kiểm tra vào các ứng dụng quản lý thuế của ngành Thuế. Hiện nay, tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế đều được tin học hóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng, thuận lợi, thống nhất. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động, một số cán bộ công chức được phân công nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra vào các ứng dụng chưa đầy đủ, kịp thời đã gây ảnh hưởng đến việc theo dõi, quản lý đôn đốc kết quả thanh tra kiểm tra, cụ thể như: nhập công bố quyết định thanh tra chưa kịp thời, khi đã có kết luận thanh tra nhưng cán bộ thuế không cập nhật số liệu trên biên bản vào phần mềm quản lý, cuộc thanh tra chưa hoàn tất các bước thì cán bộ lại đóng cuộc thanh tra trên ứng dụng dẫn đến không thể cập nhật tiếp các bước sau đó.... Việc khắc phục và xử lý những sai sót do người sử dụng khá phức tạp, đôi khi nằm ngoài khả năng của cán bộ hỗ trợ tại Cục Thuế nên phải nhờ nhóm hỗ trợ ứng dụng tại Tổng cục Thuế xử lý.
2.3.5 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Việc tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế về chính sách thuế mới ban hành, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung và tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ người nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục thuế không phù hợp có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người nộp thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp cho ngành thuế kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về thuế cho phù hợp. Với ý nghĩa đó, hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, cụ thể:
Niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuế tại trụ sở Cục Thuế, Chi cục Thuế và công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang,
trang thông tin điện tử Cục Thuế (thường xuyên được cập nhật thay đổi theo các kết quả rà soát và quy định hiện hành).
Phối hợp với báo Ấp Bắc tuyên truyền công tác thuế trên chuyên mục “Thuế và cuộc sống”, qua 3 năm đã phát hành được 157 bài chuyên mục về thuế (năm 2016: 51 bài, năm 2017: 52 bài, năm 2018: 54 bài). Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang thực hiện chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống” với 156 lượt phát sóng (mỗi năm 52 lượt phát sóng).
Thường xuyên cập nhật kịp thời những văn bản, tin tức, hướng dẫn về chính sách thuế trên trang thông tin điện tử Cục Thuế. Trong giai đoạn 2016-2018, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã đăng tải 3.902 bài viết, trong đó có 345 văn bản hướng dẫn về thuế.
Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung mới của pháp luật về thuế cho người nộp thuế thông qua các hội nghị đối thoại với người nộp thuế mỗi quý một lần với nhiều chuyên đề khác nhau.
Ngoài việc triển khai, phổ biến nội dung mới của pháp luật về thuế; tổ chức đối thoại, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang thường xuyên giải đáp tháo gỡ vướng mắc về thuế cho người nộp thuế, giai đoạn 2016-2018 đã hỗ trợ tại cơ quan thuế là 3.440 lượt, qua đường dây nóng là 3.250 cuộc và bằng văn bản là 297 văn bản.
Ngoài ra, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý và cung cấp dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của người nộp thuế và góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, quy trình giải quyết công việc hành chính được công khai, minh bạch để công chức thuế, người