9. Kết cấu luận văn:
1.3.4.4 Cơ quan thuế và công chức thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. Hầu hết các phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Có thể đánh giá rằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế là nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí Năng lực chuyên môn của
cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của hoạt động quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Bên cạnh vấn đề năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế ngày càng được chú trọng đề cao. Với vai trò là người quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật thuế của NNT, trong môi trường làm việc nhạy cảm, thì việc vi phạm che dấu cho NNT vi phạm pháp luật thuế TNCN là điều khó có thể tránh khỏi. Do vậy, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý thuế TNCN và ngược lại sẽ gây thất thu, tiêu cực và kém hiệu quả.
Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, toàn diện hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật.
Các cơ quan chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý những vấn đề thường gặp, giúp nhau các phương tiện hỗ trợ công việc, làm giảm chi phí trong hoạt động nghiệp vụ. Trong quá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập kinh tế quốc tế về thuế ở Việt Nam hiện nay thì yêu cầu quản lý về lĩnh vực thuế ngày càng đòi hỏi phải minh bạch, rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Để làm được điều này, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý, đúng đắn, tổ chức thực hiện pháp luật thuế khoa học thì rất cần phải quan tâm đến việc phối hợp với các cơ quan trong hoạt động thu thập, trao đổi thông tin nhằm quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động, nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện của NNT, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện những chỉ tiêu mới đảm bảo tính tiên tiến, có khả năng đánh giá một cách toàn diện hệ thống quản lý thuế.