Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 50 - 52)

8. Kết cấu khóa luận

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Những tồn tại

- Việc xác định nhu cầu đào tạo xa rời với mục tiêu, còn mang tính chất định tính, chưa có một quy trình cụ thể, rõ ràng. Công việc phổ biến nhu cầu đào tạo còn chưa được sâu sát, thường xuyên. Trong các năm vừa qua, nhu cầu đào tạo của Công ty luôn cao hơn số người được đào tạo do một số lý do sau: phải hoãn việc học để thực hiện nhiệm vụ mới tại cơ sở, bị điều động làm nhiệm vụ khác, hạn chế về trình độ. Điều đó cho ta thấy rằng, việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty chưa thật sự sát với thực tế của doanh nghiệp, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng này.

- Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Công ty còn mang tính chung chung. Công ty còn bỏ sót nhiều đối tượng, chưa quan tâm tạo điều kiện để họ tham gia vào các khóa huấn luyện của Công ty.

- Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chưa thực sự mang lại hiệu quả, hình thức đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, mặc dù phương pháp đào tạo đã có những đổi mới nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp đào tạo của Công ty những năm gần đây không phong phú mà chủ yếu là đào tạo trong công việc dễ gây ra tình trạng không cập nhật được kiến thức mới, kỹ năng mới.

- Chi phí cho các khóa đào tạo hiện nay của Công ty cũng phụ thuộc nhiều vào ngân sách của chính Công ty nên cũng có những hạn chế nhất định khi sử dụng các phương pháp đào tạo sử dụng giáo viên bên ngoài.

- Những cán bộ phụ trách đào tạo nhân lực đa phần là những người kiêm nhiệm do vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo còn nhiều hạn chế.

- Một hạn chế nữa của đào tạo nhân lực mà Công ty gặp phải là ở khâu đánh giá hiệu quả công tác này. Điều nay là do Công ty mới chỉ chú trọng tới kết quả học tập và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo mà chưa thật sự quan tâm tới sự phù hợp của khoá học với người lao động và công việc của họ.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho đào tạo tại công ty chưa thật sự đầy đủ mang tính chuyên sâu..

- Nhiều người quản lý trong các ban không làm đúng chuyên ngành của mình đã học khi tiếp xúc với môi trường mới vẫn có một số hạn chế về công việc mặc dù đã được đào tạo nhưng quá trình đào tạo lại ngắn, chưa có thể tiếp thu tốt như người đã học đúng chuyên ngành.

Nguyên nhân

Những tồn tại trong đào tạo và phát triển nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Do ý chí chủ quan của người làm công tác xác định nhu cầu đào tạo, thông thường họ chỉ quan tâm đến cân đối giữa nhu cầu đào tạo với khả năng cung ứng nội bộ và các tổ chức đào tạo bên ngoài với khả năng tài chính hiện tại. Nếu chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh này thì việc xác định nhu cầu đào tạo chỉ mang tính hình thức, phiến diện mà không sát với mục tiêu.

- Việc thực hiện các chính sách kích thích, động viên và duy trì phát triển các mối quan hệ lao động còn nhiều bất cập làm kìm hãm phát triển nhân lực.

- Quỹ đào tạo còn hạn hẹp, chưa được mở rộng cấp thêm kinh phí.

- Hệ thống đánh giá kết quả đào tạo và phát triển mới chỉ dừng lại ở việc xem xét kết quả học tập của học viên thông qua bảng điểm, chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp, chưa có những biện pháp khác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo được chính xác, kỹ càng hơn.

- Công ty chưa có định hướng lâu dài cho việc đào tạo, phát triển nhân lực trong tương lai, công tác đào tạo phát triển mang nặng tính truyền thống. Chưa có những chính sách, chế độ khuyến khích người lao động sau khi đào tạo.

- Các chiến lược, chính sách về đào tạo của Công ty chưa rõ ràng, cụ thể. - Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn chưa được đào tạo chuyên nghiệp, dựa trên tự học và kinh nghiệm làm việc là chính.

- Trong đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty mỗi một người lại có những nhận thức khác nhau về vai trò của đào tạo nhân lực nên việc đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế. Do đặc thù trong công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên là vừa học, vừa phải tham gia công tác, thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao phó nên thời gian tập trung cho việc học tập, đào tạo nâng cao trình độ gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM

3.1. Định hướng của Công ty trong 5 năm tới

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH điện stanley việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)