1.1. Sự cần thiết phải có trung tâm Thông tin thuốc
-Số lượng lớn và đa dạng các thuốc lưu hành trên thị trường, sự gia tăng về số lượng thông tin mới, thông tin nhanh chóng bị lạc hậu, tình trạng tự dùng thuốc phổ biến ở BN nhưng thiếu loại hình thông tin hướng BN, sự phát triển của tư nhân hóa các dịch vụ y tế: cả đơn vị y tế công lập và tư nhân đều cần Thông tin thuốc
-Sự cần thiết của thông tin chuyên nghiệp để giảm chi phí điều trị và triển khai điều trị hiệu quả/kinh tế
-Dịch vụ cung cấp Thông tin thuốc độc lập và có tổ chức là yếu tố sống còn để cân bằng với các nguồn thông tin nhiễu và sai lệch về thuốc
- Ngày nay các nguồn Thông tin thuốc như : sách vở, báo chí, tạp chí, tài liệu công bố, xuất bản dù nhiều nhưng nếu không có một tổ chức với chức năng thu nhập và cung cấp Thông tin thuốc cho người sử dụng thốc sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thông tin về thuốc chữa bênh cho các cán bộ y tế và bệnh nhân.
- Theo khuyến cáo của WHO và xuất phát từ nhu cầu và lợi ích từng quốc gia nhiều nước trên thế giới đã phát triển và đang phát triển đều có hai trung tâm Thông tin thuốc và chất độc hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp ở cấp quốc gia.
-Mục đích của các trung tâm này đều thu nhập và cung cấp thông tin về thuốc chữa bệnh và tác hại của chất độc đối liên quan với sức khỏe con người.
Trước các yêu cầu trên một trung tâm Thông tin thuốc quốc gia về thuốc và chất độc phối hợp (Integrated Drug and Poison Information national centre) cần phải được thành lập .
1.2 . Sự phát triển của Thông tin thuốc trên thế giới 1.2.1.Hệ thống Thông tin thuốc tại các nước phát triển . * Mỹ
-Năm 1962, Trung tâm TTT đầu tiên tại trung tâm y tế Kentucky - Mỹ, đơ một bộ phận tách ra khỏi khoa Dược làm nhiệm vụ cung cấp TTT. ->dược sĩ ->một chuyên gia tư vấn thuốc .
139
- Sau đó lan rộng và hoàn thiện ở Mỹ mà còn ở các nước có nền y tế phát triển khác.
-Sang thập kỷ 70, tại nhiều nước đã hình thành hệ thống các trung tâm TTT từ trung ương đến địa phương.
*Tại Australia : trung tâm TTT đầu tiên được thành lập năm 1968 tại bệnh viện Royal Melbourne, Victoria , đến cuối thập kỉ 70, các trung tâm TTT đã được hình thành ở hầu hết các bệnh viện đa khoa địa phương .
- Quy mô của các trung tâm TTT phát triển, đối tượng phục vụ ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
1.2.2.Tại các nước có nền y tế đang phát triển
(các nước khu vực châu Á, châu Phi và một số nước châu Mỹ)
-Diễn ra muộn hơn. Cho đến những năm 80, được thành lập như Zimbabwe (1979) Costa Rica (1983), Hong Kong(1988) .
-Hoạt động còn chậm chạp và gặp nhiều khó khan:
- Tài chính được coi là một trong những khó khăn hàng đầu tại nhiều quốc gia.
- Sự thiếu hụt về CS vật chát, - Nguồn TL tham khảo
- nhân lực Thông tin thuốc còn thiếu
- Những khó khăn và bất cập trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn vẫn còn tồn tại.
1.2.3.Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á:
Mô hình lồng ghép thuốc và chất độc (Intergrated Drug and Poison Infor- mation National Center ) chức năng:
+Thu thập tổng hợp, đánh giá, phân loại các thông tin liên quan đến thuốc và sức khỏe:
+Triển khai hệ thống mạng máy tính tra cứu, phân tíhc tin nhanh chóng, chính xác;
+Cung cấp dịch vụ thông tin về thuốc và chất độc;
+Theo, thu thập các thông tin phản hồi, ADR, khuyết tật của thuốc từ các tuyến dưới và đưa ra cách xử lý.
1.2.4.Một số nét về thực trạng và xu hướng của hoạt động Thông tin thuốc hiện nay
- Đang có sự suy giảm .
+Tại Mỹ kể từ sau đỉnh cao phát triển năm 1986 với 127 /năm 2003 còn 89. Đến năm 2009, chỉ 75 còn hoạt động .
140
- Chức năng của các trung tâm TTT mở rộng. Thời gian dành cho hoạt động trả lời câu hỏi TTT giảm, các hoạt động khác tăng, đặc biệt công tác đào tạo.
- Số lượng câu hỏi nhận được có xu hướng giảm nhưng mức độ phức tạp tang. - Hoạt động mới phục vụ nhu cầu của cán bộ y tế, chưa hướng tới cộng đồng. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm :
- Nguồn tài liệu tham khảo ngày càng mở rộng với sự phát triển mạnh mẽ của các phần mềm TTT, các dữ liệu TTT trên mạng Internet và công cụ tra cứu PDA (Per- sonal Digital Assistant) tạo thuận lợi cho các cán bộ y tế và người sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin
- Kĩ năng tìm kiếm Thông tin thuốc của các cán bộ y tế ngày càng được đẩy mạnh. Họ có thể tự tìm kiếm câu trả lời cho nhiều câu hỏi hơn trước mà không cần đến sự trợ giúp của chuyên gia TTT