Các yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADR

Một phần của tài liệu hệ thống thông tin thuốc 1 (Trang 57 - 59)

4.1. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân

- Tuổi: trẻ sơ sinh và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao. - Giới tính: một số ADR hay gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới.

- Bệnh mắc kèm: những bệnh mắc kèm có thể thay đổi đáp ứng của bệnh nhân đối vối thuốc hoặc làm thay đổi dược động học của thuốc dẫn tới phát sinh ADR.

- Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc: những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một thuốc cũng có thể gặp dị ứng với một thuốc khác có cấu trúc tương tự.

58

4.2. Các yếu tố thuộc về thuốc:

4.2.1. Yếu tố thuộc về thuốc:công nghệ bào chế hoặc điều kiện bảo quản thuốc:

Tong nhiều trường hợp đã gây ra phản ứng có hại của thuốc. Điều này lí giải nguyên nhân một số trường hợp sốc phản vệ.

VD:Tại Philipin năm 2000, theo GS MARAMBA cho biêt: khi dùng Tetraxylin đường uống đã gây tai biến rất nặng nề cho không ít bệnh nhân, đó là tai biến gay suy thận. Lô thuốc này đơ CBM viện trợ, mặc dù thuốc vẫn còn hạn dùng, song trên thực tế qua kiểm tra đã bị oxy hoá. Nguyên nhân có thể đơ bảo quản không đúng điều kiện quy định.

4.2.2. Về yếu tố liều lượng và cách dùng:

Người ta tổng kết về thuốc Praziquantel, thuốc chống sán có trong danh mục thiết yếu của Bộ Y Tế Viê ̣t Nam . Có tới 40% số bệnh nhân bị đau bụng. Khi chia liều sử dụng làm 3 lần/ngày thì chỉ có 5% bệnh nhân bị đau bụng. Vì vậy hướng dẫn bệnh nhan dùng thuốc cẩn thận đúng quy cách là rất quan trọng.

Vì vậy khi dùng Diazepam thì không được trộn với bất kỳ thuốc gì. Ngoài Dia- zepam ra, một số thuốc sau cần tiêm truyền một mình:

Ampixilin - Phennytoin

- Corticosteroide - Diazoxide

- Digoxin - Phenobarbital

- Furosemide - Dexttran

- Aminophyline -Amphotericin (thuốc chông nấm)

4.2.3. Điều trị nhiều thuốc:

Tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong 1 lần điều trị. Tương tác thuốc cũng là một yếu tố làm tăng ADR: tương tác bất lợi của các thuốc có thể làm thay đổi sinh khả dụng hoặc thay đổi dược lực học của thuốc và đơ đó gây ra các ADR trên bệnh nhân.

Bảng 4.5: Mối liên quan ADR và số lươ ̣ng thuốc dùng

Mỹ Anh Số thuốc sử dụng Tỷ lệ phản ứng Số thuốc sử dụng Tỷ lệ phản ứng 0- 5 4,2% 1-5 3.3% 6-10 7.4% 6+ 19.8% 11-15 24,2% 16-20 40% 21+ 45%

59

Trong nhóm yếu tố này, người ta đã nghiên cứu và đưa ra tổng kết về tỷ lệ xuất hiện ADR trong mối liên quan với số lượng thuốc sử dụng.

Đặc biệt khi muốn dùng kết hợp nhiều thứ thuốc chúng ta phải loại trừ được các tương kỵ hoá lý.

-Không pha lẫn Aminoglycozid (Gentamixin, Ampixilin) với Liđơcain -Không pha lẫn Cephalosporin và Aminoglycozid

-Trường hợp bắt buộcphải dùng phối hợp, ta khắc phục bằng cách tiêm riêng rẽ và cách nhau một khoảng thời gian sao chochúng ta đã kịp hoà tan vào dịch sinh học khi chúng gặp nhau.

-Tránh dùng phối hợp Aminoglycozid và Furosemide vì như vậy độc tính của chúng bị tăng nặng.

Qua tìm hiểu về phản ứng có hại của thuốc, các yếu tố gây nên ADR, vậy chúng ta có thể tránh bao nhiêu phản ứng có hại của thuốc? Nhà dược lí học nổi tiếng của Thuỵ Điển Ivan Borda đưa ra một số lời khuyên nhằm giảm ADR của thuốc như sau:

-Dùng càng ít thuốc càng tốt

-Biết rõ về thứ thuốc bạn đang dùng

-Không đổi dễ dàng từ một thứ thuốc bạn biết sang một thứ thuốc bạn không biết -Đừng ngần ngại dùng sách tham khảo và bản thong tin về tương tác thuốc -Đặc biệt thận trọng khi kê đơn thuốc được biết là có nhiều tương tác khác nhau,bao gồm cả tương tác với rượu và thức ăn

-Xem danh mục các thứ thuốc mà bệnh nhân của mình đang sử dụng, kể cảc thuốc mua không qua đơn

-Thận trọng khi kê đơn cho người già, trẻ em và bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận

4.2.4. Liệu trình điều trị kéo dài:

Nhiều ADR ít xuất hiện khi dùng thuốc trong thời gian ngắn nhưng tỷ lệ tăng lên khi dùng dài ngày.

4.3. Các yếu tố khác, đó là:

-Nghiện rượu, thuốc lá. -Tác nhân môi trường.

Một phần của tài liệu hệ thống thông tin thuốc 1 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)