Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 65 - 68)

8. Kết cấu khóa luận

3.3. Một số khuyến nghị

Công tác đào tạo và phát triển nguôn nhân lực tại VNS vẫn còn một số hạn chế như đã nêu ở phần tồn tại. Trong thời gian tới, để hoàn thành và nâng cao hơn nữa công tác đào tạo và phát triển nhân lực, em xin có một số ý kiến như sau :

Công ty nên nâng cao trình độ quản lý ở tất cả các bộ phận. Nếu bộ phận nào thực hiện không hiệu quả cần tìm ra nguyên nhân và bố trí lại nhân sự sao cho phù hợp.

Công tác đãi ngộ cần được hoàn thiện hơn và quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của người lao động, tạo điều kiện cho những người có điều kiện khó khăn, tổ chức khám sức khỏe, chữa bệnh định kỳ, khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức du lịch, tham quan tạo sự gắn bó, đoàn kết cho các nhân viên đồng thời giảm bớt căng thẳng để họ có thể thực hiện công việc được tốt hơn và vì công ty hơn nữa.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác này. Công ty cần phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo. Theo em thì hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của công tác đào tạo và phát triển Công ty cần phải xây dựng một phòng học và phải mua một số trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ví dụ như giáo trình về kỹ thuật, thiết bị để học cho công nhân viên, đảm bảo học với hành phải song song với nhau. Tuy nhiên cũng phải đầu tư cho phù hợp với khả năng của Công ty.

Thực hiện tốt công tác đánh giá hiệu quả sau khoá đào tạo.Như chúng ta đã biết hiệu quả của công tác này là một tiêu thức định tính nó rất khó xác định, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tốn thời gian. Chúng ta đã có các phương pháp sau: dựa vào phản ứng, sự thay đổi hành vi thái độ, kết quả học tập, kết quả làm việc của các học viên. Tuy nhiên chúng ta phải vận dụng các tiêu thức này một cách linh hoạt các phương pháp đánh giá tuỳ vào từng đối tượng. Việc đánh giá chính xác hiệu quả của công tác đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó dùng để rút ra bài học cho các năm tới.

KẾT LUẬN

Đào tạo và phát triển nhân lực là công tác vô cùng quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công của mọi tổ chức, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực thích hợp và khoa học sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự bền vững, phát triển và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp.

Đào tạo, phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, sau khi Việt Nam hội nhập với thế giới và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế - chính trị, đứng trước những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ trình độ cạnh tranh trong và ngoài nước. Do vậy, chiến lược đào tạo và phát triển hợp lý sẽ giúp phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Sau một thời gian nhất định tìm hiểu về công tác đào tạo, phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, em đã phân tích thực trạng, đánh giá một số ưu và nhược điểm trong quá trình đào tạo, phát triển nhân lực tại Công ty. Dựa trên thực trạng đó, em xin đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nhân lực tại Công ty với mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé xây dựng cho công tác đào tạo, phát triển của Công ty. Hy vọng trong tương lai, công ty sẽ có những bước đột phá mới về quy mô kinh doanh, về chất lượng cũng như số lượng nhân lực, nguồn lực để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho thị trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo & Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam

hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

2. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Trần Kim Dung (2006), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản

trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

5. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

6. Trần Quốc Hà (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới – Chủ trương thực hiện, đánh giá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Kotaro Uchiyama (2011), Tài liệu Giới thiệu về công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Nxb Hà Nội

8. Hội đồng Quốc Gia (2011), Từ điển Bách khoa Việt Nam (tái bản lần thứ 5), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội

9. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Bộ Tư pháp

10. Nguyễn Hữu Thân (2008), Giáo trình Quản trị nhân sự (tái bản lần thứ 9), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội

11. Ngô Hoàng Thy (2004), Đào tạo nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Trẻ, Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)