9. Kết cấu luận văn:
3.2.4 Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu NSNN; nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm và tổng kết các hành vi vi phạm về thuế để đề ra các biện pháp phòng ngừa.
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã chú trọng đến việc xây dựng, triển khai các biện pháp thanh tra. Để giảm thiểu sai phạm trong hoạt động quản lý thuế TNCN, cần thiết phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra bằng việc tập trung vào các giải pháp sau:
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT: hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra phụ thuộc rất lớn vào thông tin NNT. Do đó, cơ sở dữ liệu NNT phải được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại, nhằm tránh việc đánh giá các tiêu chí rủi ro không chính xác. Đây chính là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đổi với NNT.
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm theo định hướng của Tổng cục Thuế, với mục tiêu nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra. Căn cứ vào nguồn nhân lực, thực hiện lựa chọn số lượng NNT để tiến hành thanh tra, kiểm
tra đảm bảo tính bao quát các thành phần NNT. Tăng cường việc đưa các phần mềm ứng dụng vào việc phân tích, lựa chọn NNT để thanh tra, kiểm tra. Chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với NNT và tăng cường hiệu quả khi thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra theo hướng: Tập trung thanh tra, kiểm tra vào các nội dung về thu nhập của người lao động; các loại thu nhập được loại trừ (Tiền trợ cấp, tiền thưởng...); các khoản được trừ (bảo hiểm bắt buộc, giảm trừ cho người phụ thuộc, tiền đóng góp cho từ thiện, nhân đạo); hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, hợp đồng cho vay vốn và các sổ sách chứng từ liên quan.
Tổ chức xử lý sau thanh tra, kiểm tra: hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thực sự có hiệu quả khi các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Để làm tốt hoạt động này, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cần thực hiện công bố rộng rãi kết quả thanh tra, kiểm tra để NNT thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, theo dõi và đôn đốc NNT thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quyết định xử lý
Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế tiền mặt hỗ trợ rất nhiều cho vấn nạn trốn thuế, tham nhũng, rửa tiền… Chính vì vậy, nếu nền kinh tế chuyển sang không dùng tiền mặt thì tất cả vấn đề về chi trả tiền lương, mua bán, chi tiêu tiêu dùng, chuyển khoản… đều phải thông qua hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng hiện nay với máy móc, trang thiết bị hiện đại đều có thể truy xuất nguồn gốc, hóa đơn cũng như thông tin giao dịch của người chuyển tiền và người nhận tiền, tạo thành dấu vết rất rõ ràng cho các cơ quan quản lý thuế. Vì thế, nền kinh tế phi tiền mặt dù không thể hoàn toàn triệt tiêu nhưng sẽ giảm thiểu tối đa hành vi trốn thuế TNCN.
Để giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi cơ quan thuế cần tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử, đặc biệt là phải giải tỏa tâm lý lo ngại của người dân đối với an toàn của thanh toán điện tử. Hơn nữa, các cơ quan quản lý cần tăng cường, có hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan, của người dân, doanh nghiệp khách hàng cũng như bản thân các định chế tài chính khi cung cấp dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt; cần hạ tầng công nghệ thông tin ổn định, đảm bảo để trong quá trình tác nghiệp không có sự cố xảy ra.
3.2.5 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Phương hướng, mục đích của hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ NNT của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối với chính sách thuế TNCN trong thời gian tới là: khắc phục những tồn tại của công tác tuyên truyền, hỗ trợ trong thời gian qua, kịp thời đưa chính sách thuế được tuyên truyền sâu, rộng, kịp thời với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế và trình độ dân trí trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
Để làm tốt hoạt động này, Cục Thuế cần tập trung vào các giải pháp:
Luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền để NNT nhận thức đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Xây dựng các panô, áp phích, băng rôn với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức đẹp, cuốn hút sự chú ý của người dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các hình thức: giải đáp, tư vấn trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, mạng Internet; áp dụng các hình thức, biện áp tuyên truyền đa dạng, phong phú, không sáo rỗng; bảo đảm tác động hiệu quả đến đối tượng được tuyên truyền. Đối với hình thức tuyên truyền qua hệ thống báo Ấp Bắc cần tập trung vào những nội dung như: thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân, những câu chuyện về cách tính thuế TNCN, cách khấu trừ thuế TNCN đặc biệt là thời điểm quyết toán thuế TNCN,... Đối với nội dung chuyên mục "thuế và đời sống" phát sóng trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Tiền Giang cần đổi mới về nội dung và phương pháp thực hiện như: lồng ghép những tiểu phẩm, những mẫu chuyện về những cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp NSNN... qua đó, góp phần tạo động lực để nhiều người nộp thuế noi theo.
Phân nhóm các đối tượng NNT để xây dựng phương pháp tuyên truyền hỗ trợ phù hợp với từng nhóm, tránh tuyên truyền dàn trải mang tính mô phạm, nhàm chán và không hướng đến đối tượng cụ thể nào. Đối với thuế TNCN, trước tiên cần tuyên truyền cho các cơ quan chi trả thực hiện đúng quy định về khấu trừ, tính thuế và nộp thuế TNCN (từ tiền công, tiền lương) vì đây là nguồn thu có tỷ trọng lớn
trong cơ cấu thu NSNN về thuế TNCN và tính tuân thủ của những đối tượng này cao hơn so với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế; tiếp đến và việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế, cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi, bán hàng qua mạng,...sau đó là cho toàn xã hội.
Cuối năm 2013, Cục thuế tỉnh Tiền Giang đã triển khai trang thông tin điện tử trên mạng Internet nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu hỗ trợ, tra cứu thông tin của NNT và các đối tượng liên quan. Để hình thức tuyên truyền này đạt hiệu quả, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cần chú trọng công tác bố trí nhân lực làm công tác biên tập cho trang thông tin này, xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật kịp thời các chính sách thuế, các phần mềm hỗ trợ NNT để trang thông tin này được nhiều người quan tâm truy cập. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính thuế và các thông tin tình hình kê khai, nợ đọng thuế trên trang thông tin điện tử giúp NNT nắm bắt và chủ động thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Chú trọng công tác tôn vinh NNT và nâng cao hiệu quả của công tác tôn vinh: Tuyên truyền, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo ra không khí thi đua sổi nổi trong các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về chính sách thuế đối với Nhà nước. Xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT theo hướng NNT là bạn đồng hành của cơ quan thuế.