1.1. Vai trò của thông tin.
- Thông tin ngày nay đã trở thành 1 trong 4 nguồn lực cơ bản (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ Chương trình dự án nào.
+Tin lực IEC (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin, giáo dục và truyền thông. Không có việc gì để hoàn thành tốt lại không thể thiếu tin lực .
-Nguồn lực thông tin không chỉ có vai trò quan trọng trong các trong tất cả mọi lĩnh vực. Thông tin là loại tài sản vô hình trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và công nghệ ngự trị trong đời sống tất cả mọi lĩnh vực thì nguồn lực thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng.
-Những năm trước đây ở Viê ̣t Nam rất thiếu thô ng tin, kể từ các nguồn thông tin , thiếu hệ thông thống tổ chức thông tin,thiếu cơ chế thu thập và cung cấp thông tin.. và đã có trở ngại hoạt động kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật.
+Những năm gần đây tình hình hoạt động thông tin ở Viê ̣t Nam đã hoạt động hữu hiệu nhưng chưa có hệ thống, chưa phổ biến .
- Một tổ chức thông tin hoạt động hữu hiệu luôn là công cụ đắc lực để hoàn thành mục đích đề ra, là kho tàng tri thức của thế giới đã nắm được để sử dụng.
- Thông tin là quyền lợi cơ bản trong đời sông của con người được luật pháp ghi nhận đó là quyền được thông tin.
1.2. Phân loại thông tin :
Có nhiều cách phân loại thông tin:
119
Nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị Thông tin thuốc là trả lời câu hỏi Thông tin thuốc từ cán bộ y tế và bệnh nhân
Cơ sở dữ liệu là công cụ quan trọng giúp dược sĩ tra cứu, trả lời câu hỏi Thông tin thuốc.
- Nguồn thông tin cấp 1.
-Các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo chuyên môn, khóa luận, luận án
Ví dụ: British Medical Journal, American Journal of Health-system Pharmacists, Tạp chí Dược học…
-Xác định được cụ thể phương pháp nghiên cứu,kết quả nghiên cứu và các kết luận của tác giả.
Ưu điểm:
- Không có sự can thiệp, đánh giá của bên thứ hai nên thông tin chính xác, không mang tính chủ quan
- Nguồn thông tin phong phú và cập nhật liên tục. Hiện có khoảng 20.000 tạp chí y dược học trên toàn thế giới, chưa kể thông tin dưới dạng báo cáo khoa học
Nhược điểm:
- Thông tin chuyên sâu, thiếu tính khái quát đòi hỏi kỹ năng đánh giá y văn và thời gian tham khảo một khối lượng lớn các nghiên cứu hiện có về chủ để tương ứng để đưa ra kết luận chính xác.
- Khó khăn trong việc truy cập: chi phí truy cập .
- Nguồn thông tin cấp 2
- Hệ thống danh mục thông tin hoặc các bài tóm tắt thôntin thuốc từ nguồn thông tin cấp 1, sắp xếp theo các chủ đề nhất định.
Ví dụ: Cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống Cochrane, Pubmed/ Medline, EM- BASE…
Ưu điểm:
-Thông tin toàn diện hơn nguồn thông tin cấp 1.
-Truy cập CSDL dưới dạng điện tử nhanh chóng và dễ dàng. - Nguồn thông tin cập nhật.
Nhược điểm:
- Khi muốn tìm hiểu đầy đủ hơn một thông tin cụ thể, phải quay lại nguồn thông tin thứ 1 từ đó dẫn đến các vấn đề liên quan chi phí.
-Thuật ngữ sử dụng đa dạng, đòi hỏi phải có chiến thuật tìm kiếm toàn diện để có thể tra cứu được đầy đủ thông tin.
120
- Nguồn thông tin cấp 2 chủ yếu ở dạng tra cứu điện tử:được đưa lên mạng hoặc lưu trữ dưới dạng CD-ROM.
- Nguồn thông tin cấp 3
- Sách chuyên khảo, sách giáo khoa, các hướng dẫn điều trị chuẩn…
Ví dụ: Martindale, AHFS Drug information, Dược thư Quốc gia Viê ̣t Nam … - Được xây dựng bằng cách phân tích tổng hợp từ hai nguồn thông tin cấp 1 và cấp 2 để đưa ra thông tin khái nguồn thông tin cấp 1 và cấp 2 để đưa ra thông tin khái quát về 1 vấn đề.
Ưu điểm:
- Thông tin ngắn gọn, súc tích và có độ khái quát cao.
- Thuận tiện, dễ sử dụng và quen thuộc với hầu hết cán bộ y tế. Nhược điểm:
- Tính cập nhật chậm, thậm chí nếu có cập nhật cũng chỉ cập nhật một phần thông tin.
- Thông tin có thể không đầy đủ đơ giới hạn không gian trong khuôn khổ 1 quyển sách hoặc đơ việc tìm kiếm thông tin từ y văn của tác giả không đầy đủ.
- Phụ thuộc vào năng lực đánh giá và ý kiến đánh giá chủ quan của tác giả. - Khi cần tìm hiểu chính xác một thông tin cụ thể, phải quay lại nguồn thông tin ban đầu.
- Độ tin cậy và độ cập nhật của các nguồn thông tin
- Độ tin cậy: Cấp 3 > Cấp 2 > Cấp 1 - Độ cập nhật: Cấp 1 > Cấp 2 > Cấp 3
1.2.2. Phân loại theo lĩnh vực thông tin:
- Thông tin về sức khỏe. - Thông tin về thuốc. -Thông tin dân số .
- Thông tin về kinh tế, thương mại …
1.2.3. Phân loại theo tính chất của thông tin.
-Thông tin cơ bản (Basic information) : số liệu về đất nước, về con người,tài nguyên, khí hậu…
-Thông tin cấu trúc ( Structrue information) số liệu về tổ chức bộ máy, về các cấu tử cần thiêt…
-Thông tin về quá trình ( Process information) Số liệu về cơ chế hoạt động, quy trình hoạt động.
121
1.2.4. Phân loại theo mục tiêu của dữ liệu.
- Thông tin về cơ sở sản xuất.
- Thông tin về phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse drug reactions – ADR) - Thông tin cho từng loại đối tượng: Người có chuyên môn, quần chúng, - V..v..
2. Thông tin thuốc
2.1.Sự cần thiêt hoạt động Thông tin thuốc
Sự phát triển của tư nhân hóa các di ̣ch vu ̣ y tế: cả đơn vi ̣ y tế công lâ ̣p và tư nhân đều cần thông tin thuốc.
Sự cần thiết của thông tin chuyên nghiê ̣p để giảm chi phí điều tri ̣ và triển khai điều tri ̣ hiê ̣u quả/kinh tế.
Di ̣ch vu ̣ cung cấp thông tin thuốc đô ̣c lâ ̣p và có tổ chức là yếu tố sống còn để cân bằng với các nguồn thông tin nhiễu và sai lê ̣ch về thuốc
2.2. Định nghĩa
“Thông tin thuốc ” (Drug Information) có thể hiểu một cách đơn giản là các thông tin gắn liền với thuốc, bắt đầu được đề cập nhiều vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa:
“Thông tin thuốc ” (Drug information) là cung cấp một cách tổng quan về các vấn đề xác đáng liên quan đến thuốc dựa trên các nguyên tắc và điều luật cụ thể. Bên cạnh đó, Thông tin thuốc tại các cơ sở điều trị còn giúp cho các cán bộ y tế nắm bắt các thông tin về thuốc mới, văn bản về dược, các phản ứng phụ của thuốc cập nhật.
Thuật ngữ Thông tin thuốc (TTT) những năm gần đây đã được đưa vào giảng dạy tại các trường Y - Dược Việt Nam và được đặt vào những ngữ cảnh cụ thể kèm theo khái niệm dược lâm sàng:
- Liên quan đến dược sĩ - bác sĩ và người sử dụng thuốc, những đối tượng chính của TTT trong các bệnh viện (BV).
- Liên quan đến các địa điểm diễn ra hoạt động Thông tin thuốc . +Trung tâm, dịch vụ, thực hành
- Liên quan đến đến năng lực Thông tin thuốc: Chức năng, kĩ năng.
Điều này có nghĩa là nói đến Thông tin thuốc là nói đến vai trò chuyên môn hóa của người dược sĩ cũng như nói đến một hệ thống thông tin hoạt động với các chức trách chuyên biệt.
2.3.Tầm quan trọng của Thông tin thuốc (Drug Information).
Thông tin thuốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin, Thông tin thuốc đang có sự phát triển cả về số lượng cũng như chiều sâu. Rất nhiều nguồn dữ liệu Thông
122
tin thuốc khác nhau đã ra đời phục vụ công tác tra cứu trong thực hành lâm sàng. Các cơ sở dữ liệu này có vai trò lưu trữ và cập nhật các thông tin về nhiều lĩnh vực, bao gồm cả an toàn thuốc. Thông tin trong các cơ sở dữ liệu là cơ sở để nhân viên y tế nhận định phản ứng có hại xảy ra. Việc đánh giá kịp thời, chính xác thông tin về phản ứng có hại của thuốc, các biện pháp dự phòng và xử trí có ảnh hưởng tích cực đến kết quả điều trị của người bệnh.
Thông tin thuốc là một vấn đề được coi trọng hàng đầu nhằm hướng tới sử dụng thuốc một cách an toàn và hợp lý trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người.
i.Thông tin thuốc cung cấp thông tin cập nhật mới nhất và phổ dụng nhất . Trang tin điện tử Drugs.com là một nguồn thông tin cung cấp miễn phí, chính xác các thông tin liên quan đến 24.000 loại thuốc kê đơn (prescription drugs), Thuốc bán không cần toa (over-the-counter medicines) và các sản phẩm tự nhiên.
ii. Thông tin thuốc cung cấpcho chúng ta phạm vi nghiên cứu và tra cứu các Thông tin thuốc chuẩn và sát đích tìm kiếm, các thông tin có sẵn phù hợp cho cả người tiêu dùng và cho cả những người chăm sóc y tế .
Cơ sở dữ liệu về Thông tin thuốc (Drug Information Database) với hàng ngàn loại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm các tác dụng phụ tiềm tàng và vấn đề tương tác giữa thuốc với thuốc và thuốc với thực phẩm ngoài ra, chúng ta còn có thể lấy Thông tin thuốc từ Thư viện y học quốc gia (Mỹ) hoặc Viện Sức khỏe của Quốc gia (U.S. National Library of Medicine and the National Institutes of Health)
Website của American Society of Health-System Pharmacists (ASHP) với 24.000 loại thuốc kê toa và không cần kê toa để tham khảo
Tổ chức ASHP là một hội nghề nghiệp tầm quốc gia gồm 30.000 thành viên, gồm có dựợc sĩ, bác sĩ, và nhân viên y tế khác trong bệnh viện, trong lĩnh vực chăm sóc dược từ xa và chăm sóc tại gia đình. Nhiệm vụ của ASHP là hỗ trợ các dược sĩ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nguồn dữ liệu ở đây chứa hơn 2.000 bài chuyên khảo đầy đủ và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị bao phủ 110.000 thuốc đã thử nghiệm và thương mại hóa ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đang dùng.
Thông tin thuốc của AHFS Drug Information là cơ sở dữ liệu đầu tiên và Thông tin thuốc , cung cấp thông tin dựa trên các bằng chứng khoa học sử dụg thuốc an toàn và hợp lý. Các công trình nghiên cứu gồm tương tác thuốc, tác dụng có hại của thuốc, thận trọng và độc tính học, chỉ định điều trị,....
Hơn 50 năm qua, Hệ thống Thông tin thuốc AHFS Drug Information đã chưa đựng hàng ngàn phiên bản sửa đổi, chỉnh sửa chính xác, cập nhật để giúp chúng ta đưa ra những khuyến cáo hoặc sử dụng điều trị cho bệnh nhân hiệu quả. Các thông tin hàm chứa từ y văn và các lời khuyên của các chuyên giavà các nhà y học, thầy thuốc, dược
123
sĩ đề nghị. Với hơn 10.000 sản phẩm thuốc, công trình nghiên cứu, bao gồm: tương tác thuốc, tác dụng có hại của thuốc, độc tính, quan điểm điều trị, liều đặc hiệu, chỉ định dùng, chế phẩm, thông tin hóa học, tính ổn định của thuốc, dược lý học, dược động học, chống chỉ định và nhiều thông tin khác.
2.4. Vai trò và Y nghĩa của Thông tin thuốc 2.4.1. Vai trò của Thông tin thuốc
Một sản phẩm thuốc được coi là thuốc dùng để chữa bệnh cho người chỉ khi nào nó đảm bảo đủ hai yếu tố cấu thành, đó là sản phẩm đó phải có hoạt tính dược lý lâm sàng và phải có thông tin đi kèm về công dụng, cách sử dụng. Nói cách khác TTT là những thông tin gắn liền với thuốc. Nếu ta có một sản phẩm thuốc mà không có thông tin đi kèm được biết trước (từ các nguồn thông tin khác nhau) thì không ai dám sử dụng nó cho người bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Để nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, có một định nghĩa về thuốc theo công thức:
D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) Thuốc = Dược chất + Thông tin
-Thông tin thuốc là một trong những hoạt động của Dược lâm sàng và là một lĩnh vực của “Chăm sóc dược khoa” (giám sát, kê đơn hợp lý, tham vấn sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc, Thông tin thuốc ,...). Nguời dược sĩ dù ở cương vị nào, trực tiếp trên lâm sàng hay không phải có kiến thức thông tin về thuốc và có trách nhiệm cung cấp thông tin về thuốc. Riêng đối với dược sĩ lâm sàng (Clinical pharmacist) phải đồng thời là người tư vấn về Thông tin thuốc (Drug Information).
Đồng thời, thông tin về an toàn thuốc liên tục được cập nhật dựa trên kết quả các nghiên cứu lâm sàng cũng như qua việc giám sát thuốc sau khi được đăng ký lưu hành trên thị trường giúp cho các nhân viên y tế nắm bắt các thông tin mới nhất về an toàn thuốc. Các thông tin này là cơ sở để nhân viên y tế đưa ra các quyết định sử dụng thuốc phù hợp với thực tế lâm sàng tại cơ sở điều trị. Nhiệm vụ tư vấn cho thầy thuốc trong việc kê đơn và điều trị này của đơn vị thông thuốc đã được đề cập trong Công văn số 10766/YT-ĐTr ngày 13/11/2003 của Vụ Điều trị (nay là Cục Quản lý Khám, chữa bệnh). Thông tư số 13/2009/TT-BYT ban hành ngày 01/09/2009 cũng đã nêu rõ nhiệm vụ cung cấp Thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện của đơn vị Thông tin thuốc. Công việc này sau đó đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của dược sĩ lâm sàng, quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện. Với vai trò như là cầu nối đưa thông tin, dược sĩ lâm sàng có trách nhiệm cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin
124
Cảnh giác dược gửi đến nhân viên y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử.
2.4.2.Ý nghĩa của Thông tin thuốc
-Thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu; là nguồn lực không thể thiếu, là chìa khóa để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
-Việc tiếp cận và cập nhật thông tin y dược để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe là điều không thể thiếu trong thực hành lâm sàng và ngay tại các nhà thuốc.
Thông tin thuốc là một trong những hoạt động của Dược lâm sàng và là một lĩnh vực của “Chăm sóc dược khoa” (giám sát, kê đơn hợp lý, tham vấn sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc, Thông tin thuốc,...).
Một sản phẩm thuốc được coi là thuốc dùng để chữa bệnh cho người chỉ khi nào nó đảm bảo đủ hai yếu tố cấu thành, đó là sản phẩm đó phải có hoạt tính dược lý lâm sàng và phải có thông tin đi kèm về công dụng, cách sử dụng. Nói cách khác TTT là những thông tin gắn liền với thuốc. Nếu ta có một sản phẩm thuốc mà không có thông tin đi kèm được biết trước (từ các nguồn thông tin khác nhau) thì không ai dám sử dụng nó cho người bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2.5.Dược sỹ và Thông tin thuốc
Đơ được đào tạo chuyên môn liên quan đến thuốc, người dược sĩ có vai trò chính yếu và quan trọng trong công tác Thông tin thuốc. Họ là người không ngừng cập nhật thông tin để cung cấp Thông tin thuốc mới cho đối tượng cần đến. Tại các cơ sở điều trị, người dược sĩ không những cung cấp thông tin mà còn có tránh nhiệm huấn luyện đào tạo, giáo dục kiến thức về Thông tin thuốc. Thông tin thuốc cung cấp từ người dược sĩ có thể theo 2 cách:
- Cung cấp thông tin theo kiểu phản ứng: được hỏi và trả lời về một chuyên đề nào đó.
- Cung cấp thông tin theo kiểu hỗ trợ: không cần được hỏi vẫn cung cấp thông